CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
4.3. Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu 1. Quy trình thông báo
4.3.1.1. Quy trình tổng thể
Thông tin về SCTD có thể được thông báo bởi bất kỳ người nào từ các nguồn như: ngư dân, tàu bè qua lại, dân chúng, chủ phương tiện gây ra sự cố vv…. Các cơ quan hữu quan như: Cảnh sát giao thông đường thủy, Cảng vụ Thanh Hóa, các Sở ban ngành liên quan hoặc các đơn vị địa phương (UBND huyện, thị xã). Tuỳ vào tính chất, quy mô, chủ cơ sở báo cáo về văn phòng thường trực Ban ƯPSCTD của tỉnh để huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu (theo danh sách Ban chỉ đạo ƯPSCTD được UBND tỉnh phê duyệt).
Văn phòng thường trực là bộ phận giúp việc cho BCĐ, sẵn sàng nhận các thông báo từ đơn vị cơ sở khi có sự cố. Khi có sự cố xảy ra, trách nhiệm đầu tiên của người phụ trách Văn phòng trực là thu thập số liệu liên quan đến tràn dầu và báo cáo ngay lên Trưởng BCĐ hoặc người được Trưởng BCĐ uỷ nhiệm.
Trưởng BCĐ hoặc người được uỷ nhiệm sẽ quyết định việc thông báo tiếp cho các thành viên trong BCĐ [7].
Báo cáo sự cố bao gồm các thông tin sau:
- Ngày, giờ quan sát thấy dầu tràn;
- Vị trí vệt dầu hay sự cố (địa danh chính xác hoặc tọa độ nếu có);
- Nguồn và nguyên nhân tràn dầu (tên và loại tàu, cảng; va, đâm tàu, mắc cạn, gãy vỡ đường ống…);
- Ước tính khối lượng dầu tràn, khả năng xảy ra sự cố tiếp theo;
- Mô tả về vệt dầu: hướng, độ dài, rộng và màu sắc;
- Loại và các đặc tính của dầu tràn;
- Hành động, bao gồm các hành động đã và dự định thực hiện để ứng cứu sự cố và ngăn ngừa dầu tràn tiếp theo;
- Tên và nghề nghiệp của người phát hiện sự cố và người làm báo cáo, địa chỉ liên hệ.
Lưu ý:
- Khi nhận được thông tin về SCTD, trực ban của BCĐ ƯPSCTD sẽ lập tức thông báo ngay cho trưởng ban và các thành viên khác.
- Trưởng ban BCĐ ƯPSCTD sau khi tập trung các thành viên trong ban và đánh giá sự cố trên các thông tin ban đầu lập tức báo cáo ngay cho chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan có tham gia lực lượng ứng cứu, các chuyên gia cố vấn và các ban ngành có liên quan.
- Việc báo cáo phải được thực hiện bằng phương tiện nhanh nhất hiện có và phải được khẳng định bằng Fax.
- UBND tỉnh sẽ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và xin hỗ trợ trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.
4.3.1.2. Sơ đồ thông báo
61 Phát hiện SCTD cấ
p cơ sở
Hình 4.1. Sơ đồ báo động ƯPSCTD
Chủ cơ sở (bên gây ô nhiễm)
Lực lượng ƯPSCTD cấp cơ sở cấ
p kh
u vự
c
- UBND tỉnh - Ban chỉ đạo
Lực lượng ƯPSCTD cấp tỉnh
Huy động lực lương trang thiết bị tham
gia Thường trực ƯPSCTD
Miền Bắc Cấ
p qu ốc
gia Trung tâm ƯPSCTD
Miền Trung Ủy ban Quốc gia TKCN
Trung tâm ƯPSCTD Miền Nam Thủ tướng Chính phủ
Hỗ trợ của các nước trong khu vực và quốc tế
4.3.1.3. Thông báo đến các khu vực lân cận
Đối với SCTD cấp khu vực và quốc gia, UBND tỉnh có trách nhiệm thông báo các thông tin liên quan về tình trạng sự cố cho chính quyền địa phương các tỉnh lân cận, trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Miền Bắc và Ủy ban quốc gia TKCN để phối hợp khắc phục kịp thời.
4.3.1.4. Các đơn vị, cơ quan, lực lượng có thể hỗ trợ ứng phó bên ngoài Các đơn vị, lực lượng có thể huy động hỗ trợ ứng phó bên ngoài như:
- Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Khu vực Miền Bắc thuộc Công ty TNHH Một thành viên 128/Quân chủng Hải Quân. Trụ sở chính: phường Đông Hải2, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng. Điện thoại: 0313. 766467
Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ là sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu tại khu vực miền Bắc và các vùng phụ cận cấp 2 để giảm thấp nhất thiệt hại đối với mọi trường hợp ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, đời sống nhân dân... Bên cạnh đó là nhiệm vụ cứu hộ trên sông, biển, làm sạch tàu dầu, xử lý chất thải nhiễm dầu và hợp đồng trực ứng phó sự cố tràn dầu cho các cảng, giàn khoan dầu, khu vực chuyển tải dầu không bến, các khu công nghiệp... Vùng hoạt động bao gồm 9 tỉnh từ Quảng Ninh đến hết tỉnh Quảng Bình.
- Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu Khu vực Miền Trung: Trung tâm có 02 cơ sở chính là Đà nẵng và Vân Phong/Khánh Hòa. Tuy nhiên hiện nay do công việc nên lực lượng của Trung tâm được phân ra 04 nơi, bao gồm Đà nẵng, Vân Phong – Khánh Hòa, Tĩnh Gia – Thanh Hóa và Vũng Tàu.
“Tại Tĩnh Gia – Thanh Hóa: Đội tàu Nghi Sơn có 02 tàu lai dắt và 18 đồng chí tham gia ứng cứu. Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung có thể đảm nhiệm ƯPSCTD đến cấp II (từ 20 tấn – 500 tấn). Trực và sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu tại vùng biển từ Quảng trị đến Bình Thuận. Tham gia ứng phó SCTD ngoài khu vực khi có yêu cầu. Lập phương án và tư vấn lập kế hoạch phòng ngừa và ƯPSCTD tại những vùng nhạy cảm. Giáo dục nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường cho các đơn vị. Xử lý chất thải nhiễm dầu, tham gia đánh giá hậu quả sự cố tràn dầu, cứu hộ, cứu kéo lai dắt tàu. Cảnh giới sự cố cho các cảng, khu vực chuyển tải dầu không bến, các khu chế xuất, khu
63
công nghiệp trên địa bàn được phân công”. (Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường , Báo cáo tổng hợp xây dựng quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động đánh giá, xác định thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra)
4.3.2. Quy trình tổ chức, triển khai ứng phó
Mục tiêu đầu tiên là ngăn chặn lập tức SCTD và an toàn cho con người được đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình ứng cứu. Ngoài ra, vấn đề nguồn tài nguyên môi trường cũng sẽ được cân nhắc khi lựa chọn kỹ thuật ứng cứu, trang thiết bị và quy trình ứng cứu. Một quy trình ứng cứu tràn dầu gồm:
- Đảm bảo an toàn, an ninh tại hiện trường;
- Bằng mọi phương tiện sẵn có khống chế nguồn dầu tràn;
- Tiến hành quan trắc, đánh giá sự cố;
- Huy động các nguồn ứng phó hiện có;
- Huy động các nguồn ứng phó từ các cơ quan chức năng;
- Tiến hành các hoạt động thu gom dầu bằng phương pháp cơ học;
- Xác định các khu vực có thể bị ảnh hưởng;
- Tiến hành các hoạt động bảo vệ bờ biển;
- Chỉ huy các hoạt động đốt dầu tại chỗ (nếu có thể);
- Tiến hành các hoạt động làm sạch bằng phương pháp hóa học, sinh học;
- Tiến hành các hoạt động thu gom dầu tự do;
- Tiến hành các hoạt động thu gom dầu gần bờ;
- Tiến hành các hoạt động làm sạch bờ biển;
- Tiến hành các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái cửa sông ven biển;
- Chỉ huy các hoạt động thu gom, xử lý các chất thải;
- Tiến hành các hoạt động phục hồi môi trường;
- Tiến hành các hoạt động thu hồi các nguồn ứng phó;
- Đánh giá tác động môi trường của sự cố;
- Tiến hành chương trình khảo sát và lấy mẫu quan trắc;
- Tham gia giải quyết các vấn đề khiếu nại liên quan đến sự cố [7].
65
Nhận thông tin sự cố
Thông báo - Ban chỉ đạo - Ban chỉ huy
Đề xuất nhanh phương án ứng cứu
Tổ chức lực lượng phản ứng nhanh ứng
cứu tại hiện trường Thông báo, điều động
các đơn vị vây dầu, bơm hút dầu
Thông báo đơn vị liên quan tham gia ứng cứu
Triển khai công tác ứng cứu sự cố - Công tác cứu hộ cứu nạn
- Công tác phòng cháy chữa cháy - Công tác vây dầu, thu gom dầu, xử lý dầu
- Lập biên bản hiện trường Xem xét chi phí xử lý
sự cố Đánh giá tác động môi
trường sau sự cố
Vệ sinh làm sạch môi trường
Thực hiện công tác đền bù và xử lý pháp
luật
Hoàn thành công tác ứng phó
Hình 4.2. Quy trình tổng thể ứng phó SCTD
4.4. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu sự cố tràn dầu