CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN TIỀM ẨN GÂY Ô NHIỄM BIỂN DO DẦU
3.2. Đánh giá một số các nguồn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường biển do dầu
3.2.1. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng
Với các ưu thế về điều kiện tự nhiên, Thanh Hóa có hệ thống các cảng sông, cảng biển cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, vào xếp dỡ hàng hoá. Do đó, các khu vực này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.
Bảng 3.1. Thống kê cảng biển, cảng sông tỉnh Thanh Hóa T
T Tên Cảng Chức năng Nguyên nhân gây tràn
dầu
1
Cảng chuyên dụng xi măng Nghi Sơn
Cảng chuyên dụng xi măng Nghi Sơn thuộc Liên doanh nhà máy xi măng Nghi Sơn. Cảng nằm ở phía Bắc đảo Nghi Sơn, cách đất liền 1,7km. Cảng có thể tiếp nhận tàu hàng rời 30.000 DWT.
- Do sự cố đâm va tàu;
- Do hoạt động buôn bán và sang chiết dầu.
- Do thiên tai (khách quan).
2
Cảng tổng hợp Nghi Sơn
Khu cảng tổng hợp Nghi Sơn bao gồm 02 bến. Bến số 1 dài 165m cho cỡ tầu 10.000 DWT neo cập, đã khai thác từ năm 2002. Bến số 2 đã khai thác từ năm 2006, bến dài 225m cho cỡ tầu 30.000 DWT.
Các bến số 1 và bến số 2 của cảng đã được chuyển giao cho Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam quản lý.
Hiện nay, đang đầu tư xây dựng thêm 02 bến mới số 3 và số 4.
- Do sự cố đâm va tàu;
- Do hoạt động buôn bán, chuyển hàng hóa (lương thực, thực phầm, xi măng, phân bón, than, dầu …);
- Do thiên tai (khách quan)
3 Cảng Nhiệt điện Nghi Sơn
Theo Quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (tại Quyết định số 1401/QĐ- BGTVT ngày 26/5/2010 của Bộ giao thông vận tải): Bến cảng Nhà máy nhiệt điện: gồm 5 bến, trong đó 01 bến cho tàu 30.000DWT, có xem xét đến khả năng cho tàu 50.000 DWT, các bến còn lại cho tàu nhỏ 5.000T - 7.000T, diện tích
- Do sự cố đâm va tàu;
- Do hoạt động buôn bán, chuyển hàng hóa ; - Do thiên tai (khách quan)
31
16 ha, chiều dài tuyến bến là 560m.
4
Cảng lọc hóa dầu Nghi sơn
Theo Quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (tại Quyết định số 1401/QĐ- BGTVT ngày 26/5/2010 của Bộ giao thông vận tải): Bến cảng xuất sản phẩm cho nhà máy lọc hoá dầu: có 8 bến chuyên dùng cho tàu 10.000 DWT đến 50.000 DWT, diện tích 210 ha.
- Do sự cố va chạm tàu;
- Do hoạt động buôn bán, chuyển hàng hóa ; - Do thiên tai (khách quan)
5 Cảng Lễ Môn
Cảng được thiết kế với công suất 300.000 tấn thông qua. Cỡ tàu vào cảng lớn nhất là 1.000 DWT.
- Do hoạt động buôn bán và sang chiết dầu.
- Do sự cố va chạm tàu;
6 Cảng Quảng Châu
Cảng được thiết kế với công suất 1.500.000 tấn/năm. Cỡ tàu vào cảng lớn nhất là 1.000 DWT.
3.2.2. Nguy cơ tràn dầu từ các cảng cá , bến cá và khu neo đậu tàu thuyền
3.2.2.1. Đối với các cảng cá, bến cá
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 10 cảng cá và bến cá đã đi vào hoạt động gồm: cảng cá Hòa Lộc; cảng cá Lạch Hới, cảng cá Lạch Bạng; bến cá Hoằng Trường; bến cá Quảng Nham; bến cá Hải Châu; Mộng Dường; bến cá Ngư Lộc;
bến cá Hoằng Phụ và bến cá Nghi Sơn. Ngoài ra ở vùng ven biển còn một số bến cá có quy mô nhỏ phân bố rải rác ở khắp các huyện là nơi neo đậu, cập bến của các phương tiện nghề cá từ 20CV trở xuống và các phương tiện thủ công, bè mảng như: Nga Tiến, Nga Bạch, Đa Lộc, Hải Lộc, Quảng Vinh, Hải Hà, ... Các cảng cá, bến cá khi được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động đã thu hút một lượng lớn các tàu cá của các địa phương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận khác đến bốc dỡ thủy sản và các dịch vụ nghề cá khác…[3]
Suốt dọc dải ven biển Thanh Hóa là có các cửa Lạch lớn nhỏ gồm: Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Càn, Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Ghép, tại đây thường xuyên có các tàu thuyền nghề cá và phương tiện giao thông vận tải khác ra vào các cảng cá, bến cá. Tuy nhiên, hầu hết các cửa Lạch đều không được thường xuyên nạo vét, cải tạo lại thường xuyên bị phù sa bồi lắng cộng với số lượng tàu thuyền ra vào các cảng ngày càng gia tăng sẽ có nguy cơ xảy ra các sự cố va quệt dẫn tới đổ hàng hoá (hoá chất, thực phẩm…) xuống sông, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Việc va quệt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường.
3.2.2.2. Đối với khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền nghề cá
Hiện nay, 2 khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Hới (TX Sầm Sơn) Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia) đã đi vào hoạt động. Trong giai đoạn 2015-2020, một số khu neo đậu tránh, trú bão đã được quy hoạch để đầu tư xây dựng như khu neo đậu tránh, trú bão Lạch Trường (huyện Hậu Lộc); khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại sông Lý (huyện Quảng Xương); tại kênh Choán (huyện Hoằng Hóa); tại kênh Sao Sa (huyện Nga Sơn).
Việc đầu tư xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá đã thúc đẩy việc phát triển đánh bắt thuỷ sản xa bờ, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trong mùa mưa bão, tăng hiệu quả đánh bắt trong vùng và giải quyết tăng thêm việc làm cho người lao động, tạo điều kiện để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, khi các khu neo đậu này đi vào vận hành thì nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường nước bởi dầu hay sự cố tràn dầu trong khu vực.
Nguyên nhân chủ yếu do:
- Các luồng lạch dẫn vào các khu neo đậu nếu không được duy tu nạo vét thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng bồi lắng, tàu thyền vào khu neo đậu dễ bị mắc cạn, xảy ra các sự cố ngoài tầm kiểm soát, …
- Thời gian vào các khu neo đậu tránh trú cho mỗi cơn bão thường từ 7 - 10 ngày, nếu Ban Quản lý khu neo đậu không có biện pháp quản lý chặt chẽ, sát sao cũng như việc bố trí các công trình xử lý chất thải cho các tàu, thuyền vào tránh trú bão thì dẫn đến hiện tượng đổ, xả các loại chất thải (chất thải rắn sinh hoạt trên tàu, các loại giẻ lau dính dầu mỡ, nước dằn tàu, …) xuống nguồn nước biển gây ô nhiễm môi trường cho vùng nước trong khu vực.
33
3.2.3. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các phương tiện vận tải thủy trên biển
Đối với các tàu vận chuyển xăng dầu, nguy cơ gây sự cố tràn dầu trong các trường hợp sau:
- Quá trình sang chiết, xuất nhập xăng dầu vào kho và sang các tàu khai thác thủy sản không đúng quy trình;
- Rủi ro gây rò rỉ từ các thiết bị chứa dầu như bồn, téc xăng dầu;
- Rủi ro do va chạm các với các phương tiện tàu thuyền khác;
- Rủi ro gây tràn dầu do thiên tai [2].
Việc gia tăng một cách nhanh chóng các phương tiện vận tải thủy hoạt động trên vùng biển Thanh Hóa là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm biển do dầu và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố tràn dầu bởi các nguyên nhân: va chạm tàu, thuyền; sự cố đắm tàu; các tàu chở dầu gặp sự cố...
Bảng 3.2. Thống kê các vụ tai nạn, rủi ro trên biển trên địa bàn tỉnh
TT Huyện Năm 2010 Năm 2011
Nguyên
nhân Số
vụ
Số tàu bị thiệt hại
Nguyên nhân
Số vụ
Số tàu bị thiệt hại Thời
tiết
Rủi ro
Tổn
g Chìm Thời
tiết
Rủi
ro Tổng Chìm
1 Nga Sơn 0 01 01 0 0 0 0 0 0 0
2 Hậu Lộc 05 01 06 05 03 04 02 06 05 03
3 Hoằng Hóa 03 02 05 03 02 02 04 06 02 01
4 Sầm Sơn 05 01 06 05 03 03 02 05 03 01
5 Quảng Xương 06 01 07 06 01 02 01 03 02 01
6 Tĩnh Gia 04 01 05 04 02 04 01 05 04 01
Tổng 23 07 30 23 11 15 10 25 16 07
(Nguồn: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa) 3.2.4. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các kho xăng dầu
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 kho lưu trữ xăng dầu, là nơi cung cấp và là nơi trung chuyển, phân phối xăng, dầu trên địa bàn cả tỉnh, bao gồm: kho trung chuyển xăng dầu - thuộc Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Miền
núi Thanh Hóa; kho xăng dầu Quảng Hưng thuộc Công ty TNHH Hoàng Sơn;
Kho xăng dầu Quảng Hưng thuộc Công ty xăng dầu PETEC; Kho xăng dầu Đình Hương thuộc Công ty xăng dầu Thanh Hóa và kho xăng dầu Quảng Tiến thuộc Công ty Cổ phần Công nghiệp thuỷ sản Nam Thanh. Trong đó, có 04 kho nằm ở vị trí ở gần cảng sông, biển (kho trung chuyển xăng dầu - Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Miền núi; Kho xăng dầu Quảng Hưng thuộc Công ty TNHH Hoàng Sơn; Kho xăng dầu Quảng Hưng thuộc Công ty xăng dầu PETEC; Kho xăng dầu Quảng Tiến), khi có sự cố tràn dầu xảy ra thì sẽ gây ra những hậu quả tương đối nghiêm trọng ảnh hưởng đến các hoạt động nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy hải sản trong khu vực. Nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố tràn dầu từ các kho chứa này chủ yếu là xuất phát từ các nguyên nhân: rò rỉ, tràn hoặc vỡ các bồn chứa, bể chứa xăng, dầu; …
3.2.5. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các các tuyến hàng hải
Với bờ biển dài 102 km, vùng lãnh hải rộng 17.000km2, nhiều tuyến đường thủy nội địa chồng lấn với tuyến hàng hải. Thanh Hóa có các tuyến hàng hải chính như sau:
- Thanh Hóa – Đà Nẵng.
- Thanh Hóa – (Sài Gòn, Vũng tàu, Đồng Nai, Quy Nhơn, Nha Trang).
- Thanh Hóa – Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Thanh Hóa – Đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Nguy cơ xảy sự cố tràn dầu từ các tuyến hàng hải chủ yếu là do thời tiết xấu dẫn đến va chạm giữa các tàu, đặc biệt là các tàu chở dầu.
3.2.6. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ cơ sở kinh doanh xăng dầu Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 400 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 27 huyện thị xã thành phố. Đây là các khu vực dễ xảy ra các sự cố cháy nổ, rò rỉ hoặc tràn dầu do sự cố thiên tai.
35
3.2.7. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các đường ống dẫn dầu
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều khu vực có đường ống dẫn dầu nối từ cảng cho đến các Kho chứa xăng dầu như các khu vực thuộc phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn), xã Quảng Hưng, xã Đông Cương (thành phố Thanh Hóa), khu vực gần các cảng trung chuyển vận chuyển dầu từ biển vào đất liền.
Trong thời gian tới khi Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động cũng có rất nhiều đường ống dẫn dầu do đó tăng nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu từ các đường ống dẫn dầu. Các đường ống dẫn dầu lâu năm, đặc biệt đối với các loại đường ống dẫn dầu chôn dưới lòng đất đã quá cũ, trong quá trình sử dụng nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng thì có thể bị bào mòn, bị vỡ khiến dầu tràn ra ngoài.