CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY PHÀ RỪNG
2.1. Một số nét khái quát về Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phà Rừng 1. Quá trình hình thành và phát triển
+ Tên công ty viết bằng tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY CNTT PHÀ RỪNG.
+ Tên gọi tắt: VINASHIN PHARUNG.
+ Trụ sở: Thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng + Điện thoại : 84- 031.3875128/3875066 - Fax: 84-031.3875067 + Email : Pharung@hn.vnn.vn Website: www.pharungyard.com.vn Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Phà Rừng được xây dựng trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Phà Rừng (tiền thân là Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng) với lịch sử hình thành và phát triển như sau:
Ngày 25 tháng 3 năm 1984 Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, công trình được khánh thành giai đoạn I. Đó là một công trình hợp tác giữa 2 chính phủ Việt Nam - Phần Lan được thành lập theo quyết định số 622/QĐ/TCCB-LĐ cấp ngày 05 tháng 4 năm 1993 của Bộ Giao thông Vận tải và Nghị định số 33/CP ngày 17/05/1996 của Chính phủ. Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng được thiết kế, xây dựng, lắp đặt hướng dẫn khai thác với sự giúp đỡ của Chính phủ Phần Lan và các chuyên gia Phần Lan.
(1) Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1984 đến năm 1989
Đây là thời kỳ sản xuất trong cơ chế bao cấp, chủ yếu là sửa chữa tàu của các khách hàng trong nước. Tỷ lệ tàu nước ngoài sửa chữa chưa nhiều và chủ yếu là tàu của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa.
Có thể xem giai đoạn này là giai đoạn chuyển giao, đào tạo, hướng dẫn vận hành của các chuyên gia Phần Lan.Vào thời điểm năm 1984, Phà Rừng là nhà máy sửa chữa tàu biển có quy mô lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
(2) Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1990 đến năm 1995
Đây là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đổi mới theo cơ chế thị trường. Với đường lối đổi mới, mở cửa, được tự chủ sản xuất kinh doanh, Phà Rừng ngày càng phát triển đi lên và khẳng định thương hiệu là Nhà máy sửa chữa tàu biển có uy tín và chất lượng cao ở trong nước và khu vực. Không ngừng đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chủ tàu. Phà Rừng là đơn vị đầu tiên của VINASHIN thực hiện sửa chữa tàu chở khí gas, khí hóa lỏng đáp ứng tiêu chuẩn quy phạm Quốc tế.
Trong giai đoạn này, trung bình mỗi năm Phà Rừng sửa chữa được từ 35 đến 40 tàu biển vượt công suất thiết kế ban đầu của Phần Lan. Các tàu được sửa chữa không chỉ thuộc khối các nước xã hội chủ nghĩa cũ, mà còn thuộc nhiều nước khác như: Đức, Hy Lạp, Hồng Kong, Hàn Quốc, Singapore…
(3) Giai đoạn thứ 3: Từ năm 1996 đến nay
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về thành lập các Tổng công ty 90 và 91, Tổng công ty Phà Rừng được chuyển sang là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), đây là giai đoạn hội nhập và phát triển vượt bậc của Phà Rừng.
Tháng 2/2001, Phà Rừng là đơn vị thứ 2 trong ngành Giao thông vận tải được đón nhận chứng chỉ do tổ chức DNV (DET NORKE VERITAS) cấp. Năm 2003, xây dựng chuyển đổi phiên bản ISO 9001-2000 và được cấp chứng chỉ năm 2004.
Ngày 14/07/2013 Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) ban hành Quyết định số 1215/QĐ-CNT về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tuy nhiên sau thời gian hoạt động thí điểm, mô hình hoạt động này thể hiện nhiều yếu điểm và cũng đúng thời kỳ VINASHIN gặp khó khăn.
Triển khai Quyết định số 2108/QĐ-TTg ngày 18/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam;
Ngày 08 tháng 02 năm 2011, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã ban hành Quyết định số 87/QĐ-CNT về việc sáp nhập Công ty TNHH một thành viên đóng
tàu Phà Rừng vào Tổng công ty CNTT Phà Rừng. Hiện tại Tổng công ty CNTT Phà Rừng đang trong thời gian thực hiện đề án tái cơ cấu Tổng công ty đã được Tập đoàn phê duyệt tại Quyết định số 612/QĐ-CNT ngày 01/07/2011.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nhất số 0201395460 ngày 12/12/2013 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty bao gồm:
1) Sửa chữa tàu biển; 2) đóng mới các phương tiện thuỷ; 3) Công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu và sửa chữa tàu: Dịch vụ hàng hải; tổ chức kinh doanh vận tải đường bộ; gia công lắp đặt cấu kiện thép; phá dỡ tàu cũ; kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị phụ tùng, phụ kiện công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng; bốc xếp hàng hoá tại cầu tàu; kinh doanh sắt thép phế liệu; vận tải biển và các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Chế tạo kết cấu thép dàn khoan; Thi công công trình thuỷ, nhà máy đóng tàu; Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thuỷ; Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tàu thuỷ; Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; Đào tạo và cung ứng lao động trong ngành công nghiệp tàu thuỷ; Dịch vụ khách sạn (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke); Dịch vụ logistic, tàu mẫu, quảng cáo; Mua bán, vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí; Mua bán thép đóng tàu, thép cường độ cao; Mua bán, sản xuất và lắp ráp trang thiết bị nội thất thuỷ; Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị giao thông vận tải;
Khảo sát, thiết kế, lắp đặt các hệ thống tự động, thông tin liên lạc viễn thông, phòng chống cháy nổ; Đầu tư, kinh doanh nhà, xây dựng công nghiệp, dân dụng, khu đô thị và nhà ở; Kinh doanh nạo vét luồng lạch, san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng; Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ hàng hải; Đại lý, cung ứng, lai dắt, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải; Dịch vụ cảng, bến cảng, kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải; Đại lý hàng hoá và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải; Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế, kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch; Vận tải hành khách và hàng hoá bằng
phương tiện đường bộ, đường thuỷ nội địa và quốc tế; Thực hiện kiểm tra không phá huỷ các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông và an toàn; Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, xây lắp, kiểm tra, thử nghiệm cơ khí, hàn điện, không phá huỷ.
Tuy nhiên triển khai thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định số 2108/QĐ-TTg ngày 18/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì hoạt động của Tổng công ty CNTT Phà Rừng tập trung vào 3 lĩnh vực chính:
1) Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển;
2) Công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển;
3) Đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý.
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng bao gồm các đơn vị thành viên:
- Công ty TNHH 1 TV SCTB và Công nghiệp phụ trợ Yên Hưng - Công ty TNHH 1 TV Đóng tàu Sông Giá
- Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng hải Phà Rừng - Công ty Cổ phần CNTT Sông Lô
- Công ty Cổ phần CNTT Sông Đào - Công ty Cổ phần CNTT Nam Hà
- Công ty Cổ phần TM & Dịch vụ tàu biển Phà Rừng.
- Trường trung cấp nghề CNTT Phà Rừng.
Tổng Công ty CNTT Phà Rừng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Bộ máy quản lý của Tổng Công ty (sau tái cơ cấu) bao gồm Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc.
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Là người đại diện vốn chủ sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp.
Ban Tổng Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc: Phó Tổng Giám đốc nội chính, Phó Tổng giám đốc phụ kinh doanh, tài chính; Phó Tổng Giám đốc sản xuất; Phó Tổng Giám đốc phụ trách Vật tư, chất lượng, công nghệ; Phó Tổng Giám đốc phụ trách thiết bị, khoa học kỹ thuật. Tổng Giám đốc là
đại diện pháp nhân của Tổng Công ty, là người xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, là người điều hành hoạt động của Công ty.
Sản phẩm của Tổng Công ty là con tàu có kích thước lớn không thể di chuyển trong quá trình sản xuất nên tổ chức sản xuất tại Tổng Công ty được bố trí theo hình thức chuyên môn hoá, tức là sau khi làm xong công việc của bộ phận nào thì bộ phận tiếp theo vào thi công cho đến khi hoàn thiện tàu.
Cụ thể: gồm 15 phòng ban và 13 phân xưởng & Đội cơ giới.
Bảng 2. : Tên các phòng, ban, Phân xưởng và Đội
STT TÊN ĐƠN VỊ GHI CHÚ
A Khối hành chính, điều hành I Hội đồng thành viên
II Đảng ủy chuyên trách III Tổ chức đoàn thể IV Kiểm soát viên
V Ban Tổng Giám đốc VI Kế toán trưởng
VII Nhóm hành chính, văn phòng 1 Ban Tổ chức cán bộ-Lao động 2 Văn phòng Tổng công ty 3 Ban Tài chính kế toán 4 Ban Tổng hợp
5 Phòng khám đa khoa Phà Rừng 6 Ban Bảo vệ quân sự
7 Ban Kế hoạch kinh doanh 8 Ban Quản lý các dự án đầu tư B Khối sản xuất
VIII Nhóm phục vụ trực tiếp sản xuất 1 Ban kỹ thuật công nghệ
2 Ban điều độ sản xuất 3 Ban quản lý chất lượng 4 Ban thư ký ISO
5 Ban Vật tư xuất nhập khẩu
6 Ban An toàn lao động và môi trường 7 Ban Khoa học kỹ thuật cơ điện 8 Phòng Đời sống
IX Nhóm sản xuất trực tiếp 1 Phân xưởng Vỏ 1
2 Phân xưởng Vỏ 2
3 Phân xưởng Vỏ 3 4 Phân xưởng Vỏ 4 5 Phân xưởng Vỏ 5 6 Phân xưởng Ống 7 Phân xưởng Máy
8 Phân xưởng Điện tàu thủy 9 Phân xưởng Bài trí 1 10 Phân xưởng Bài trí 2 11 Phân xưởng Ụ đà 12 Phân xưởng Cơ điện 13 Đội Cơ giới
(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ-Lao động) Cụ thể, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban như sau:
1) Ban kế hoạch Kinh doanh:
- Chuẩn bị các Hợp đồng đóng tàu, Hợp đồng thiết kế. Dự kiến giá, thuyết minh đóng tàu, các bản vẽ sơ bộ: Tuyến hình, bố trí chung, mặt cắt sườn, kết cấu chung, các bản tính năng, danh sách các nhà cung cấp,…,
2) Ban kỹ thuật công nghệ
- Kiểm soát bản vẽ thiết kế: Cơ bản, chi tiết (nhận từ nhà thiết kế);
- Triển khai hoặc kiểm soát bản vẽ công nghệ (nếu thuê thiết kế công nghệ 3) Ban Xuất nhập khẩu vật tư
- Tiếp nhận các tài liệu kỹ thuật, thuyết tư minh đóng tàu, danh mục vật tư thiết bị từ Ban Điều độ sản xuất để đặt hàng mua sắm.
- Quản lý danh sách và đánh giá các nhà cung cấp.
4) Ban Điều độ sản xuất:
- Là đầu mối triển khai sản xuất tại Tổng Công ty.
- Tiếp nhận các tài liệu kỹ thuật, quy trình, danh mục vât tư thiết bị từ Ban Công nghệ để đặt mua sắm, triển khai sản xuất. Tiếp nhận danh mục vật tư thiết bị được mua sắm từ Ban Xuất nhập khẩu vật tư để triển khai đến các đơn vị thi công.
5) Ban quản lý chất lượng:
- Đại diện cho Tổng công ty CNTT Phà Rừng làm việc với các đoàn đánh giá năng lực của chủ tàu, Đăng kiểm đối với Tổng công ty trước khi bắt đầu đóng tàu (hoặc seri tàu).
- Đánh giá năng lực, chất lượng sản phẩm của các nhà thầu phục vụ nội địa.
6) Ban Tổ chức cán bộ-Lao động
- Đào tạo tay nghề đảm bảo sự ổn định chất lượng của Tổng công ty.
- Tổ chức đào tạo sử dụng thiết bị mới, quy trình mới.
7) Phân xưởng Vỏ 2
Các sản phẩm, bán thành phẩm của phân xưởng này là:
- Thép sau khi cán phẳng, sơn lót (theo quy trình làm sạch sơn)
- Các thành phẩm là các chi tiết cắt trên máy cắt CNC theo bản vẽ công nghệ (theo quy trình chế tạo chi tiết).
8) Phân xưởng Vỏ 3 - Gia công chi tiết
- Gia công phân đoạn, tổng đoạn 9) Phân xưởng Vỏ 1
- Gia công các tổng đoạn ca bin, ống khói - Gia công các thiết bị trên boong
10. Phân xưởng ống
- Gia công, lắp ráp, chạy thử các hệ thống ba lát.
- Gia công, lắp ráp các két rời 11. Phân xưởng máy
- Nghiên cứu các hướng dẫn lắp đặt, vận hành - Chạy thử các thiết bị theo quy trình.
12. Phân xưởng Điện tàu thủy
- Lắp ráp các giá đỡ máng dây cáp điện;
- Gia công lắp ráp các bệ đỡ động cơ, thiết bị, nghi khí hàng hải;
13. Phân xưởng Bài trí
- Sản phẩm của phân xưởng Bài trí là làm sạch các phân tổng đoạn đã có gắn các chi tiết phụ như: giá đỡ ống, giá đỡ máng cáp,…,
14. Phân xưởng Vỏ 4.
- Nhận sơ đồ, quy trình đấu đà từ Ban điều dộ sản xuất, lấy dấu các chuẩn (mặt cắt sườn giữa, mặt phẳng dọc tâm, chiều rộng max, chiều dài Lpp, Lmax của tàu lên mặt nền âu (đà), mốc mặt phẳng cơ bản (chiều cao của căn đấu đà), các đường nước trên thành âu (đà). Dùng boong tu (hoặc sơn) để đánh dấu các mốc trên.
15. Phân xưởng ụ đà.
- Nhận hồ sơ căn kê từ Ban điều độ sản xuất
- Kiểm tra vị trí tương đối của hai tàu với 2 đường tanh đà, với 2 khóa đà…
Hình 2. . Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty
2.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật + Văn phòng làm việc, Ụ nổi, ụ khô, triền đà
+ Các thiết bị: Cần cẩu chân đế, cẩu giàn, cẩu bánh lốp, xe nâng, xe car...
Cụ thể thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. : Bảng thống kê cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị
TT Tên thiết bị/nhà xưởng Diện tích
(m2) Số lượng
1
+ Ụ khô: 12.000 tấn + Ụ nổi: 4200 tấn
+ Cẩu KONE 15 tấn/28 m + Triền đà tàu 30.000 tấn
01 cái 01 cái 01 cái 01 cái 2
+ Cầu tàu nặng: 150/200m;
+ Cẩu KONE 15 tấn/28 m:
+ Cẩu cổng 200 tấn (dọc đà tàu) x 60 x 37
01 cái.
01 cái.
3 Phân xưởng Vỏ 1 13.772
+ Cẩu giàn 16 tấn
+ Máy ép thủy lực 500 tấn + Máy lốc tôn 3 m
+ Cẩu gắn tưởng 3 tấn + Cẩu giàn 20 tấn + Máy ép 500 tấn + Máy cắt CNC 9 m + Máy rọc mép
02 cái 02 cái 01 cái 04 cái 02 cái 01 cái 01 cái 01 cái
4 Phân xưởng Máy 1.152
Máy tiện băng dài 12 m/8 tấn 02 cái
Máy phay 08 cái
Máy khoan 02 cái
Máy tiện cụt 04 cái
5 Phân xưởng Vỏ 2 5.508
Cẩu giàn 16 tấn 02 cái
Bán cổng 5 tấn 02 cái
Máy cắt CNC 9 m
04 cái
Dây chuyền cán phẳng thép tấm
01 d. chuyền.
Dây chuyền làm sạch, sơn tôn tấm 300.000 m2/năm
01 dây chuyền
6 Phân xưởng Vỏ 3 9.792 m2
Cẩu giàn 40 tấn 04 cái
Bán cổng 5 tấn 02 cái
Máy ép thủy lực
1.000 tấn 01 cái
Máy lốc tôn 6 m 01 cái.
Máy gia công
xương cong 01 cái.
Sàn phóng dạng
mặt cắt sườn giữa 400
7
Phân xưởng Máy nhà xưởng cũ nối dài nhà xưởng cũ
nhà xưởng mới
2.304 1.152 432 720
8 Phân xưởng Điện
tàu thủy 720
9 Phân xưởng Ống
Dự kiến mở rộng
1.194 648
10
Phân xưởng Bài trí
Nhà làm sạch, sơn tổng đoạn số 1 Nhà làm sạch, sơn tổng đoạn số 2
2.160 800 1.160 11 Khu bãi lắp ráp
12 + Bãi B1
+ Cẩu cổng 20 tấn
729
01 cái.
13 + Bãi B2
+ Cẩu cổng 5 tấn
3.776
01 cái.
14 + Bãi B3
+ Cẩu cổng 5 tấn 1.750
01 cái.
15 + Bãi B4
+ Cẩu cổng 5 tấn 5.760
01 cái.
16 + Bãi B5
+ Cẩu cổng 5 tấn
2.880
01 cái.
17 + Bãi B6
+ Cẩu cổng 5 tấn 2.684
01 cái.
18 Bãi lắp ráp đấu đà 4.200
19 Bãi lắp ráp dọc đà 5.880
20 Bãi tập kết vật tư 4.080
21 Cầu tàu hoàn
thiện 30.000 tấn 300 m
22 Cẩu chân đế 50
tấn 02 cái.
23
Cầu tàu hoàn thiện 15.000 DWT
120 m.
24 Cẩu tháp 5 tấn/60
m 01 cái.
25
Xe goòng 5 tấn giữa Phân xưởng Vỏ 2 và Phân xưởng Vỏ 3
01 cái.
26 Máy cắt
CNC/12m 04 cái.
(Nguồn: Ban Khoa học kỹ thuật Cơ điện) 2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty CNTT Phà Rừng 2.2.1. Phân tích khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phà Rừng
Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phà Rừng là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), quá trình phát triển của Tổng công ty dựa trên định hướng phát triển chung của Tập đoàn. Được sự quan tâm đầu tư đúng hướng của Chính phủ, sự chỉ đạo của Tập đoàn và với những nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty, trong những năm qua Tổng công ty đã có những bước phát triển vượt bậc.
Sản phẩm đóng mới đầu tiên của Công ty là ụ nổi 4.200 DWT dùng để sửa chữa tàu đến 8.000 DWT. Sản phẩm này đã được trao huy chương vàng tại triển lãm quốc tế về công nghiệp đóng tàu, hàng hải và vận tải Việt Nam.
Kể từ khi chiếc tàu đóng mới đầu tiên mang tên Cái Lân 02 trọng tải 6.300 DWT được làm lễ đặt ky vào ngày kỷ niệm truyền thống lần thứ 20 của Phà Rừng, từ đó đến nay, Công ty đã triển khai nhiệm vụ đóng mới tàu biển và phương tiện thuỷ. Đến nay Công ty đã đóng mới thành công và đưa vào bàn giao cho khách hàng đưa vào khai thác 4 tàu chở hàng 6.500 DWT, 01 tàu chở hàng 6.300 DWT, 01 tàu chở hàng 12.500 DWT, 01 tàu chở hàng 20.000 DWT, 03 tàu chở dầu hoá chất 6.500 DWT. Công ty đang triển khai đóng mới 03 tàu chở hàng vở kép 34.000 DWT cho Tập đoàn Graig Investments-Vương quốc Anh, 2 tàu chở dầu hoá chất trọng tải 6.500 DWT xuất khẩu cho Fortune Marine - Hàn Quốc, triển khai seri đóng tàu chở dầu/hoá chất 13.000 DWT cho Hy Lạp, tham gia đóng mới kho chứa dầu nổi FS-O5 150.000 tấn với Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu.
Trải qua 29 năm hoạt động, Công ty đã sửa chữa được gần ngàn lượt tàu của các quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Liên bang Nga, Cu Ba, Đức, Hy Lạp, Singapore… đạt chất lượng cao. Phà Rừng đã trở thành một địa chỉ tin cậy của khách hàng và là một trong những cơ sở sửa chữa tàu biển hàng đầu của Việt Nam.
Với mục đích không ngừng nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tàu biển của mình. Công ty đã chủ động tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư. Năm 2007, Công ty đã tiến hành khởi công xây dựng tổ hợp công trình Cảng tổng hợp và Cụm công nghiệp VINASHIN – Đình Vũ với diện tích 262 ha tại bán đảo Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. Với mục tiêu tới năm 2013 có thể nội địa hoá 60%
ngành công nghiệp tàu thuỷ, Công ty đang triển khai xây dựng 03 nhà máy trên diện tích 399 ha tại Yên Hưng - Quảng Ninh, đó là: Nhà máy lắp ráp và chế tạo động cơ VINASHIN-Man-Phà Rừng, Nhà máy đóng tàu Yên Hưng, Nhà máy sửa chữa tàu biển và công nghiệp phụ trợ Yên Hưng. Tuy nhiên do khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành hàng hải đặc biệt là ngành đóng tàu.