CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY PHÀ RỪNG
2.3. Đánh giá chung về doanh nghiệp
2.3.1. Những kết quả đạt được:
Việt Nam hiện đang nằm trong top 4 nước dẫn đầu châu Á và top 10 nước có số lượng tàu đóng mới và tải trọng tàu lớn trên thế giới. Tốc độ phát triển hàng năm của Vinashin từ 30-50%, đã đóng thành công nhiều tàu có trọng tải 53.000 tấn, sửa chữa tàu 100.000 tấn, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phà rừng, một trong những cơ sở quan trọng bậc nhất thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam cam kết đạt được chất lượng cao nhất trong các hoạt động kinh doanh chính là ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, kết hợp với việc mở rộng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, kinh doanh vận tải biển và các ngành kinh doanh khác theo yêu cầu của thị trường. Công ty luôn phấn đấu không mệt mỏi nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày một cao của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ.Bên cạnh đó,Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phà rừng không ngừng hoàn thiện và phát triển bền vững Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 nhằm đảm bảo xã hội có thêm những sản phẩm chất lượng tốt, hiệu quả đầu tư cao. Coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho người lao
động đáp ứng được chiến lược phát triển của Tổng công ty. Đặc biệt theo quyết định số 1426/QĐ-CNT-TCCB-LĐ đã thành lập trường Trung cấp nghề Công nghiệp Tàu thủy Phà Rừng - cái nôi nuôi dưỡng nhiều công nhân kĩ thuật lành nghề.
Tổng công ty luôn coi chất lượng sản phẩm vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho tồn tại và phát triển, luôn gắn liền với truyền thống, uy tín và thương hiệu VINASHIN PHARUNG. Các sản phẩm được khách hàng ưa chuộng và tiêu thụ nhanh trên thị trường. Trong suốt quá trình phát triển Tổng công ty đã tạo được uy tín và các mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và các bạn hàng.Hiện nay, Tổng công ty đã có chỗ đứng khá tốt trên thị trường.
2.3.2. Một số hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một là: Thị phần đóng mới và sửa chữa tàu trên thị trường còn nhỏ so với tổng thị phần của toàn ngành đóng tàu. Các sản phẩm truyền thống của Tổng Công ty như: Tàu 34.000 DWT và tàu chở dầu hóa chất 13.000 DWT đang bị cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc và Hàn Quốc, đặc biệt là Trung Quốc có giá bán rất thấp.
Hai là: Việc nghiên cứu và điều tra thị trường chưa được các nhà Quản trị nghiên cứu và thực sự quan tâm, từ việc khó khăn do bên ngoài cũng như nội tại của các doanh nghiệp mà chủ yếu là công việc phân tích và nhận định thị trường, đánh giá cho hoạt động thị trường và dự báo thị trường còn hạn chế. Tuy Tổng công ty đã cố gắng trong việc nắm bắt tình hình thị trường nhưng mức độ nghiên cứu chưa thường xuyên, thiếu hẳn một bộ phận chuyên trách công tác nghiên cứu tiếp thị, chưa thực sự đầu tư trong việc nghiên cứu thị trường.
Ba là: Việc quảng cáo, tham gia hội chợ tuy có được quan tâm hơn trước kia nhưng xét về mặt hiệu quả thì chưa đạt được và chưa đáng kể.
Bốn là: Phong cách giao tiếp, phục vụ chưa làm hài lòng một bộ phận không nhỏ khách hàng đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, ký kết hợp đồng với Tổng Công ty.
Năm là: Cơ sở hạ tầng xây dựng dở dang, chưa đáp ứng tốt nhu cầu khi khách hàng, kỹ thuật chủ tàu, Đăng kiểm đến Tổng công ty thực hiện, tác nghiệp chuyên môn.
Những hạn mặt hạn chế của hoạt động Marketing của Tổng công ty CNTT Phà Rừng như đã nêu trên, xuất phát từ một số nguyên nhân:
1) Tổng công ty chưa nhận thức đúng về Marketing và vai trò hoạtđộng Marketing trong quá trình SXKD, nên chưa đầu tư đúng mức công tác nghiên cứu thị trường, thu hút khách hàng. Hoạt động nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu và mong muốn của khách hàng còn hạn chế.
2) Môi trường quản lý vĩ mô hiện còn chưa thực sự tạo môi trường phát triển cho Tổng công ty. Tổng công ty mới chỉ đi những bước đi đầu tiên với xu thế của việc Marketing hướng tới khách hàng, việc tổ chức xây dựng bộ máy hệ thống Marketing trong doanh nghiệp chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài còn nhiều điều hạn chế, chính sách giá trong việc thực hiện các chiến lược giá còn chưa nhất quán.
3) Tư duy kinh doanh cổ hủ, lạc hậu, trông chờ, vẫn chưa coi “Khách hàng là người nuôi sống bản thân và gia đình mình”
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, để tiến tới hội nhập của Tổng công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung cần phải chú trọng tới các hoạt động của Marketing.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU