Chương 3: Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp thành phố Hải Phòng trong thời
2.2. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp hiện nay
2.2.1. Ưu điểm:
Tổ chức hệ thống CLB sở thích, lớp học năng khiếu là nhiệm vụ cơ bản trọng tâm nhất trong toàn bộ hoạt động của Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp.
CLB là một nhóm xã hội tập hợp theo tinh thần tự nguyện, có gắn sở thích cá nhân, nhằm tiến hành các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, nghỉ ngơi giải trí.
Xây dựng các CLB là nhằm phát huy sự sáng tạo, tính tích cực chủ động của quần chúng. Còn quần chúng tham gia hoạt động CLB là nhằm thực hiện chức năng sáng tạo, học tập, giúp đỡ nhau trau dồi phát huy năng khiếu, đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhau, đồng thời phải đem kết quả hoạt động của CLB mình ra phục vụ hữu ích cho xã hội.
Các CLB thực hiện tốt chế độ tự quản về cả mặt tổ chức, kinh phí và chương trình hoạt động. Hiện nay Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp có trên 40 câu lạc bộ với tổng số hội viện gần 2.500 người gồm các lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa.
Nhóm các CLB Văn hóa Xã hội gồm: Thơ, Tem, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Ca nhạc truyền thống, Ca nhạc dân gian, Quốc tế vũ Trung – Cao tuổi, Quốc tế vũ trẻ, vui khỏe người cao tuổi, Giao tiếp tiếng anh, Người mẫu – thời trang, các nhóm nhạc, bloger đất Cảng …
Nhóm các CLB Thể dục Thể thao gồm: Xe đạp thể thao, Bóng bàn, Thể dục thẩm mỹ, Thể dục thể hình, Cầu lông, Bơi lội, Karate, Wushu, Boxing, Khiêu vũ thể thao, Yoga, Aerobic, Bellu Dance, Thể thao dưỡng sinh, Thể thao du lịch…
Hệ thống các CLB Cung Văn hóa được xây dựng theo nguyên tắc “vì quần chúng, do quần chúng và phục vụ quần chúng”. Các hội viên đến tham gia sinh hoạt tại các CLB đều có ý thức xây dựng “mái nhà chung”, nơi họ có điều kiện nghỉ ngơi giải trí một cách tích cực, học tập – rèn luyện – trau dồi thêm kiến thức, đặc biệt là có cơ hội giao lưu, giúp đỡ nhau.
Nhờ quan tâm đúng mức đến tính phong trào và tính nâng cao, nhiều năm qua, ngoài số lượng quần chúng đến tham gia hoạt động tại các CLB ngày càng tăng, các hạt nhân đạt thành tích cao trong các lĩnh vực VHTT ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tô thắm thêm thành tích hoạt động của CVH.
Số lượng các giải thưởng, huy chương các CLB đạt được năm sau cao hơn năm trước. Những hạt nhân tiêu biểu trưởng thành từ vườn ươm tài năng CVH phát huy tác dụng tích cực trong việc nhân rộng mô hình phát triển hoạt động CLB xuống các cơ sở quận, huyện, các NVH, trường học… góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào văn hóa thể thao quần chúng thành phố.
Tổ chức hệ thống CLB sở thích, lớp học năng khiếu của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp được Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá là ưu điểm nổi bật, nổi trội so với hoạt động này ở các CVH, NVH lao động trên toàn quốc.
Các cán bộ chuyên môn, huấn luyện viên, giáo viên của CVH được cử xuống cơ sở giúp tổ chức hoạt động, dàn dựng các chương trình, mở lớp, thành lập cỏc CLB sở thớch. Điển hỡnh là cỏc bộ mụn quốc tế vũ, vừ thuật, thể dục nhịp điệu, thơ, phổ cập những ca khúc truyền thống… Qua hoạt động tại cơ sở, phát hiện, tuyển chọn những hạt nhân, năng khiếu đưa về bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tại CVH.
Hoạt động giao lưu, phối hợp tổ chức các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của thành phố, đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng là mặt mạnh của CVH. Trung bình mỗi năm CVH tổ chức trên 90 hoạt động VHTT, mỗi ngày có khoảng 1500 – 1700 người đến tham gia hoạt động VHTT tại CVH. Tại đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, đối ngoại lớn được CVH phối hợp với các đơn vị Trung ương và địa phương tổ chức, tạo điều kiện cho quần chúng
thưởng thức những tinh hoa của văn hóa Việt, tiếp cận với các nền văn hóa thế giới, càng thêm trân trọng, gìn giữ nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngoài những hoạt động VHTT tổ chức tại chỗ, CVH còn cử cán bộ, chuyên viên đến dàn dựng, hỗ trợ cơ sở tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT quần chúng; tránh lãng phí thời gian và tiền bạc của quần chúng ở những nơi ít có điều kiện đến tham gia sinh hoạt, vui chơi, giải trí tại những trung tâm văn hóa lớn.
Tổ chức hoạt động liên doanh, liên kết là việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của CVH; là việc cụ thể hoá chủ trương khuyến khích xã hội hoá các hoạt động VHTT, Y tế, Giáo dục… của Chính phủ; là việc thực hiện chủ trương và chỉ đạo của LĐLĐ TP Hải Phòng đã được CVH thực hiện từ hàng chục năm nay, có những mặt được là huy động được nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tạo ra các điểm sinh hoạt VHTT, Văn hoá ẩm thực, vui chơi giải trí làm phong phú, đa dạng các hoạt động tại CVH, thu hút và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá và rèn luyện thể thao của CNLĐ và nhân dân thành phố (ước tính đã có khoảng 60 tỷ đồng được đầu tư vào các điểm HĐLK tại CVH). Thực hiện chỉ đạo của Thường trực LĐLĐ thành phố Hải Phòng, CVH thực hiện thanh lý hợp đồng liên kết với các điểm hoạt động không đủ điều kiện (không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Cung văn hóa, vị trí không đúng với Quy hoạch chi tiết đã được UBND thành phố duyệt, kinh doanh không hiệu quả...). Số lượng các điểm liên kết có loại hình văn hoá ẩm thực – ăn uống giảm nhiều so với trước, hiện chỉ còn 2/12 điểm.
Về công tác quản lý tài chính và cơ sở vật chất, CVH quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao, thực hiện nghiêm chế độ tài chính - kế toán theo mô hình sự nghiệp có thu theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Hàng năm, Cung văn hóa xây dựng dự toán trên cơ sở kế hoạch hoạt động và khai thác các nguồn thu, chi báo cáo Thường trực LĐLĐ thành phố duyệt.
2.2.2. Hạn chế:
Công tác quản lý hoạt động của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp đã đạt được những kết quả đáng mừng nhưng cũng không ít hạn chế, bất cập cần phải giải quyết.
Nhận thức của một số cá nhân về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển xã hội, chưa đầy đủ, còn hạn chế. Có người nghĩ, CVH là rạp hát, chỉ cần bán được nhiều vé; là nơi tổ chức hội nghị, tiệc cưới, dịch vụ ăn uống chỉ cần ký được nhiều hợp đồng phục vụ; là nơi vui chơi giải trí bất kể là thứ giải trí theo hướng nào… và từ đó coi CVH là một “cơ sở kinh doanh” văn hóa tạo nguồn thu đóng góp cho ngân sách.
Có những lãnh đạo còn xem nhẹ hoạt động văn hóa, dẫn đến trong lãnh đạo, quản lý về văn hóa chưa lường hết được những tiêu cực của cơ chế thị trường, thiếu những biện pháp hữu hiệu trong việc xây và chống để phát huy nhân tố mới, đẩy lùi tiêu cực, chậm cơ chế đổi mới chính sách đối với văn hóa trong thời gian qua.
Trong chỉ đạo, điều hành cụ thể, triển khai thì văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, các chỉ tiêu kế hoạch giao cho văn hóa hàng năm hầu như chỉ là con số chứ chưa phải là pháp lệnh không cần mức độ chính xác, thực chất ra sao.
Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ văn hóa còn yếu về trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong tham mưu, tổ chức, triển khai, chỉ đạo phong trào cơ sở nên hiệu quả công việc còn thấp. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chưa được chú trọng nên chưa đáp ứng ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của công tác quản lý xây dựng đời sống văn hóa, quản lý dịch vụ văn hóa hiện nay tại đơn vị.
- Tỉ trọng số lượng CBCNVC trong tổng số quần chúng đến tham gia các hoạt động văn hóa thể thao tại Cung văn hóa chưa cao (chưa tới 25%). Các hoạt động dành cho đối tượng CNVC - LĐ chưa nhiều, hoặc còn mang tính hình thức, hoặc bị chi phối bởi việc khai thác nguồn kinh phí tổ chức.
Tại CVH còn thiếu vắng các loại hình hoạt động CLB mang tính nghề nghiệp, phổ biến kiến thức. Chất lượng hoạt động thực sự của hệ thống CLB
không đồng đều. Hàng năm, CVH tiến hành xem xét, đánh giá và xếp loại. Chỉ có khoảng 10 - 15 CLB thường xuyên xếp loại A (chiếm tỷ lệ khoảng 25 – 28%). Các thành tích tập trung chủ yếu vào các CLB này. Còn có nhiều CLB hoạt động cầm chừng, thiếu nội dung, số lượng hội viên ít (khoảng 15 – 18%).
Năm 2014 có tới 4 CLB bị giải thể do không hoạt động, hoặc hoạt động sai tôn chỉ, mục đích.
- Việc tổ chức các lớp năng khiếu âm nhạc, văn hóa nghệ thuật nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng chưa được chú trọng đúng mực. Trong 25 năm qua, số lượng các lớp âm nhạc, mỹ thuật, múa không vượt qua con số 200; trong khi đó, các lớp năng khiếu TDTT đã vượt qua con số 1000.
- Các hoạt động vui chơi giải trí chưa được tổ chức thường xuyên. Nếu có, chưa phải dành cho quảng đại dân chúng nhân dân lao động (Sàn nhảy Hoàng Gia, Bar Ca nhạc Đông Dương)
Số lượng các cuộc biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và quần chúng tại CVH còn ít. Nếu có, chưa đáp ứng được yêu cầu thưởng thức cho từng đối tượng cụ thể. Ví dụ: Những buổi biểu diễn mang tính chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng khán giả có trình độ thưởng thức cao lại chưa đạt được chất lượng nghệ thuật mong muốn, do đó không thu hút được khán giả.
Những hoạt động văn hóa nghệ thuật quần chúng nhiều khi vắng bóng người xem do khâu tuyên truyền không hiệu quả; chất lượng nghệ thuật cũng như âm thanh, ánh sáng, trang trí san khấu chưa đạt đến yêu cầu của người thưởng thức đòi hỏi. Do tính chất công việc cũng như sự phức tạp đã làm cho việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có lúc, có nơi bị buông lỏng.
Công tác quản lý các điểm dịch vụ liên kết còn bộc lộ nhiều yếu kém, bị buông lỏng trong một thời gian dài. Một số điểm đã vi phạm trật tự xây dựng, qui hoạch nghiêm trọng phải xử lý tháo dỡ (Bar Đông Dương, Công ty Hoàng Minh Sơn). Một số điểm chưa chú ý đến công tác giữ gìn vệ sinh môi trường;
Còn để xảy ra mất an toàn trong hoạt động (gây cháy) và mất trật tự xã hội. Một số điểm chậm thực hiện các khoản thanh toán với CVH như: tiền sử dụng điện, nước, tiền thuê đất. Một số điểm HĐLK do kinh doanh khó khăn đã chuyển đổi
sản phẩm, mặt hàng kinh doanh, chuyển đổi pháp nhân gây khó khăn cho việc quản lý của CVH.
Việc xây dựng và tổ chức các điểm dịch vụ liên kết tại CVH trong suốt nhiều năm qua cơ bản đáp ứng được việc huy động vốn đầu tư, đáp ứng được nhu cầu của xã hội về hoạt động văn hoá tinh thần và rèn luyện sức khoẻ và thực hiện chức năng nhiệm vụ của CVH. Nhưng các công này chưa được chú ý đến hình khối kiến trúc, sự hài hoà trong qui hoạch tổng thể, thậm chí vi phạm trật tự xây dựng. Vì vậy những năm tiếp theo cần phải thực hiện điều chỉnh theo Quy hoạch chi tiết đã được thành phố phê duyệt.
2.2.3. Nguyên nhân những tồn tại:
- Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp, cũng như các CVH – NVH trong hệ thống công đoàn, không được hưởng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo nguồn kinh phí tổ chức hoạt động.
- Theo phương diện quản lý nhân sự các nhà văn hóa, lực lượng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải chiếm ít nhất 1/3 biên chế cán bộ toàn cơ quan.
Thực tế, số lượng cán bộ nghiệp vụ CVH chỉ 10 người trong tổng số 68 CBNV toàn cơ quan, trình độ chuyên môn lại không đồng đều, còn thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm hoạt động trong guồng quay kinh tế thị trường và sự cạnh tranh khốc liệt diễn ra trên lĩnh vực văn hóa.
- Sự bùng nổ của các phương tiện thông tin nghe nhìn. Quần chúng có thêm nhiều hình thức hưởng thụ văn hóa để chọn lựa.Trình độ hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của quần chúng ngày càng cao, đòi hỏi nâng cao chất lượng hoạt động mới có thể thu hút được sự quan tâm tham gia của quần chúng.
- Sự xuống cấp, thiếu thốn cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tổ chức các hoạt động.
- Việc Qui hoạch CVH gồm các phân khu chức năng, các điểm hoạt động văn hoá - thể thao còn chưa theo kịp với nhu cầu - đòi hỏi của xã hội tại một thành phố lớn đang phát triển. Việc hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến chính sách cũng như việc giám sát và phối hợp thực hiện chức năng quản lý của các ngành liên quan đối với Cung Văn hoá chưa kịp thời, hiệu quả. Sự “phát triển
nóng” của các điểm HĐLK nên chưa thực hiện được yêu cầu của Qui hoạch chi tiết CVH được duyệt.
- Lãnh đạo CVH các thời kỳ chưa nhận thức đầy đủ, kịp thời về sự cần thiết và sớm tham mưu đề xuất việc lập qui hoạch, xây dựng các điểm liên doanh liên kết tại Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp.
- Việc phát triển các điểm dịch vụ văn hoá, thể thao mới được CVH chú ý đến “bề rộng”, và về số lượng để đáp ứng, giải quyết nhu cầu và mục đích trước mắt như: đòi hỏi của quần chúng; giải quyết khó khăn về tài chính của đơn vị;
thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ TP… mà chưa chú ý đến tính “bền vững” của các điểm hoạt động này.
- Sự phối hợp thiếu hiệu quả với chính quyền địa phương sở tại và các ngành liên quan để giải quyết dứt điểm những vi phạm về trật tự xây dựng.
TIỂU KẾT
Hoạt động của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp đã đạt được những kết quả nhất định trong thời gian qua. Nhưng một thực tế do nhận thức về vai trò văn hóa cũng chưa cao, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành chưa đồng đều nên hiệu quả vẫn còn thấp, những hạn chế còn tồn tại như: việc thực hiện và triển khai, áp dụng các văn bản pháp luật, như vấn đề cán bộ, việc chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chức năng trong quản lý các hoạt động văn hóa của các cơ quan chức năng, vấn đề tài chính cho hoạt động các thiết chế văn hóa... đang là những vấn đề cần được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm đồng bộ, dứt điểm thực hiện và ưu tiên cho văn hóa.
Hoạt động văn hóa đòi hỏi những nội dung, phương pháp, chính sách đồng bộ, ứng dụng linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể của thực tế đang diễn ra trên địa bàn, công tác xã hội hóa phải được thực hiện tốt để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả xã hội trong việc tự quản cũng như xây dựng văn hóa, làm cho văn hóa của nhân dân, của dân tộc phát triển theo tinh thần tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tất cả vì con người, vì tiến bộ, công bằng xã hội...
Những vấn đề tồn tại trong hoạt động của Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém, trong đó có mặt hạn chế của công tác quản lý hoạt động. Vì vậy, cần phải đề ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động Cung văn hóa LĐHN Việt Tiệp trong thời gian tới.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CUNG VĂN HểA LĐHN VIỆT TIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI