Điều kiện về kinh tế - xã hội 1. Dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá một số nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường biển do dầu tại tỉnh thanh hóa (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HểA

2.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 1. Dịch vụ du lịch

Thanh Hoá có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái…

21

- Về tài nguyên du lịch tự nhiên: “Thanh Hoá có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến-Hoằng Hóa, Hải Hoà-Tĩnh Gia,... Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là dài, độ dốc thoải, cát trắng mịn, nước trong... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí. Bên cạnh những bãi tắm đẹp là những thắng cảnh như Hòn Trống Mái, đền Độc Cước, Đền Cô Tiên ở Sầm Sơn... Ngoài khơi có các đảo như Hòn Nẹ, Hòn Mê,... làm cho các tuyến du lịch ven biển thêm phần hấp dẫn. Hiện nay, bãi biển Sầm Sơn đã được khai thác với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Các bãi biển khác hầu như vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ với môi trường thoáng đãng, trong lành và đang được đầu tư xây dựng như : Hải Tiến, Hải Hòa…”. (Website://thanhhoa.gov.vn/)

Thanh Hoá còn có nhiều hang động đẹp gắn với các truyền thuyết như Động Từ Thức (Nga Sơn), động Hồ Công (Vĩnh Lộc), động Tiên Sơn (TP.

Thanh Hoá). Vườn quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, khu sinh thái Hàm Rồng, vườn cò Tiến Nông, thắng cảnh Cửa Hà (Cẩm Thuỷ), suối cá thần Cẩm Lương... là những tài nguyên du lịch sinh thái quý giá.

- Về tài nguyên du lịch nhân văn: Thanh Hoá là miền đất văn hoá rất lâu đời. Các nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đa Bút… cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh hùng hào kiệt, các danh nhân như: Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ... đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo ở quy mô quốc gia như: Đền Bà Triệu, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Thái miếu Nhà Lê… Đây là những tài sản vô cùng quý giá, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, giáo dục mà còn có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Du khách đến Thanh Hoá không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú mà còn giàu chất nhân văn với những lễ hội được lưu giữ từ bao đời nay như lễ hội Lam Kinh (từ ngày 21 - 23/8 âm lịch); Lễ hội bánh chưng bánh dày (ngày 12/5 âm lịch); lễ hội Phủ Na được tổ chức 2 lần trong năm (tháng 1 đến tháng 2 và ngày 15/8 âm lịch); Lễ hội Cửa Đặt (từ ngày 4 - 30/1 âm lịch); Lễ hội Mai An Tiêm (từ ngày 12 - 14/3 âm lịch)… Theo số liệu thống kê, số lượng khách du lịch trong năm 2012 của tỉnh là: Khách trong nước 2.980,1 (nghìn lượt người), khách quốc tế 19,1 (nghìn lượt người); số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ 4.736,7 (ngày) với tổng doanh thu hơn 900 tỉ đồng.

2.2.2. Hoạt động hàng hải a) Đường thủy nội địa

Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh duy nhất có hệ thống kênh đào (Kênh đào nhà Lê) nối liền 4 hệ thống sông tự nhiên chạy dọc theo vùng đồng bằng ven biển thông suốt từ Bắc đến Nam của tỉnh. Chiều dài toàn bộ hệ thống sông, kênh dài khoảng 1.889 km. Trong đó, có 1.609 km là sông tự nhiên, 280 km là kênh đào.

Khả năng khai thác vận tải là 1.170 km (61,9%). Trong toàn bộ hệ thống sông Thanh Hoá thì hệ thống sông Mã và hệ thống sông Yên là 2 hệ thống sông lớn nhất đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới đường thuỷ nội địa của tỉnh. Hệ thống sông và các cửa sông đều có tình trạng sa bồi, các phương tiện ra vào gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống sông ngòi được phân theo 2 vùng chủ yếu: vùng đồng bằng ven biển và trung du miền núi.

- Đồng bằng ven biển: Với 755 km sông tự nhiên và 280 km kênh đào, có thể tận dụng khai thác được 877 km gồm 7 sông, kênh lớn nhỏ. Phương tiện trọng tải đến 70 tấn có thể đi lại được trên chiều dài 355 km, phương tiện nhỏ có tải trọng từ 5 - 10 tấn đi lại được 522 km.

- Trung du miền núi: Với 854 km sông tự nhiên, có thể khai thác 260 km cho phương tiện nhỏ 5-10 tấn.

Tuy nhiên hiện tỉnh Thanh Hóa mới chỉ đưa vào quản lý, khai thác được 487 km bao gồm:

Sông Mã: 127 km Sông Cầu Quan: 29 km

Sông Chu: 57 km Sông Chuối: 29 km

Sông Lèn: 40 km Sông Yên: 17,5 km

Sông Bưởi: 26 km Sông Cầu Chày: 15,5 km Kênh Choán, De, Nga; 48,5 km Sông Càn: 9 km

Sông Trường Giang: 6,5 km

23

b) Hệ thống cảng biển, cảng sông

Thanh Hoá có 102 km bờ biển trải dài qua 6 huyện, thị: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia với 5 cửa lạch phân bố khá đồng đều ở các huyện ven biển tạo thành hệ thống giao thông đường thuỷ (giữa sông và biển) rất thuận tiện cho các loại phương tiện ra vào hoạt động. Hệ thống cảng Thanh Hóa bao gồm: + Cảng Lễ Môn: Là cảng tổng hợp, được quy hoạch thuộc nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (nhóm 2). Công suất 300.000 tấn/năm, cỡ tàu vào cảng lớn nhất là 1.000 DWT. Hiện nay do hạn chế về luồng tàu nên khối lượng hàng thông qua Cảng chỉ khoảng 70.000 - 80.000 tấn.

+ Cảng Nghi Sơn: Là cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực Bắc Trung Bộ (cảng loại 1) gồm các khu bến chức năng: Bắc Nghi Sơn là khu bến chuyên dùng cho tàu 1 ÷ 5 vạn DWT phục vụ liên hợp lọc hóa dầu, xi măng;

Nam Nghi Sơn là khu bến cho tàu 3 ÷ 5 vạn DWT, có bến chuyên dùng. Lượng hàng qua cảng dự kiến khoảng: 69 ÷ 80 triệu T/năm (2015); 132 ÷ 152 triệu T/năm (2020); 212 ÷ 248 triệu T/năm (2030) (Theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Quyết định số 1401/QĐ-BGTVT ngày 26/5/2010 của Bô Giao thông Vận tải về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn - Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030).

+ Cảng Quảng Châu: Là cảng tổng hợp thuộc nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ, được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết đến năm 2020 và tiềm năng sau năm 2020 tại Quyết định số 4464/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh. Cảng được thiết kế với công suất dự kiến đến năm 2020 là 1.500.000tấn/năm; cỡ tàu vào cảng lớn nhất là 1.000 DWT.

Ngoài ra còn có một số cảng cá như cảng Lạch Hới, cảng Lạch Trường, cảng Hoà Lộc…

c) Cửa sông

Toàn tỉnh hiện có 104 bến sông trong đó có 39 bến sông có quy mô >

3.000 tấn/năm. Còn 65 bến có quy mô < 3000 tấn/năm. Trong đó, có một bến cảng đầu mối quan trọng là bến cảng Hàm Rồng, cảng cá Quảng Tiến, cảng cá Lạch Trường, bến Vạn Hà, bến Hói Đào.

2.2.3. Hoạt động ngư nghiệp

Hoạt động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa, tính đến ngày 15/9/2013 trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số lượng tàu thuyền khai thác thủy hải sản là 7.501 tàu, với tổng công suất là 367.350CV. Công suất bình quân 33,1 CV/tàu. Loại tàu cá công suất dưới 20CV là 5.000 chiếc chiếm 72,3%; từ 20CV đến 50CV là 429 chiếc, chiếm 6,2%; từ 50 CV đến 90CV là 399 chiếc, chiếm 5,8%; tàu có công suất trên 90 CV trở lên là 1.092 chiếc, chiếm 14,6%.

Ngư trường vùng biển Thanh Hóa có đầy đủ giống, loài cá như trong Vịnh Bắc Bộ, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đối với cá nổi: Cá chim, cá thu, cá nục, cá trích, …Đối với cá đáy: Cá Hồng, phèn, lưỡng mối, mực ống, mực nang, các loại nhuyễn thể hai mảnh.

2.2.4. Các hoạt động sử dụng nguồn nước biển

Hoạt động sử dụng nước biển ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa chủ yếu cho hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất muối. Trong đó, nuôi trồng thủy sản (nước mặn, nước lợ) ở vùng biển ven bờ, cửa sông năm 2012 được thống kê với diện tích khoảng 5500 ha, sản xuất muối 320 ha.

Bảng 2.2. Sản lượng thủy sản (nghìn tấn) của các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa năm 2014

Đơn vị Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)

Huyện Nga Sơn 4.196

H. Hậu Lộc 20.687

H. Hoằng Hóa 17.662

Thị xã Sầm Sơn 14.823

H. Quảng Xương 15.948

H. Tĩnh Gia 22.412

Tổng 95.728

Toàn tỉnh 116.241

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2014) Hoạt động thủy sản của các huyện ven biển là ngành truyền thống, thường chiếm trên 4/5 tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Thanh Hóa. Tổng sản lượng

25

thủy sản của tỉnh Thanh Hóa năm 2012 đạt 116.241 tấn, trong đó các huyện, thị ven biển có 95.728 tấn, chiếm 82,35%.

2.3. Đặc điểm thủy văn/hải văn

Một phần của tài liệu Đánh giá một số nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường biển do dầu tại tỉnh thanh hóa (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w