Chương 3: Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp thành phố Hải Phòng trong thời
2.1. Nội dung công tác quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp
2.1.1. Cơ chế quản lý của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp:
2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức:
Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp có bộ máy và đội ngũ cán bộ - nhân viên gọn nhẹ với một phòng 1 phòng Nghiệp vụ và 5 phòng chức năng thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Cung văn hóa. Tổng CBCNVC là 68 người. Ban Giám đốc có 3 người: Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
GIÁM ĐỐC
Phụ trách chung và Kinh tế, đối ngoại
Bảng 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp 2.1.1.2. Nguồn lực:
a. Con người:
Phát triển tiềm lực tức là phát huy nội lực và khai thác ngoại lực. Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của cả tập thể, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật tại chỗ và
PHể GIÁM ĐỐC
Phụ trách nội vụ
PHềNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
- Tổ vệ sinh tạp vụ
- Tổ Lễ tân, văn phòng - Tổ quản trị hành chính
PHềNG BẢO VỆ
- Trực hành chính - Ca 1 - Ca 2 - Ca 3
PHềNG KỸ THUẬT
- Tổ Điện, âm thanh, ánh sáng - Tổ sửa chữa, vận hành thiết bị KT
PHềNG DỊCH VỤ
- Tổ dịch vụ trông giữ xe - Tổ Q/lý DV liên kết và điều hành hoạt động bể bơi
PHềNG KẾ HOẠCH
TÀI VỤ
-Tổ Nghiệp vụ kế toán -Tổ giao dịch khách hàng
PHềNG NGHIỆP
VỤ VHTT
- Tổ trang trí
- Tổ hoạt động phong trào và phương pháp câu lạc bộ
cuỗi cùng là nâng cao năng lực quản lý (quản lý, sử dụng con người, quản lý sử dụng vốn, cơ sở vật chất…)
Thực tiễn tại Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp cho thấy, trong thực hiện nhiệm vụ của mình, sức mạnh – nguồn lực của cả đội ngũ CBNV đã được huy động tối đa. Phương châm “Giỏi một nghề, biết nhiều việc” được mọi người thực hiện có hiệu quả. Vì thế ở Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp bộ máy tổ chức không cồng kềnh. Lực lượng lao động không thường xuyên luôn được bổ sung kịp thời khi cần phải giải quyết khối lượng công việc lớn nhưng trong thời gian ngắn. Số lao động chuyên nghiệp luôn được giữ ổn định. Đây là lực lượng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đơn vị. Thu nhập bình quân vì thế cũng được giữ ổn định và tăng lên theo thời gian.
Bên cạnh bộ máy tổ chức hiện có, Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp còn khai thác, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên, cộng tác viên của các bộ môn thể dục – thể thao, văn hóa – văn nghệ, ban chủ nhiệm của các CLB. Đội ngũ này đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Tuy vậy để thực hiện tốt các giải pháp phát triển tiềm lực đối với Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp, việc đầu tiên phải quan tâm là việc tiếp tục tuyển chọn và đào tạo lực lượng cán bộ chuyên môn – nghiệp vụ, phải đáp ứng tương đối đầy đủ số cán bộ cho các môn nghệ thuật và phải được rèn luyện làm việc trong môi trường với quần chúng – tức là không phải làm VHTT chuyên nghiệp mà là với số đông quần chúng có sở thích kiến thức về công nghệ thông tin phải được phổ cập trong đơn vị; hình thức thể hiện các hoạt động, nội dung sinh hoạt… mới và phong phú hơn.
b. Tài chính:
Căn cứ Quyết định số 74/QĐ- LĐLĐ ngày 24/5/2007 về việc giao quyền tự chủ tài chính của LĐLĐ thành phố Hải Phòng xác định CVH “theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động”. Tất cả các nguồn chi:
Quỹ lương, kinh phí tổ chức hoạt động, kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa, kinh phí sự nghiệp nghiệp vụ, khấu hao tài sản v..v.. đều phải do chính bộ máy đội ngũ cán bộ công nhân viên của CVH làm ra.
CVH thực hiện chế độ tài chính - kế toán theo quy định của nhà nước và của Tổng LĐLĐ Việt Nam và theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu. Lãnh đạo CVH phải xây dựng dự toán hàng năm trên cơ sở kế hoạch hoạt động và khai thác các nguồn thu, chi, báo cáo Công đoàn cấp trên phê duyệt.
Định kỳ 6 tháng, lãnh đạo CVH có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động nói chung và công tác tài chính với Công đoàn cấp trên, chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính nhà nước, công đoàn và Uỷ ban kiểm tra Công đoàn cấp trên.
Báo cáo kết quả hoạt động hàng năm và quyết toán tài chính phải được Thường trực LĐLĐ thành phố phê duyệt.
2.1.2. Công tác quản lý nội dung hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp 2.1.2.1. Quản lý hoạt động nghiệp vụ:
a. Hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị:
Phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của các CVH, NVH lao động.
Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp cơ bản có cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại, ở vị trí trung tâm của đô thị, có hội trường lớn, đáp ứng phục vụ được số lượng đông quần chúng đến hội họp. Kể từ khi thành lập và đưa công trình vào sử dụng, mỗi năm Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp phục vụ an toàn chu đáo hàng chục hoạt động văn hóa, chính trị của thành phố, của Trung ương. Tại đây, 5 kỳ Đại hội Đảng bộ của thành phố Hải Phòng (từ Đại hội IX đến Đại hội XIV) đã được tổ chức. Nhiều hoạt động quan trọng của các đơn vị, ngành, doanh nghiệp như: các đại hội Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận; lễ kỷ niệm ngày thành lập, đại hội cổ đông… cũng được tổ chức tại CVH. Thành công của việc tổ chức các sự kiện có phần đóng góp công sức, tâm huyết và trách nhiệm của đội ngũ CBNV Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền cho các hoạt động của thành phố, Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp thường xuyên chú ý bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện… không để xảy ra sơ xuất khi diễn ra các hoạt động. Ngoài việc triển khai công tác tổ chức, phục vụ chu đáo
và chuyên nghiệp; CVH đặc biệt quan tâm thực hiện việc trang trí, khánh tiết, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động VHTT, trước, trong và sau các sự kiện.
Bằng nhiều dạng thức khác nhau: Tuyên truyền trực quan (trưng bày triển lãm theo chủ đề, dựng các pano, áp phích, tranh ảnh…); Tổ chức các cuộc biểu diễn nghệ thuật có chủ đề hướng vào nội dung cần tuyên truyền; Phát hành các ấn phẩm…hàng năm Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp đã thu hút hàng chục nghìn lượt người vào việc tổ chức, sáng tạo và thưởng thức các hoạt động văn hóa này.
Về hoạt động giáo dục - khai trí: Hàng năm, Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp tổ chức từ 10 - 15 buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Những cuộc lớn thường được mời diễn giả nói về chủ đề nhất định thu hút hàng trăm người tham gia như: “Sức khỏe và tập luyện đối với người cao tuổi”; “Phổ biến kiến thức – pháp luật”; “Văn hóa ứng xử”; “Văn hóa nơi công sở”; “Mùa xuân và đất nước”… Nhưng cũng có những cuộc chỉ mang tính chất trao đổi, đàm đạo và thường diễn ra trong phạm vi ở CLB.
Hoạt động giáo dục – khai trí tại Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp vừa thực hiện chức năng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, tư tưởng tình cảm, kiến thức vừa thực hiện chức năng giao lưu văn hóa có tính giá trị cao. Đó chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hào hứng cho mọi người khi đến với CVH.
b. Hoạt động văn hóa - thể thao
Tổ chức các hoạt động VHTT tại chỗ có thể nói là một trong những hoạt động diễn ra sôi nổi tại Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp. Đó là các hoạt động hoạt động giải trí, “nghỉ ngơi tích cực” và diễn ra trong thời gian rỗi.
Hàng năm, hoạt động tổ chức biểu diễn, triển lãm và giao lưu VHTT là nhiệm vụ được chú trọng trong kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của CVH. Các hoạt động lớn trong năm được tổ chức đều hướng vào các ngày kỷ niệm của thành phố và đất nước. Những chương trình lớn, mang tính truyền thống như:
“Đảng và mùa xuân”, “Mùa Xuân- Đất nước”… được tổ chức vào dịp mừng xuân mới và kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Ngày Quốc tế Phụ nữ có các chương trình: “Duyên dáng tháng 3”, “Những bài ca phụ nữ”… Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 và ngày thành lập Công đoàn Việt Nam thì có các chương
trình: “Bài ca chiến thắng”, “Bài ca người lao động”, “Tiếng hát công nhân thành phố Cảng”. Kỷ niệm ngày Quốc khánh có chương trình: “Bài ca đất nước”, “Việt Nam quê hương tôi”. Kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có các chương trình: “Bài ca người lính”, “Hát mãi khúc quân hành”…
Tham gia vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật không chuyên này là hội viên của các CLB Ca nhạc truyền thống, CLB Ca nhạc dân gian, CLB Múa, CLB Người mẫu - thời trang, hạt nhân văn nghệ, các đội văn nghệ ở cở sở…
Các cuộc biểu diễn khi thì diễn ra trong hội trường lớn với 1000 ghế ngồi mà khán giả là chính các quần chúng, CNLĐ ở các đơn vị cơ sở có các diễn viên của mình biểu diễn. Các chương trình có nội dung tuyên truyền cao trong các ngày kỷ niệm thì được tổ chức biểu diễn tại sân quảng trường của CVH thu hút lượng khán giả, quần chúng, nhân dân rất lớn.
Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp thường xuyên phối hợp với Đài PTTH Hải Phòng tổ chức, ghi hình các chương trình hay, có chất lượng tốt để phát sóng nên đạt hiệu quả tuyên truyền cao. Ngoài việc trực tiếp tổ chức biểu diễn, phòng nghiệp vụ VHTT của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp còn hướng dẫn cho các CLB chuẩn bị các tiết mục để tham gia giao lưu nội bộ tại CVH và giao lưu với các CLB khác thành phố và các tỉnh, thành phố bạn. Các CLB Thơ, “Văn hóa du lịch”, “Thể thao Du lịch” ,“Vui khỏe người cao tuổi”, “Quốc tế vũ”,
“Khiêu vũ thể thao”, “Ca nhạc truyền thống”, “Chim vành khuyên”… là những CLB tổ chức tốt hoạt động giao lưu văn hóa.
Vào dịp kỷ niệm thành lập đợn vị 17/12 hàng năm, Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp thường tổ chức nhiều hoạt động lớn mời các đơn vị bạn cùng giao lưu, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó và tạo cơ hội cho các CBNV và hội viên của các CLB giữa các CVH, NVH lao động được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm. Nhiều chương trình nghệ thuật như: “Bài ca hữu nghị”, “Nối vòng tay bạn bè”, “Giai điệu bạn bè”, các triển lăm mỹ thuật “Mùa xuân đất nước”, “Tháng tám mùa thu”, “Phụ nữ vẽ”… đều có sự tham gia với chất lượng cao của các Cung văn hóa LĐHN Việt Xô Hà Nội, Cung văn hóa LĐHN Việt Nhật Quảng Ninh, Cung
văn hóa lao động Thành phố Hồ Chí Minh, các Nhà văn hóa lao động: Hà Tây, Thái Bình, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, v.v…
TT NỘI DUNG ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
1 Biểu diễn văn hóa, nghệ thuật (ca múa nhạc, thời trang, thơ, dạ hội)
Chương trình
12 14 18 12 20
2 Phục vụ và tổ chức Hội diễn tại CVH và cơ sở
Chương trình
14 11 12 14 16
3 Hoạt động chuyên đề (tuyên truyền, nói chuyện, tập huấn nghiệp vụ)
Chương trình
8 9 8 16 18
4 Triển lãm, trưng bày (tranh, ảnh, tem, thư pháp…)
Cuộc 10 4 7 7 2
5 Giao lưu văn hóa tại CVH và cơ sở Cuộc 8 15 17 9 20 Bảng 2. 2: Thống kê số liệu hoạt động văn hóa – nghệ thuật tại Cung văn hóa
LĐHN Việt Tiệp từ năm 2010 đến năm 2014
Sự phối hợp hiệu quả với Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thành phố là yếu tố quan trọng để phát triển phong trào thể thao quần chúng không chỉ ở Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp mà còn từ đây lan tỏa đến các cụm VHTT - CNLĐ.
Hàng năm, cứ vào mựa Xuõn, Liờn hoan “Mựa xuõn thượng vừ” được Cung văn húa LĐHN Việt Tiệp và Liờn đoàn vừ thuật thành phố tổ chức thu hỳt hàng chục CLB vừ thuật tham gia. Cũng trong thời gian này, cỏc màn biểu diễn
“Vũ điệu thể thao”, “Đồng diễn thể dục”, “Thái cực quyền” đã thu hút hàng trăm hội viên của các CLB từ quận, huyện tham gia tạo ra không khí, sôi nổi tại Quảng trường CVH trong những ngày đầu năm mới.
CLB Thái cực Hoa phượng đỏ là một CLB lớn do CVH tổ chức, quản lý những có quy mô hoạt động cấp thành phố (có tới gần 20 CLB thành phần rải khắp các quận huyện) hàng năm tổ chức Giải các CLB Thái cực thành phố tại quảng trường CVH với những màn đồng diễn của hàng nghìn hội viên vô cùng ấn tượng và đẹp mắt.
Với điều kiện cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh, Bể bơi CVH và hệ thống các khu tập luyện bóng bàn, nhà tập thể hình, CLB tenis cũng là nơi thường xuyên thu hút nhiều đối tượng quần chúng đến sinh hoạt, tập luyện thể thao.
Qua bảng thống kê số liệu đã minh chứng cho việc tổ chức các hoạt động VHTT tại Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp mỗi năm đều tăng, năm sau nhiều hơn năm trước. Đây không chỉ là sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ CBNV Cung văn hóa - những người trực tiếp tổ chức, mà còn phải nói đến vai trò của các Ban Chủ nhiệm - những công tác viên tích cực của phong trào và những “Nghệ sĩ, vận động viên không chuyên” - hội viên của các CLB tại CVH. Họ xứng đáng là những chủ nhân của một trung tâm văn hóa thể thao lớn của CNLĐ thành phố Hải Phòng.
c. Hoạt động câu lạc bộ và lớp học:
Mô hình hoạt động CLB, đội, nhóm, lớp sở thích là hình thức hoạt động hiệu quả nhất, thu hút được đông đảo nhất sự tham gia của quần chúng và CNVC-LĐ. Hiện tại, Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp có trên 40 CLB đang sinh hoạt với gần 2.000 hội viên. Mỗi CLB đều có những đặc thù, những nét văn hóa riêng của mình, trở thành mô hình hoạt động VHTT không thể thiếu tại Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp; góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân thành phố Hải Phòng.
Các CLB được tổ chức theo các loại hình văn hóa nghệ thuật, TDTT và xã hội nghề nghiệp. Hàng ngày suốt từ 5 giờ sáng đến 11h, chiều từ 15 giờ đến 22 giờ, hàng trăm lượt người đã đến tham gia các hoạt động VHTT, học tập, rèn luyện và vui chơi giải trí .
Đối tượng tham gia các CLB VHTT và xã hội nghề nghiệp rất phong phú đa dạng, đó là người hưu trí, những người cao tuổi, trí thức, doanh nhân, CBNV, CNLĐ, học sinh - sinh viên, các cháu thiếu nhi…
Được vui chơi, hoạt động theo sở thích của mình và gặp gỡ, giao lưu, trao đổi với những người cùng sở thích đó là tính độc đáo của các CLB và là yêu cầu của các hội viên.
Tại Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp, có những CLB mà số năm hoạt động cũng bằng với số tuổi của Cung văn hóa và đến nay vẫn là những Câu lạc bộ mạnh như: CLB Thơ, CLB cựu cầu thủ bóng đá, CLB Thể dục Thẩm mỹ, CLB
Cầu lông, CLB Nhiếp ảnh. Một số Câu lạc bộ tuổi đời gần 10 năm: CLB Tem, cỏc CLB vừ thuật, CLB Thể dục Thể hỡnh, CLB Quốc tế vũ, v..v..
Các CLB tùy theo loại hình hoạt động của mình đăng ký lịch sinh hoạt CVH vào những thời gian thích hợp, đảm bảo cho nội dung sinh hoạt.
ST T
NỘI DUNG ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
1 Số lượng CLB CLB 28 32 35 38 40
2 Số lượng hội viên Người 901 1.456 1.669 1.770 1.890 3 Số buổi sinh hoạt Người 1.630 1.795 2.046 2.260 2.272 Bảng 2. 3: Thống kê số lượng các CLB, số hội viên và số buổi sinh hoạt trong
các năm từ năm 2010 đến năm 2014
Một số CLB làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo hạt nhân đỉnh cao; sẵn sàng tham gia các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của CVH và của thành phố; tham gia các giải đấu cấp thành phố và quốc gia, đóng góp vào thành tích chung của thể thao thành phố Cảng.
Các hội viên CLB Karate nhiều năm liền là nòng cốt của đội tuyển Karate thành phố Hải Phòng tại các giải quốc gia, với hàng chục VĐV kiện tướng và cấp I quốc gia như: Đặng Hồng Nhung, Phạm Thúy Hằng, Đào Tú Anh, Phạm Trà My, Đỗ Đình Duy, Vũ Thị Quyên…
Hàng năm, CLB Khiêu vũ Thể thao lại tổ chức Giải Khiêu vũ Thể thao Hải Phòng mở rộng với sự tham gia của hàng chục CLB Khiêu vũ Thể thao của các tỉnh, thành phố bạn. Với dàn VĐV “nhí” tài năng được đào tạo bài bản, CLB Khiêu vũ Thể thao luôn là mỏ vàng mang về những tấm huy chương từ các giải giao lưu đến các giải chuyên nghiệp toàn quốc. Hai VĐV cấp I Quốc gia của thành phố Hải Phòng bộ môn này là Quang Nam, Hồng Anh trưởng thành từ CLB Khiêu vũ Thể thao CVH, hiện vừa làm nhiệm vụ thi đấu, vừa làm nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn cho các em thiếu nhi yêu thích bộ môn thể thao nghệ thuật này.
CLB Người mẫu Thời trang Cung văn hóa nổi tiếng toàn quốc với các danh hiệu Hoa khôi, Hoa hậu, người mẫu. Đó là Hoa Khôi “Khỏe đẹp Thời trang”
toàn quốc 1993 Kim Oanh, Hoa hậu Việt Nam 2004 Nguyễn Thị Huyền, Hoa