MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHÉ RỦI RO TÍN DỤNG ĐTPT TẠI CHI NHÁNH NHPT VĨNH LONG

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG đầu tư PHÁT TRIỂN tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VĨNH LONG (Trang 75 - 87)

4.4.1 Những giải pháp liên quan đến Chính phủ trong việc ban hành chính sách tín dụng ĐTPT

4.4.1.1 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát NHPT VN

5.316 Trong thời gian qua, việc kiểm tra giám sát cho vay vốn tín dụng ĐTPT trên địa bàn Vĩnh Long chủ yếu là kiểm tra nội bộ (do Hội sở chính kiểm tra) nên chưa đảm bảo tính khách quan và do giới hạn về nhân sự nên công tác kiểm tra chưa được thường xuyên và chặt chẽ. Do đó, để khắc phục tình trạng trên đồng thời đảm bảo việc cho vay vốn tín dụng ĐTPT đúng chủ trương mà Chính phủ đã đề ra, Chính phủ cần xem xét và giao cho các Bộ, ban, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động cho vay tín dụng ĐTPT của NHPT VN.

5.317 Mục đích của việc kiểm tra nhằm sớm phát hiện những sai sót và những bất cập trong quá trình thực thi chính sách tín dụng ĐTPT để có hướng khắc phục kịp thời. Mặt khác, thông qua kết quả kiểm tra thực tế là cơ sở để Bộ, ban, ngành có liên quan trình Chính phủ hoàn thiện chính sách cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước ngày càng hiệu quả hơn.

4.4.1.2 Đẩy nhanh tiến độ xử lý rủi ro và cho phép NHPT VN chủ động trong việc xử lý rủi ro

5.318 - Đẩy nhanh tiến độ xử lý rủi ro

5.319 Điểm khác biệt lớn nhất của chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước so với chính sách tín dụng của NHTM là chính sách tín dụng ĐTPT cho vay các dự án mà các NHTM rất hạn chế cho vay hoặc không muốn cho vay vì khả năng thu hồi vốn thấp, rủi ro cao. Hay nói cách khác là chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước chấp nhận những dự án có mức độ rủi ro cao. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ do các nguyên nhân khách quan như bị thiên tai, dịch bệnh....và sau khi chủ đầu tư cố gắng tìm biện pháp khắc phục nhưng không thể trả được nợ một phần hoặc toàn bộ nợ vay thì Chính phủ cần khẩn trương xem xét xóa lãi, xóa một phần nợ gốc hoặc toàn bộ nợ gốc, mức độ xử lý tùy theo mức độ tổn thất nghiêm trọng của từng dự án.

5.320 Việc đẩy nhanh tiến độ xử lý rủi ro (xóa lãi, xóa một phần hoặc toàn bộ nợ gốc) của Chính phủ không những giúp cho các chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án có điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống mà còn có tác dụng kích thích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích đầu tư, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, trong thời gian qua trình tự xử lý rủi ro còn quá phức tạp và tiến độ thực hiện rất chậm. Do đó, Chính phủ cần xem xét giảm bớt một số thủ tục và tăng cường phân quyền cho cấp dưới để đẩy nhanh tiến độ xử lý rủi ro.

5.321 - Cho phép NHPT VN chủ động trong việc xử lý rủi ro 5.322 • Nguồn vốn để xử lý rủi ro:

5.323 Để đảm bảo đủ nguồn vốn và tạo thế chủ động trong việc xử lý rủi ro, Chính phủ cần cho phép NHPT Việt Nam chủ động trong việc phân loại dư nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro và thu hồi nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước (hiện nay là Quyết định số 463/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về việc phân loại dư nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng).

5.324 Để đảm bảo việc phân loại và trích lập quỹ dự phòng rủi ro của NHPT thực hiện đúng quy định, Chính phủ cần giao cho Ngân hàng nhà nước hướng dẫn, kiểm tra giám sát và báo cáo Bộ tài chính trình Chính phủ.

5.325 • Điều chỉnh về thẩm quyền xử lý rủi ro:

5.326 Nhằm để giảm bớt thời gian và đẩy nhanh tiến độ xử lý rủi ro, Chính phủ cần điều chỉnh về thẩm quyền xử lý rủi ro, cụ thể như sau:

5.327 Đối với NHPT VN: Trước mắt, NHPT VN được phép xem xét và quyết định gia hạn nợ tối đa đối với từng dự án bằng 1/3 thời hạn cho vay đã ghi trong hợp đồng tín dụng ký lần đầu tiên. Định kỳ 1-3năm, Bộ tài chính cần kiểm tra về tình hình xử lý rủi ro của NHPT VN.

Nếu xét thấy NHPT VN thực hiện đúng các quy định về xử lý rủi ro thì Bộ tài chính sẽ trình Chính phủ cần tăng dần thẩm quyền xử lý rủi ro cho NHPT VN, có thể cho phép NHPT VN xem xét và quyết định khoanh nợ, xoá lãi đối với các dự án nhóm C.

5.328 Đối với Bộ tài chính: Định kỳ từ1-3 năm, Chính phủ cần kiểm tra về tình hình xử lý rủi ro của Bộ tài chính. Nếu xét thấy Bộ tài chính thực hiện đúng các quy định về xử lý rủi ro thì trình Chính phủ cũng cần tăng dần thẩm quyền xử lý rủi ro cho Bộ tài chính, có thể cho phép Bộ tài chính xem xét và quyết định xóa nợ gốc đối với các dự án nhóm C.

4.4.2 Những giải pháp liên quan đến NHPT Việt Nam

4.4.2.1 Cần phát huy hiệu quả của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro

5.329 Tại Hội sở chính đã có trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro nhưng hoạt động của trung tâm này còn một số hạn chế nên hiệu quả hoạt động của trung tâm chưa cao. Tại Chi nhánh đã hình thành tổ xử lý rủi ro nhưng hoạt động của tổ này chưa đảm bảo tính chuyên nghiệp, tính khách quan trong việc xử lý rủi ro cũng như những kiến thức về luật pháp trong việc giải quyết các tranh chấp còn hạn chế nên hiệu quả công tác xử lý rủi ro chưa cao.

5.330 Để hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro ngày càng được nâng cao, góp phần làm cho Chi nhánh và toàn hệ thống hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro phải thường xuyên cập nhật thông tin phòng ngừa rủi ro, nghiên cứu các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành liên quan đến việc cho vay, xử lý rủi ro và nhanh chóng hướng dẫn cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống. Các văn bản phải đảm bảo được tính thống nhất và tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, để tiếp thu các văn bản do trung tâm hướng dẫn một cách nhanh chóng, bản thân Chi nhánh phải tự nghiên cứu và cập nhật các văn bản pháp luật mới chứ không trông chờ, ỷ lại vào sự hướng dẫn của

trung tâm.

- Thành lập tổ xử lý rủi ro khu vực do Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro quản lý. Nhiệm vụ của bộ phận này là phối hợp với các Chi nhánh trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đối với các dự án có nợ khó đòi đồng thời hỗ trợ cho các Chi nhánh trong việc giải quyết các tranh chấp, xử lý tài sản thế chấp hoặc khởi kiện ra toà khi các chủ đầu tư vi phạm hợp đồng. Khi bộ phận này được thành lập sẽ góp phần hỗ trợ cho Chi nhánh NHPT Vĩnh Long cũng như các Chi nhánh khác giảm thiểu được rủi ro bởi vì:

5.331 + Bộ phận này hoạt động độc lập với các Chi nhánh nên việc xử lý sẽ mang tính khách quan, khắc phục được tình trạng nể nang trong việc thu hồi nợ.

5.332 + Bộ phận này chuyên về việc xử lý rủi ro nên có kinh nghiệm và kiến thức pháp luật sâu rộng về việc xử lý rủi ro.

5.333 + Do bộ phận xử lý rủi ro được bố trí trong khu vực nên có thể hỗ trợ cho Chi nhánh kịp thời trong việc xử lý rủi ro.

5.334 + Do mỗi khu vực có đặc điểm về phong tục tập quán, điều kiện khác nhau nên việc thành lập bộ phận xử lý rủi ro khu vực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc tập trung một đầu mối xử lý rủi ro tại Hội sở chính.

4.4.2.2 NHPT VN cần tạo tính chủ động cho Chi nhánh

5.335 Để việc cho vay vốn tín dụng ĐTPT được kịp thời, nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các chủ đầu tư cũng như có biện pháp kịp thời xử lý các rủi ro, góp phần hạn chế những tổn thất có thể xảy ra, NHPT VN cần tạo tính chủ động cho các Chi nhánh trên các lĩnh vực sau:

- Theo quy định, cấp nào quyết định cho vay thì cấp đó có thẩm quyền xem xét và xử lý rủi ro đối với các trường hợp điều chỉnh mức trả nợ, gia hạn nợ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc xử lý rủi ro được kịp thời nhanh chóng, NHPT VN cần tạo tính chủ động cho Chi nhánh trong việc xử lý các dự án trên địa bàn do Chi nhánh quản lý (trừ những dự án nhóm A, những dự án đặc biệt khác).

- Để việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay nhanh chóng, thu hồi nợ kịp thời, NHPT VN cho phép các Chi nhánh được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành và được quyền khởi kiện ra toà khi chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, không cần phải xin ý

kiến của Tổng giám đốc.

4.4.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ

5.336 Quá trình thực hiện cho vay không thể tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra. Vì vậy, cần phải hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát nội bộ để sớm phát hiện những sai sót nhằm kịp thời xử lý, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

5.337 Để góp phần giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, trong thời gian tới cần phải thực hiện các biện pháp sau:

5.338 * Đối với NHPT VN:

- Hiện nay, tại Hội sở chính đã có Ban kiểm tra giám sát nội bộ nhưng do nhân sự có hạn và có những cách biệt về vị trí địa lý nên việc kiểm tra giám sát nội bộ không được thường xuyên, không thể kiểm tra hết tất cả các Chi nhánh, khô ng thể phát hiện và giải quyết hết kịp thời những sai sót xảy ra. Vì thế việc thành lập bộ phận kiểm tra giám sát khu vực sẽ khắc phục được tình trạng trên.

- Thông qua việc kiểm tra của bộ phận kiểm tra của các khu vực, hằng năm, NHPT VN cần thống kê và tổng kết các lỗi mà các Chi nhánh hay gặp phải và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm chung cho toàn hệ thống. Nhờ đó, mà hiệu quả công tác cho vay ngày càng được hoàn thiện hơn.

- Để việc kiểm tra kiểm soát mang lại tính hiệu quả cao, NHPT VN cần sớm xây dựng quy trình kiểm tra kiểm soát nội bộ thống nhất chung cho toàn hệ thống.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn hệ thống 5.339 * Đối với Chi nhánh NHPT Vĩnh Long:

- Cần chủ động trong công tác tự kiểm tra, giám sát.

- Thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng

- Cần thay đổi cách thức kiểm tra bằng cách kiểm tra hồ sơ trước khi giải ngân thay vì kiểm tra hồ sơ sau khi hoàn thành việc giải ngân.

- Cần quy định rừ trỏch nhiệm đối với cỏn bộ kiểm tra giỏm sỏt, cú chế độ khuyến khớch thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra giám sát.

4.4.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống NHPT VN

5.340 Đối với bất kỳ tổ chức tín dụng nào thì vấn đề nhân lực bao giờ cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu và quyết định đến kết quả hoạt động của tổ chức tín dụng đó. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc có nhiều nhân lực thì kết quả sẽ cao hơn mà thực tế cho thấy nhiều tổ chức tín dụng có số lượng nhân lực ít hơn nhưng vẫn có hiệu quả cao. Do đó, vấn đề quan trọng đặt ra là cần phải chú trọng về chất lượng hơn là số lượng. Đối với hoạt động cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng vậy, để góp phần hạn chế rủi ro với mức thấp nhất, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó cần chú trọng đến chất lượng cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức sâu, rộng về các vấn đề sau:

- Quy chế, quy trình cho vay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân và giám sát tín dụng sau khi đã hoàn thành việc giải ngân.

- Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng.

- Khả năng phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các biện pháp xử lý cơ bản.

- Kiến thức về kinh tế, luật pháp và các chính sách liên quan đến quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, phát mại tài sản...

- Trình độ ngoại ngữ và tin học.

5.341 Ngoài ra, cán bộ còn phải có đạo đức trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Việc cán bộ không đáp ứng tốt những yêu cầu cơ bản trên có thể dẫn đến những sai lầm khi cấp các khoản tín dụng, cũng như sai sót trong khi quản lý, giám sát rủi ro tín dụng, dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, khả năng thu hồi vốn thấp, gây thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.

5.342 Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cũng như chất lượng tín dụng trong hệ thống NHPT VN, cần phải chú trọng đến các vần đề sau:

5.343 Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự

5.344 Để có thể lựa chọn được những người thực sự phù hợp với công việc được giao thì đòi hỏi công tác tuyển dụng phải đảm bảo mang tính khách quan:

5.345 + Trước hết thông tin tuyển dụng phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như TV, báo đài... trong một khoảng thời gian hợp lý để thu hút nhiều người

đến dự thi. Qua đó sẽ lựa chọn những người có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với trí tuyển dụng.

5.346 + Chú trọng tuyển dụng những ứng viên học đại học chính quy và ngành học phải phù hợp với vị trí tuyển dụng, tránh tình trạng tuyển dụng vào sau đó đào tạo lại cho phù hợp với vị trí tuyển dụng.

5.347 + Việc tổ chức thi và xét tuyển phải đảm bảo công khai và công bằng.

5.348 Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nâng cao trình độ

5.349 Ngày nay, tất cả các lĩnh vực đều thay đổi nhanh chóng nên những kiến thức đã học ở sách vỡ, ở nhà trường nhanh chóng trở nên lạc hậu. Do đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đòi hỏi cán bộ tín dụng nói riêng và tất cả cán bộ nói chung phải thường xuyên cập nhật kiến thức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Để đáp ứng yêu cầu này, Chi nhánh NHPT Vĩnh Long cũng như NHPT VN tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cập nhật kiến thức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các hình thức sau:

5.350 + Có chế độ khuyến khích, động viên sự tự thân học tập của cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn và dài hạn bên ngoài như học ngoại ngữ, văn bằng 2, cao học...

5.351 + Trong hệ thống cần phải thừơng xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ trong toàn hệ thống.

5.352 Có chế độ đãi ngộ hợp lý

5.353 Để thu hút được những cán bộ giỏi có trình độ cao làm việc lâu dài thì cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hiệu quả công việc và lợi ích của cán bộ. Những lợi ích này bao gồm lợi ích kinh tế và phi kinh tế (phát triển cá nhân, điều kiện làm việc...) thông qua chính sách tiền lương và thưởng, bố trí và sử dụng hợp lý cán bộ trên cơ sở năng lực và nhu cầu sử dụng lao động đảm bảo đúng người đúng việc để phát huy tối đa sở trường của từng cán bộ, tạo dựng môi trường làm việc bình đẳng, tạo được sự phối hợp tích cực giữa những các chuyên viên, giữa chuyên viên với cán bộ lãnh đạo.

4.4.5 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

5.354Xu hướng hiện nay, các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT là những dự án rất phức

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến rủi RO tín DỤNG đầu tư PHÁT TRIỂN tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VĨNH LONG (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w