Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động cung văn hóa LĐHN việt tiệp TP hải phòng (Trang 66 - 93)

Chương 3: Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp thành phố Hải Phòng trong thời

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp thành phố Hải Phòng

3.2.1.Giải pháp chung:

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức trong cấp ủy Đảng và hệ thống Công đoàn các cấp về vai trò của các thiết chế văn hoá, trong đó có hệ thống các CVH, NVH.

Trên thực tế, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của các thiết chế văn hóa chưa cao. Muốn thay đổi điều đó, lãnh đạo, chính quyền các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tuyên truyền tới đông đảo nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa, mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và chính trị đồng thời ý thức được rằng phát triển văn hóa là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Trong xu thế phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, sự chuyển biến lớn về giai cấp cũng như điều kiện sinh hoạt của nhân dân, với không khí cới mở, thuận lợi cho các hoạt động văn hóa sẽ có nhiều điều kiên để mở rộng, phát triển. Do đó hoạt động của Nhà văn hóa cần phải được quan tâm đúng mức với sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền và công tác vận động tập hợp quần chúng của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, góp phần từng bước thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong hoạt động văn hóa.

Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới và con người mới đang đặt ra cho NVH phải đặc biệt quan tâm đến từng con người, từng gia đình, từng địa bàn dân cư, từng cộng đồng sản xuất và dịch vụ xã hội.

Để tổ chức tốt các hoạt động của NVH, trước hết cần nâng cao nhận thức về vai trò của đời sống văn hóa đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, nhân dân và xã hội. Thứ hai, cần tạo điều kiện để xây dựng môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội trong việc xây dựng đời sống văn hóa, cho các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự kỷ cương.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của NVH, phải làm tốt công tác tuyên truyền tới các cấp, các ngành, các đoàn thể, cán bộ và nhân dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, vai trò của văn hóa trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn, trong đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác tuyên truyền, vận động phải tiến hành bằng nhiều hình thức, đa dạng, thường xuyên liên tục, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, phát huy sức mạnh chủ lực của hệ thống thông tin đại chúng, của các cơ quan báo chí để văn hóa và trách nhiệm tham gia các hoạt động văn hóa thấm sâu vào mỗi người dân, để cho người dân thực sự tích cực chủ động thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, sự bình ổn chính trị xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển.

Hoạt động văn hóa trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc vào sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị quản lý nhà nước cũng như tự quản các hoạt động văn hóa tại cơ sở và tạo tiền đề cho quần chúng nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Cần quán triệt quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể trên địa bàn quận phải quan tâm xây dựng phát triển văn hóa bằng các hoạt động cụ thể: xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu của hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của nhân dân, làm cho người dân có nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa.

Như vậy, hoạt động của NVH không chỉ là nhiệm vụ, công việc của bộ ngành mang tên văn hóa, mà còn là trách nhiệm, sự tham gia, phối hợp của các cấp, ngành, đoàn thể và toàn xã hội trên cơ sở sự chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật về văn hóa của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội thực hiện những giải pháp cụ thể và đồng bộ, nhằm hạn chế những yếu kém, phát huy những thành tựu đã đạt được trong hoạt động của Nhà văn hóa, để văn hóa thực sự thấm sâu vào mọi tầng lớp dân cư,

trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, góp phần thiết thực xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”.

3.2.1.2. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất hoàn thiện chính sách văn hóa cơ sở:

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ban hành các Thông tư quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở, cụ thể là: Thiết chế văn hoá cấp tỉnh thực hiện theo Thông tư số 03/2009/TT - BVHTTDL ngày 28/8/2009 của VHTT&DL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hoá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Như vậy, với đường lối, chủ trương nhất quán, đúng đắn của Đảng, Nhà nước về văn hóa trong giai đoạn hiện nay, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các giá trị truyền thống, tạo sự vững chắc trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững của đất nước. Theo đó, để đảm bảo cho lĩnh vực văn hóa phát triển đúng hướng đã đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về văn hóa những yêu cầu mới, nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc về văn hóa nảy sinh trong hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa với các nước trên toàn thế giới.

Công tác quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp một mặt xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, mặt khác phải xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo chung về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Hải Phòng.

3.2.1.3. Giải pháp về công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ

Trong hoạt động của CVH, đội ngũ cán bộ trên lĩnh vực này có vai trò quan trọng. Sự yếu kém trong hoạt động của CVH có nguyên nhân từ yếu kém của đội ngũ cán bộ.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp đa số đều không được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý văn hóa. Đội ngũ này thường làm việc dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Trước sự vận động nhanh, phức tạp của đời sống văn hóa xã hội hiện tại, đa số cán bộ còn lúng túng trước những sự việc phát sinh, không tìm ra cách giải quyết hợp lý.

Nhiệm vụ quy hoạch, xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Có trình độ chuyên môn, được đào tạo tại các trường Đại học về các chuyên ngành liên quan đến văn hóa.

+ Có tâm, nhiệt tình và thực sự yêu thích công việc, có những xúc cảm cần thiết trong công việc. Văn hóa là một lĩnh vực rất nhạy cảm (tâm linh, ngoại cảm, tôn giáo, tín ngưỡng…), ranh giới giữa văn hóa và những cái phản văn hóa đôi khi là rất mong manh mà nước ta hầu như chưa có một văn bản quy định cụ thể rừ ràng trong giải quyết cỏc sự việc xảy ra cú liờn quan đến văn húa.

+ Luôn có sáng kiến mới trong công việc, biết cách kết hợp uyển chuyển giữa pháp luật và văn hóa. Phải luôn có chính kiến và hệ thống lý luận, lập luận vững chắc. Giải quyết công việc thực tế phải dựa trên sự phù hợp giữa tình và lý.

+ Luôn tự rèn luyện và trau dồi khả năng nghiệp vụ, mạnh dạn, kiên quyết trong xử lý công việc.

Việc quy hoạch, xây dựng, đào tạo đội cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp cán bộ là rất cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hội nhập của nước ta hiện nay. Đào tạo phải được thực hiện theo từng giai đoạn chặt chẽ và bài bản. Cần phải căn cứ vào đội tuổi. Có thể là phải đi từ quy hoạch đến xây dựng, đào tạo và sử dụng ở độ tuổi nào sẽ quy hoạch, ở độ tuổi nào sẽ là đào tạo, ở độ tuổi nào sẽ sử dụng chẳng hạn. Đối với những người đã tốt nghiệp tại các trường Đại học, Cao đẳng thì nên tạo môi trường làm việc phù hợp với chuyên môn, để cho họ phát huy được năng lực, có điều kiện va chạm thực tế để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Trong quá trình họ làm việc thì sẽ nên tổ chức

các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về áp dụng luật trong quản lý văn hóa, tạo điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ để phục vụ công tác tốt hơn.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ, các câu lạc bộ, lớp học. Cần rà soát lại tiêu chuẩn CBNV ở các phòng chuyên môn, nghiệp vụ để có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu “chuẩn hóa”. Tiếp tục trẻ hóa đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, có chuyên môn nghiệp vụ đúng yêu cầu, sức khỏe tốt và năng động, có năng khiếu, nhạy bén với công việc. Cần quan tâm, tạo điều kiện để lực lượng này được tham gia học các lớp cán bộ nguồn. Trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tầng lớp kế cận thay thế phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của công việc; góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển CVH trong những năm tiếp theo.

Như vậy, công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng đúng cán bộ có vai trò chiến lược và quan trọng đối với sự nghiệp phát triển Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp.

3.2.2. Giải pháp trước mắt, cụ thể:

3.2.2.1. Công tác đào tạo, sử dụng cán bộ và lao động:

Đội ngũ CBNV của CVH là những người trực tiếp hàng ngày thực hiện nhiệm vụ và tổ chức các hoạt động phải được làm việc trong một môi trường thân thiện, đoàn kết. Ở Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp, việc xây dựng văn hóa doanh đơn vị được chú trọng, với khẩu hiệu hành động: “Đoàn kết, kỷ cương, chuyên nghiệp, trách nhiệm”.

Các điều kiện làm việc, thu nhập; đời sống vật chất, tinh thần được quan tâm đầy đủ. CBNV được tạo điều kiện tham dự các lớp tập huấn, khóa đào tạo dài hoặc ngắn ngày, đào tạo tại chỗ để nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức…

Các đoàn thể: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ, CCB hoạt động tích cực và hiệu quả góp phần nâng cao đời sống tinh thần của CBNV trong đơn vị.

Để nâng tầm chất lượng đội ngũ CBNV, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quần chúng, nhân dân lao động trong sự phát triển của đất nước, của thành phố đến năm 2020 và những năm sau này; Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp phải

có một mô hình tổ chức quản lý với các yêu cầu gọn về hình thức; đủ năng lực đáp ứng cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

GIÁM ĐỐC

Phụ trách chung và Kinh tế, đối ngoại

Bảng 3. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân công nhiệm vụ Ban Giám đốc Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp giai đoạn 2016 – 2020

TT CHỨC DANH NHIỆM VỤ

1 Giám đốc Phụ trách công tác cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất; kế hoạch hoạt động; công tác đối ngoại.

2 Phó Giám đốc Thường trực ( khi GĐ đi công tác ), công tác tổ chức biểu diễn, trật tự nội vụ; kỹ thuật.

3 Phó Giám đốc Hoạt động VHTT tại chỗ và cơ sở, thông tin tuyên truyền; hoạt động CLB – lớp học sở thích, hoạt động chuyên đề.

4 Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính

Tham mưu công tác tổ chức cán bộ; điều hành hoạt động của phòng theo chức năng nhiệm vụ.

4.1 Tổ Lễ tân –Văn phòng Phục vụ các hội nghị; công tác lễ tân, hành chính, văn thư.

4.2 Tổ Vệ sinh Môi trường Công tác vệ sinh, chăm sóc cây xanh, thảm cỏ.

PHể GIÁM ĐỐC

Phụ trách nội vụ

PHềNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

- Tổ vệ sinh, môi trường - Tổ Lễ tân, văn phòng - Tổ quản trị hành chính - Tổ Bảo vệ

PHềNG KỸ THUẬT

- Tổ Điện, âm thanh, ánh sáng

- Tổ sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật

PHềNG DỊCH VỤ

- Tổ Q/lý bể bơi và Dịch vụ liên kết.

- Tổ dịch vụ trông giữ xe

PHềNG KẾ HOẠCH

TÀI VỤ

- Tổ Nghiệp vụ kế toán - Tổ giao dịch khách hàng

PHềNG NGHIỆP VỤ

VHTT

- Tổ trang trí - Tổ phương pháp câu lạc bộ, lớp học - Tổ hoạt động chuyên đề và tổ chức sự kiện

4.3 Tổ bảo vệ Trật tự, an ninh, phòng chống cháy nổ.

4.4 Tổ Quản trị, Hành chính Công tác quản lý cơ sở vật chất, mua sắm tài sản.

5 Trưởng phòng Kỹ thuật Phụ trách hoạt động của phòng theo chức năng nhiệm vụ.

5.1 Tổ điện, âm thanh, ánh sáng.

Phụ trách và đảm bảo hoạt động các phương tiện, máy móc thiết bị điện, âm thanh, ánh sáng.

5.2 Tổ sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật

Phụ trách hệ thống cấp thoát nước; hệ thống cấp điện, máy nổ, máy điều hòa trung tâm. Sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật. Thực hiện, giám sát xây dựng cơ bản.

6 Trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ

Phụ trách hoạt động của phòng theo chức năng nhiệm vụ.

6.1 Tổ Nghiệp vụ kế toán Công tác nghiệp vụ kế toán

6.2 Tổ Giao khách hàng Công tác giao dịch, tư vấn khách hàng; tham mưu Giám đốc ký các hợp đồng dịch vụ; Thu kinh phí CLB, lớp học, các điểm liên kết; Bán các loại vé, thẻ …

7 Trưởng phòng Dịch vụ Phụ trách hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ.

7.1 Tổ Q/lý Bể bơi và dịch vụ liên kết

Quản lý điều hành, hoạt động tại bể bơi, các điểm dịch vụ liên kết.

7.2 Tổ Dịch vụ trông giữ xe Quản lý, điều hành dịch vụ trông coi xe tại CVH 8 Trưởng phòng Nghiệp

vụ Văn hóa Thể thao

Phụ trách hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ.

8.1 Tổ phương pháp CLB, lớp học

Tổ chức hoạt động các CLB, lớp học sở thích.

8.2 Tổ hoạt động chuyên đề và tổ chức sự kiện

Tổ chức các hoạt động VHTT và chuyên đề 8.3 Tổ trang trí

Tuyên truyền

Công tác trang trí - khánh tiết, tuyên truyền...

Bảng 3. 2 : Cơ cầu chức danh theo mô hình tổ chức bộ máy Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp (Giai đoạn 2016 – 2020)

Mô hình tổ chức bộ máy và cơ cấu các chức danh nêu trên đối với Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp hiện nay và cả những năm sau này đảm bảo cho đơn vị thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Ban giám đốc CVH, với nhiệm

vụ được phân công sẽ phát huy được sự quản lý điều hành trực tiếp trong từng lĩnh vực phụ trách, đồng thời tập trung chỉ đạo với trách nhiệm bao quát chung là giám đốc – người đứng đầu – phụ trách kế hoạch hoạt động của toàn đơn vị.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng – nhiệm vụ được giao, chủ động lập kế hoạch và triển khai thực hiện theo đúng tiến độ thời gian.

Các tổ chuyên môn là đơn vị cấp dưới cuối cùng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của các trưởng phòng.

Mô hình và cơ cấu tổ chức nêu trên với số lượng cán bộ nhân viên khoảng 65 - 70, trực tiếp hưởng quỹ lương tại CVH (có thể áp dụng cơ chế khoán tự trả lương với một số bộ phận). Các giáo viên, cộng tác viên hưởng bồi dưỡng huấn luyện, giảng dạy, công việc... theo quy định.

Để làm tốt công tác đào tạo, sử dụng cán bộ và lao động, Ban lãnh đạo Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp phải tổ chức thêm các hoạt động dịch vụ có thu để điều chuyển, sử dụng số CBNV không có nghề thực hiện công việc này; mặt khác củng cố lại phòng nghiệp vụ VHTT (kết cấu thành 3 tổ chuyên môn), giao thêm nhiệm vụ cho những phòng chức năng khác (sáp nhập phòng Bảo vệ vào Phòng Tổ chức - Hành chính và giao thêm chức năng, nhiệm vụ cho phòng này).

Số cán bộ, nhân viên có khả năng, năng khiếu nhưng chưa được đào tạo, CVH cử đi học nghiệp vụ chuyên môn (cứu hộ, huấn luyện bơi, âm thanh – ánh sáng…).

Kinh nghiệm vận hành bộ máy tổ chức tại CVH cho thấy: Không nên quá

“tỏch bạch” rừ ràng hoặc chuyờn mụn húa quỏ nhiệm vụ của đội ngũ nhõn viờn.

Tức là vẫn phải “người nào việc nấy” khi phân công nhiệm vụ nhưng khi cần thiết thì vẫn phải sử dụng, điều động sang cả những việc khác. Ở đây, phương châm “ giỏi một nghề, biết nhiều việc” đã được vận dụng một cách linh hoạt. Ví dụ : Khi mùa bơi đến, một số CBNV ở các bộ phận khác nhau có sức khỏe và chuyên môn về bơi lội sẽ được tăng cường về đội cứu hộ và hướng dẫn bơi…

Các nhân viên lái xe, thợ điện, nhạc công... khi cần cũng có thể phục vụ âm thanh, ánh sáng cho hội nghị, hội diễn…

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động cung văn hóa LĐHN việt tiệp TP hải phòng (Trang 66 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w