Các chương trình hỗ trợ

Một phần của tài liệu Tạo ra nhiều việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hôi ppt (Trang 54 - 86)

II/ Thực trạng hỗ trợ DNNVV trong những năm qua

2. Các chương trình hỗ trợ

Bản thân các DNNVV trong quá trình phát triển của còn tồn tại nhiều bất cập và gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển là xu hướng tất yếu tuy nhiên làm thế nào để phát triển bền vững thì bản thân của doanh nghiệp không thể tự mình khắc phục được. Chính vì vậy các DNNVV rất cần nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức có chức năng và quyền hạn đối với các DN này. Vậy thì các chương trình hỗ trợ này nội dung của nó như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần này.

2.1. Chương trình hỗ trợ DNNVV về tín dụng

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân khi đầu tư vào một số ngành, một số lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn, phát triển kinh doanh hàng hóa xuất khẩu…vv. Trong thời gian qua, Nhà nước đã thực hiện cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh đầu tư, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Các hình thức hỗ trợ về tín dụng sẽ góp phần giải quết được những vấn đề phát sinh và đảm bảo được sự phát triển cho nền kinh tế.

 Vì sao phải hỗ trợ DNNVV về tín dụng

Như chúng ta đã tìm hiểu ở những phần phía trên, cái yếu nhất của DNNVV và là vấn đề rất quan trọng đó là vốn, nguồn tài chính duy trì để hoạt động doanh nghiệp và phát triển kinh doanh. Hiện nay đa phần các doanh nghiệp đều phát triển dựa vào chính tiềm lực và nguồn vốn vận động từ chính bản thân, nếu có thì cũng chỉ là một phần có được từ việc vay mượn chính vị vậy không đủ nguồn tài chính để hoạt động, dẫn đến hoạt động rất cầm chừng và bị kìm hãm sự phát triển của chính bản thân doanh nghiệp mặc dù các doanh nghiệp này rất có tiềm năng. Nếu chỉ xét 1 doanh nghiệp thì

vấn đề này chưa phải là lớn lắm nhưng khi chúng ta xét cho toàn bộ nền kinh tế thì có thể nhận thấy rằng nền kinh tế hoạt động không hết hiệu suất, gây tổn thất cho xã hôi và không tận dụng hết tiềm năng của nền kinh tế và thiệt hại này quả thật là không nhỏ. Chính vì vậy hỗ trợ DNNVV về tín dụng sẽ không gây tổn thất phúc lợi xã hội, đảm bảo được sự phát triển, huy động hết mọi tiềm lực và điều quan trọng đó là thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các DNNVV, đảm bảo được mục tiêu và chương trình phát triển của đất nước, nâng cao mức sống và thu nhập của nười dân.

 Cách thức hỗ trợ DNNVV về tín dụng

Mục tiêu

Giúp cho các DNNVV có cơ hội tiếp cânh với các khoản tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, rút ngắn thời gian, giảm nhẹ chi phí của DNNVV trong việc hoàn tất hồ sơ tiếp cận tín dụng. Bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dựng dự án khả thi cho các DNNVV. Huy động nguồn lực tài chính trung và dài hạn hợp pháp cả trong và ngoài nước để có nguồn vốn ổn địnhcho các DNNVV vay để đầu tư phát triển năng lực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có ngành nghề cần khuyến khích phát triển, đem lại nguồn thu cho ngân sách thành phố, tạo công an việc làm cho người lao động, cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố…vv

Đối tượng thụ hường đó là các DNNVV đã thành lập, vừa thành lập và chuẩn bị thành lập, các tổ chức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ chức hiệp hội.

a, Hỗ trợ tiếp cận tín dụng: Hỗ trợ thông tin về tín dụng, ngân hàng cho các DNNVV. Trợ giúp để có điều kiện tiếp cận vốn tốt hơn như trợ giúp tư vấn xây dựng dự án miễn phí để vay vốn các tổ chức tín dụng, tiếp cận nguồn vốn thuộc các dự án ngành nghề được khuyến khích hỗ trợ tín dụng trong chiến lược phát triển KT – XH thành phố… Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện pháp lý để các DNNVV đảm bảo các điều kiện vay vốn như xác định, công nhận giá trị tài sản trên đất, quyền sử dụng đất của các DNNVV thế chấp vay vốn. Đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm thông tin tín dụng cả về số lượng lẫn chất lượng.

b, Thành lập qũy bảo lãnh tín dụng cho DNNVV: Đây là chủ trương đã có từ lâu theo quy định 193/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện do không có nguồn vốn đong góp của Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trong và ngời nước. Thành phố cần tập trung xúc tiến nhanh và hình thành quỹ với số vốn điều lệ ban đầu 30 – 50 tỷ đồng, trong đó: Vốn từ ngân sách TW là 30%; vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế là 30%; vốn từ Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp là 30%; vốn từ các nguồn khác là 10%. Ngoài ra hàng năm thành phố sử dụng một phần nguồn vốn từ thu ngân sách để bổ sung vào vốn điều lệ cho quỹ. Nghiên cứu thành lập quỹ bảo hiểm tín dụng để giúp quỹ bảo lãnh tín dụng mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay – chia sẽ rủi ro và triển khai nhanh việc huy động đóng góp của các Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có thể dùng vốn điều lệ hoặc vốn huy động dài hạn để góp vốn.

c, Chính sách tín dụng và thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV: Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, phát triển mạnh mẽ hình thức quỹ tín dụng nhân dân ở các làng nghề truyền thống… nhằm hỗ trợ tích cực và có hiệu quả trong việc tiếp cận vốn của các DNNVV, đồng thời giúp các doanh nghiệp này giảm bớt khó khăn trong thời gian đầu dự án mới đi vào hoạt động. Khuyến khích phát triển các mô hình tài chính vi mô, hoạt động dựa vào cơ chế chịu trách nhiệm chung và các thành viên tự giúp nhau, phát triển mạnh mẽ hình thức vay tín dụng cùng đầu tư chia sẽ lợi nhuận, tư vấn hỗ trợ làng nghề, không chỉ vốn mà cả thị trường tiêu thụ. Đó chính là mô hình gắn kết, kinh nghiệm sản xuất – vốn tín dụng – thị trường tiêu thụ.

Xây dựng cơ chế lãi suất cho vay mềm dẻo dựa trên cơ sỡ căn cứ vào lãi suất huy động và thời gian thực hiện dự án. Đồng thời đối với các DNNVV làm ăn có uy tín, chấp hành tốt pháp luật nên đẩy mạnh cho vay tín chấp, vay không đảm bảo thế chấp…vv

Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là tổ chức tài chính quốc tế tăng cường hỗ trợ tín dụng phát triển SXKD, rút ngắn thời gian; tiến hành thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV với cơ chế lãi suất và thời gian cho vay mềm dẻo nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cóa hiệu quả, giảm bớt khó khăn về vốn cho DNNVV trong hoạt động SXKD. Cơ chế tài chính cho việc hình thành quỹ như sau: Đối với nguồn vốn ODA có thể thực hiện theo hình thức chính phủ vay rồi chuyển vốn cho địa phương hoặc chính phủ vay rồi cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc không lãi suất; Đối với vốn huy động từ trong nước có thể thực hiện theo hình thức cho vay Ngân sách địa phương cấp

theo vốn điều lệ, vốn tín dụng hoặc vốn đóng góp của các đối tượng. Việc quản lý và điều hành Quỹ có hội đồng quản lý, ban kiểm soát và bộ máy điều hành tác nghiệp.

 Thực trạng công tác hỗ trợ DNNVV về tín dụng

Nhìn chung, mặt bằng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực, trong tổng số các DNNVV có đến 70% quy mô nhỏ rất hạn chế về vốn kinh doanh. Theo kết quả điều tra từ chương tình phát triển dự án sông MêKông (MPDF) có đến 69,5% DN nhỏ và 47% DN vừa ở Việt Nam gặp khó khăn đầu tiên về vốn, 53% số giám đốc doanh nghiệp được hỏi cho rằng sự bất lực của họ trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư là vấn đề hàng đầu trong 3 vấn đề chính mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Đối với DNNVV, đặc biệt các DNDD, việc giải quyết nhu cầu vốn chủ yếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức, ít tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng chính thức thông qua các tổ chức tín dụng do không có những đảm bảo cần thiết, không có tài sản thuế chấp.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các DNNVV rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các chủ DNNVV ngoài quốc doanh thường bắt đầu công việc kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động bằng vốn tự có và các nguồn tín dụng không chính thức. Nguồn này thường đòi hỏi người đi vay phải trả phí cao quá mức, thường thì lãi suất cao gâp 3-6 lần lãi suất ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu của MPDF có đến 79% các giám đốc DNNVV chủ yếu dựa vào các khoản tiếp kiệm tự có , cộng với tiền vay từ gia đình, đôi khi là bạn bè để duy trì hoạt động của DN. Đôi khi các DNNVV cũng tiếp cận được

nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức ngân hàng nhưng chỉ có thể là nguồn tín dụng ngắn hạn. Mặc dù nhà nước đã có chính sách mở cửa thị trường tín dụng nhưng điều ngạc nhiên là tỷ suất nợ trên tổng tài sản của DNNVV lại vô cùng khiêm tốn, trung bình là 299 triệu đồng/1.710 triệu đồng (8%) trong DNNVV có vay nợ. Cũng chỉ có ½ số DNNVV được điều tra là có vay nợ, hầu hết là nợ ngắn hạn và vay từ các nguồn khác nhau.

Đối với các DN ở Đà Nẵng, qua nhiều cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo thành phố với đại diện các DN thì thiếu vốn, khó vay… luôn là khó khăn lớn nhất của các DN NVV ngoài quốc doanh. Theo điều tra của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi nhánh tại Đà Nẵng qua thực hiện thư phỏng vấn 50 DN từ 15 đến 22 tháng 5 năm 2004, có đến 76,1% số DN được hỏi cho rằng khó khăn tài chính mà cụ thể là khả năng tiếp cận nguồn vốn là khó khăn lớn nhất mà các DN gặp phải, trong đó 28,3% cho rằng ảnh hưởng của thực trạng này đến hoạt động kinh doanh của DN đang ở mức nghiêm trọng. Vay từ quỹ hỗ trợ phát triển đầu tư: Đây là khoản vay với lãi suất ưu đãi ( khoảng 3%/năm) của nhà nước cho vay theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Theo số liệu của Sở KH-ĐT thành phố Đà Nẵng, Sở đã cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 32 dự án năm 2000, trong đó DN ngoài quốc doanh 25 dự án, năm 2002 cấp 66 dự án, trong đó DN ngoài quốc doanh 41 dự án. Tuy nhiên, phần lớn các dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận ưu đãi của các Dn ngoài quốc doanh chưa được vay với lãi suất ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển. Hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa thực hiện được bao nhiêu. Báo Đà Nẵng đã chua xót nhận xét rằng: “Hệ thống tín dụng ưu

đãi nhà nước vẫn còn là một cái gì đó vượt ngoài tầm với của DNTN nói chung. Năm

2002, cả Thành phố chỉ có 2 DN nhận được vốn đầu tư từ chi nhánh quỹ hỗ trợ đầu tư

phát triển, và 3 DN khác được vay ngắn hạn từ nguồn hỗ trợ xuất khẩu”

Bảng 7: Tình hình huy động vốn của các DN ở Thành phố Đà Nẵng Năm Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 1.Tín dụng thương mại Tỷ đồng 3.185 4.239 5.464 7.373 9.249 Trong đó: DNDD Tỷ đồng 500 729 1.175 1.895 3.361 %/tổng số % 15,70 17,20 21,50 25,70 36,37 2.Tín dụng ưu đãi Tr. đồng 203.800 42.795 147.752 144.271 46.790 Trong đó: DNDD Tr. đồng 0 0 1.750 2.760 2.198 %/tổng số % 0 0 0,01 0,02 4,70

3.Thuê mua tài chính Tr. đồng - - 33.253 70.272 140.834

%/tổng số % - - 87,80 95,53 98,34

(Nguồn: Tổng hợp từ nguồn Sở KH-ĐT; Cty cho thuê tài chính II - Chi nhánh Đà Nẵng; Ngân hàng nhà nước thành phố Đà Nẵng)

Qua các số liệu trên, ta có thể thấy nguồn vốn có được của các DNNVV (ở đây là các DNDD) chủ yếu là vay từ các Ngân hàng thương mại và cho thuê mua tài chính. Trong những năm qua, trong số hơn 2.500 DNDD của Thành phố chỉ có 3 DN được vay ưu đãi là DNTN Dệt Đa Phước, Công ty CP SX-KD Văn hoá phẩm Phương Nam và Cty CP Tôn Đà Nẵng với tổng số tiền vay được là: 6.710 triệu đồng bằng 1,15% tổng số tiền cho vay ưu đãi trong 4 năm qua (1999-2003). Qua 4 năm (đến năm 2003) thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, UBND thành phố đã cấp 157 giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các DN ngoài quốc doanh bằng 72% số giấy chứng nhận của thành phố. Đối với cho thuê tài chính, một hình thức tín dụng không đòi hỏi thủ tục phức tạp nhưng lãi vay cao hơn lãi suất tín dụng thương mại, thì DNDD sử dụng đến 98%, trong khi DNNN chỉ thuê mua chưa đến 2% trên tổng số đã được thuê mua.

Tình trạng các DNNVV khó tiếp cận với các nguồn vốn chính thức của nhà nước tại Thành phố có nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ cả hai phía:

- Về phía các DNNVV, ngoài những hạn chế vốn có, không thể phủ nhận sự hạn chế của các DNNVV trong việc xây dựng các phương án, dự án kinh doanh có sức thuyết phục với người cấp vốn; nhiều DNNVV có ít thông tin về các nguồn tín dụng

cũng như về cách tiếp cận tài chính, các DN còn thiếu những dự án khả thi đáp ứng đủ nhu cầu của Ngân hàng Thương mại; Không ít các DNNVV chưa thực sự minh bạch trong hồ sơ, sổ sách kế toán tài chính, điều này gây khó khăn không nhỏ đối với việc theo dõi, kiểm soát, đánh giá của người cho vay; Không ít các DN không thực hiện thanh toán đúng hạn làm mất uy tín đối với Ngân hàng…

- Về phía các NH thương mại, qua phỏng vấn với các chủ DNNVV ở Đà Nẵng cho thấy những khó khăn khiến họ khó tiếp cận với NH là do các cán bộ NH cứng nhắc trong việc đánh giá các yêu cầu cho vay vốn; các yêu cầu về đảm bảo, thế chấp phức tạp; dường như chưa có một sự cảm thông với hoàn cảnh và điều kiện kinh doanh của các DNNVV. Nói cách khác là các cán bộ NH thiếu khả năng đánh giá hoạt động kinh doanh rủi ro và thiếu tư duy kinh doanh.

Ngoài 2 nguyên nhân trên còn phải kể đến nguyên nhân khác quan là sự thiếu đồng bộ về cơ chế Luật pháp cũng như các chính sách cụ thể, thủ tục hành chính phức tạp. Theo nghiên cứu của Bộ Lao động – Thương binh xã hội năm 2002, trong vô số lý do khiến đơn đi vay của DNNVV bị từ chối thì lý do thiếu thế chấp chiếm 48%, quy định hành chính phức tạp chiếm 35%, kế hoạch kinh doanh kém và các lý do khác chỉ chiếm 5-12%.

Hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư từ khi triển khai đến nay trên địa bàn thành phố chưa có dự án nào được bảo lãnh tín dụng đàu tư, nguyên nhân chủ yếu là do để được bảo lãnh thì các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện như: dự án có hiệu qủa KT –XH, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.

Từ năm 2001 quỹ hỗ trợ phát triển đảm nhận thêm hình thức hỗ trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hình thức này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để mua nguyên vật liệu… thực hiện hợp đồng xuất khẩu, góp phần giải quết một phần bức xúc về vốn của doanh nhiệp.

2.2. Chương trình hỗ trợ DNNVV đào tạo nguồn nhân lực

 Vì sao phải hỗ trợ DNNVV đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tạo ra nhiều việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hôi ppt (Trang 54 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)