Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Ngô Quyền

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng ngô quyền (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.4. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Ngô Quyền

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Xây dựng Ngô Quyền đã khẳng định được thương hiệu và uy tín đối khách hàng và các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực Xây dựng các công trình và kinh doanh vật liệu Xây dựng.

Công ty Cổ phần Xây dựng Ngô Quyền đã thực hiện khá tốt chức năng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng. Doanh thu năm sau tăng hơn năm trước, thị trường ngày càng mở rộng, kinh doanh vẫn đảm bảo có lãi và đặc biệt lợi nhuận hàng năm đều có chiều hướng tăng lên mặc dù trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Công ty đã xây dựng cho mình một cơ cấu lao động ổn định về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ lao động có trình độ và tay nghề ngày một tăng, điều này đảm bảo cho sự phát triển của Công ty. Thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện và ổn định hơn. Người lao động ngày càng gắn bó với Công ty.

Công tác quản trị doanh nghiệp đã có những bước chuyển biến đáng kể như đào tạo bồi dưỡng từ cán bộ quản lý đến từng nhân viên nhằm nâng cao trình độ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, nghiên cứu thị trường và phát triển mẫu mã hàng hóa phù hợp với yêu cầu của khách hàng, từng bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao HQKD. Mặt khác Công ty không ngừng hoàn thiện, điều chỉnh và sửa đổi nội quy, quy chế phù hợp với thực tiễn hoạt động giúp công tác điều hành có hiệu quả và người lao động dễ thực hiện.

Công ty đã không ngừng tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần bảo toàn, gia tăng vốn và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

Công ty thực hiện đầu tư theo phương thức cuốn chiếu, đầu tư đến đâu khai thác đến đó, nhanh chóng hoàn vốn để tiếp tục đầu tư những thiết bị, công nghệ, hiện đại hơn. Công ty luôn tăng cường khai thác công suất của máy móc thiết bị, huy động tối đa các tài sản cố định vào sản xuất, hạn chế lãng phí gây ứ đọng vốn.

Từ sau khi cổ phần hoỏ, Cụng ty đó quy rừ trỏch nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban, chi nhánh, xí nghiệp trong việc sử dụng tài sản của mình. Đảm bảo tài sản cố định được sử dụng đúng mức có hiệu quả, tránh lãng phí.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế

Tuy sản xuất kinh doanh đã đạt được một số hiệu quả nêu trên, song so với yêu cầu và tiềm năng thì cũng còn những hạn chế cụ thể như sau:

- Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty chưa tốt.

Mặc dù qua các năm Công ty rất cố gắng để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên, cùng với việc tăng doanh thu thì chi phí cũng tăng, thậm chí còn tăng ở mức độ cao hơn, vì vậy lợi nhuận của doanh nghiệp thường không tăng nhiều.

- Về công tác sử dụng vốn của Công ty còn những hạn chế đây là điều không loại trừ bất kỳ một doanh nghiệp nào. Ra đời từ cơ chế cũ, được Nhà nước bao cấp cả đầu vào lẫn đầu ra, chịu trách nhiệm về vấn đề lỗ lãi nên vấn đề quản lý hiệu quả vốn bị xem nhẹ. Khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã phải thay đổi nhiều mặt để thích ứng trong môi trường mới nhưng vẫn không tránh khái những nhược điểm của thói quen cũ. So với quy mô doanh nghiệp và khả năng về vốn hiện có thì hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa cao.

Hiệu quả sử dụng vốn nói chung còn chưa hợp lý. Tuy có nhiều chỉ tiêu tăng nhanh qua các năm nhưng qua phân tích trên đây chúng ta có thể thấy mức tăng vẫn chưa ổn định, vững chắc. Việc sử dụng vốn lưu động còn thấp,

công tác thu hồi công nợ kém. Một bộ phận vốn lưu động của Công ty bị khách hàng chiếm dụng. Bên cạnh đó công tác xác định nhu cầu vốn lưu động còn chưa hợp lý, việc xác định lượng vật tư dự trữ còn làm chưa tốt dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản lưu động, điều này gây ra tình trạng ứ đọng vốn là một vấn đề rất đáng quan tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc sử dụng vốn cố định mang lại hiệu quả chưa cao. Mặc dù Công ty có đầu tư mua sắm máy móc thiết bị nhập ngoại nhưng hiện nay chưa khai thác hết được hiệu quả của các loại máy móc thiết bị đó.

- Một số nội quy, quy định của Công ty, nhưng nhiều cán bộ công nhân viên vẫn chưa thực hiện nghiêm chỉnh nhất là các nội quy, quy định về tiết kiệm sử dụng điện, điện thoại, nước và thực hiện giữ vệ sinh nơi làm việc.

- Công tác đào tạo nâng cao trình độ thời gian qua của Công ty chưa thật sự đạt hiệu quả cao, ý thức tự phấn đấu nâng cao tay nghề của nhiều cán bộ công nhân viên chưa cao làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc.

- Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty trong những năm qua đã mang lại hiệu quả nhưng chưa thật sự cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại

* Nguyên nhân chủ quan:

Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn một số tồn tại nêu trên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của những tồn tại trong nội bộ Công ty là:

Một là do hạn chế về công tác tổ chức và trình độ quản lý:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng bộ máy tổ chức Công ty chưa hoàn chỉnh, công tác quản trị điều hành còn nhiều bất cập nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động.

- Cơ chế quản lý còn chưa được cải tiến kịp thời để phù hợp với hoạt động của Công ty trong tình hình mới. Trình độ cán bộ quản lý chưa được nâng lên đúng tầm đòi hỏi của thực tế sản xuất kinh doanh, nhiều cán bộ quản lý chưa được đào tạo bài bản và có hệ thống.

Hai là do hạn chế về nguồn nhân lực:

- Tổng số lao động của Công ty qua các năm không tăng, điều này thể hiện Công ty chưa Xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực, một trong yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển về quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Tư duy, trình độ cán bộ công nhân viên còn bất cập với hoạt động trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế.

Nhiều cán bộ được đào tạo chưa đúng với ngành nghề, do đó chưa phát huy được thế mạnh trong sản xuất kinh doanh.

Ba là do hạn chế về năng lực quản lý tài chính:

- Công tác quản lý và sử dụng vốn còn yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý chưa phát huy hết khả năng, trình độ quản lý của họ. Hoạt động quản lý còn thiếu tính đồng bộ, còn lỏng lẻo trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải có trình độ chuyên môn cao, nắm vững kiến thức về khoa học quản lý, có trình độ về ngoại ngữ. Tuy nhiên, ở Công ty Cổ Xây dựng Ngô Quyền trong những năm vừa qua công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý chưa thật sự được chú trọng, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng còn mang tính tự phát, phân tán.

Chưa thường xuyên tổ chức được các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các cuộc hội thảo trao đổi và rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.

- Việc sử dụng vốn không cân đối tốt dẫn đến cơ cấu nguồn vốn thiếu hợp lý, công nợ thu hồi không tốt… dẫn đến tỷ trọng vốn lưu động tăng

nhanh trong cơ cấu nguồn vốn. Kết cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ắc quy các loại như Công ty, với nhiều giai đoạn, sử dụng nhiều công nghệ sản xuất nên cần sử dụng lượng vốn lớn, trong đó vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, tuy nhiên xem xét cơ cấu vốn của Công ty thì tỷ trọng vốn lưu động luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn. Bên cạnh đó, xét trong tổng nguồn vốn cơ cấu nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu điều này đặt ra gánh nặng nợ, khả năng thanh toán gây ra nguy cơ rủi ro tài chính cao.

Bốn là do hạn chế năng lực tổ chức kinh doanh:

- Đầu tư cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và dự báo thị trường chưa thoả đáng nên đã không chủ động được nguồn hàng có tính chiến lược

- Công tác tìm kiếm và đàm phán với các đối tác cung cấp hàng hoá chưa được chú trọng đúng mức nên chưa khai thác được nguồn hàng ổn định với chất lượng cao, giá thành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chi phí đầu vào chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Công tác tiếp thị mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế. Chưa xây dựng được chương trình tiếp thị một cách khoa học, có chiều sâu nên đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh. Điều này còn ảnh hưởng lớn đến công tác đa dạng và phát triển các mặt hàng kinh doanh.

* Nguyên nhân khách quan

Những mặt còn tồn tại của Công ty ngoài nguyên nhân chủ quan còn có các nguyên nhân khách quan như sau:

- Một trong các vấn đề kinh tế vĩ mô trong những năm vừa qua là tình hình lạm phát gia tăng, tín dụng ngân hàng thu hẹp, khủng hoảng kinh tế kéo giá vật tư đầu vào tăng cao, gây khó khăn trong việc tính toán chi phí và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của

Công ty.

- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mới phát triển còn non kém, mức độ ổn định chưa cao, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình kinh tế toàn cầu, chứa đựng nhiều cơ hội cũng như thách thức. Như lạm phát tăng, biến động tỷ giá thất thường ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn.

Tóm lại, tuy có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng Công ty Cổ phần Xây dựng Ngô Quyền vẫn còn nhiều hạn chế làm sự phát triển của Công ty chưa thực sự đúng tầm. Một số nguyên nhân khó có thể khắc phục được, nhưng bên cạnh đó có những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của Công ty, đòi hỏi Công ty cần có những biện pháp giải quyết kịp thời.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NGÔ QUYỀN

GIAI ĐOẠN 2016-2020

3.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng ngô quyền (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w