I/ Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3. Những khó khăn và những vướng mắc cần được tháo gỡ
Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, DNNVV đã có nhiều đóng góp đáng kể cho quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng
như nguồn thu vào ngân sách của thành phố. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay thì các DNNVV vẫ còn gặp phải những khó khăn và vướng mắc, những bất cập cầ được tháo gỡ.
3.1. Những khó khăn và sự yếu kém, vướng mắc trong phát triển DNNVV:
Phần lớn các DNNVV chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tới nền kinh tế trong nước, tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa lẫn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Việc nhân thức được sự thay đổi của môi trường vĩ mô sẽ giúp các DNNVV có thể thích nghi với sự thay đổi này. Các DNNVV của TP Đà Nẵng hoàn toàn chưa nhận thức được sự thay đổi, thậm chí có những DNNVV tuy nhận htức được nhưng lại bàng quang với sự thay đổi này, sự chủ quan thường thấy này của các DNNVV đã vô hình chung làm hại đến sự phát triển của các DNNVV.
DNNVV của thành phố Đà Nẵng hầu hết đều có quy mô nhỏ, vốn thấp, số lượng lao động ít, hoạt động nhỏ lẻ và còn phân tán. DNNVV của thành phố thiếu thông tin thị trường đầu vào như vốn, lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường thiết bị công nghệ, thông tin và chế độ chính sách quy định của nhà nước dẫn tới việc các DNNVV chưa thực sự nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt. Chính vì việc không linh hoạt và thụ động trong việc tìm kiếm thông tin và những khó khăn do khách quan đem lại đã khiến cho doanh nghiệp khó khăn và vất vã trong việc khả năng tiếp cận thị trường, khối lượng sản phẩm do các DNNVV sản suất ra còn rất manh mún,
chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng vốn đã không lớn trong thành phố; mặt khác thị trường xuất khẩu tuy đã có và đang được mở rộng nhưng còn nhiều hạn chế, hợp đồng xuất khẩu đa số là ngắn hạn, theo thời vụ và thiếu ổn định. Khi thương mại và toàn cầu hóa ngày càng phát triển, để cản sự phát triển và mức bảo hộ của các nước nhỏ có thế mạnh về so sánh thương mại các thị trường xuất khẩu chính của thành phố đã áp dụng các tiêu chuẩn hóa về nhập khẩu đã khiến cho các DNNVV đã lao đao nay càng khó khăn và vất vã hơn nữa.
Phần lớn các DNNVV có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu nếu như không muốn nói là rất thô sơ. Hiệu suất tiêu hao nghuyên nhiên liệu là rất lớn, hầu hết các máy móc mà các DN của chúng ta nhập về đều là công nghệ vào năm 1992, mức lạc hậu về công nghệ của các máy móc mà chúng ta mới nhập về là rất lớn, thường là những thiết bị đã bị thải ra trước khi được nhập về lại Việt Nam. Việc đào tạo còn hiều hạn chế và bất cập, tình trạng thừa thầy thiếu thợ là không hiếm gặp, với tay nghề thấp như vậy thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra đó là chât lượng và mẩu mã sản phẩm HHDV không cao, có thể nói là rất kém, điều này cũng dẫn đến một hệ lụy tất yếu khác đó là sức cạnh tranh cảu các mặt hàng sản xuất từ các DN này rất kém, sản phẩm làm ra với chât lượng thấp và mẩu mã xấu nên rất kho lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu, mặt khác do trang thiết bị lạc hậu nên giá thành trên một đơn vị sản phẩm là rất cao nên nó càng hạn chế khả năng cạnh tranh và tiêu thụ những sản phẩm này. Công nghệ lạc hậu và chậm thay đổi không chỉ dẫn đến tình trạng trên mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, điều
này ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Hiện nay, mức độ đầu tư đổi mới công nghệ của các DNNVV thành phố là rất thấp cần phải thay đổi thay đổi để bắt kịp được tốc độ phát triển và yêu cầu của nền kinh tế thành phố đang ngày càng năng động.
Ngoài ra chính sách bảo hộ bất hợp lý, môi trường kinh doanh chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cơ chế bao cấp nhiều đặc quyền đặc lợi còn tồn tại đối với một bộ phận doanh nghiệp, thêm vào đó là sự bất ổn định trong cơ chế chính sách của chính quyền thành phố và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là những yếu tố làm cho các doanh nghiệp có xu hướng muốn tìm kiếm những đặc quyền này để đem lại những lợi ích ngắn hạn hơn là tự xây dựng cho mình tầm nhìn chiến lược trong dài hạn. Sự bất công bằng này vô hình chung tạo nên lợi thế cho một số doanh nghiệp trong ngành có được lợi thế không nên có, ép buộc một số doanh nghiệp không được hưởng những lợi thế này phải rời bỏ thị trường ngành, chính điều này đã làm giảm ảnh hưởng của cạnh tranh tích cực lên sự thay đổi và phát triển của DNNVV. Để có được một môi trường cạnh tranh lành mạnh và thật sự đảm bảo cho sự phát triển của các DNNVV là điều hết sức cần thiết và phải thực hiện các bước đi đó ngay từ bây giờ nếu muốn phát triển được các DNNVV đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thành phố.
Khả năng liên kết của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế theo ngành và các khu vực còn khá hạn chế, sự liên kết giữa các ngành này dù có thì cũng chỉ là hình thức, không bền vững và không xuất phát từ tìm kiếm lợi ích
trên cơ sơ cả hai cùng có lợi. Khả năng liên kết yếu cho ta thấy rỏ ràng rằng sự nhỏ lẽ và manh mún trong sản xuất, kinh doanh của các DNNVV, điều này còn dẫn đến một hậu quả còn to lơn hơn đó là sự hạn chế trong chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của cả DNNVV với các doanh nghiệp lớn, chưa khai thác được lợi thế nhờ vào quy mô của cả hai khu vực này. Sự liên kết còn được thể hiện ở việc thành lập và phát triển các hiệp hội của DNNVV trong thành phố, tuy nhiên hiện những hội này đã hoạt động nhưng chưa thực sự đem lại được hiệu quả rỏ rệt cho nên việc mang lại được lợi ích thiết thực cho các DNNVV khi tham gia vào các hội này là chưa lớn.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và vướng mắc của các DNNVV thành phố Mặc dù Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố đã khẳng định chính sách nhất quán trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nưng trong thực tế thì sự việc này diễn ra theo chiều hướng ngược lại, đó chính là sự phân biệt đối xử tong một số cơ quan quản lý nhà nước và giữa các thành phần kinh tế khác nhau (đặc biệt là khu vực DNNVV khu vực dân doanh), nói đúng ra là những mâu thuẩn xuất phát từ lợi ích và thói hách dịch cửa quyền của các cơ quan công quyền. Những mâu thuẫn và phân biệt đối xử này nảy sinh trong quan hệ giao dịch về mặt bằng sản xuất kinh doanh, vay vốn và tiếp cận thông tin thị trường, các DNNVV thành phố thường thiếu và khó khăn về mặt bằng sản xuất, hầu hết loại hình doanh nghiệp này không được ưu tiên về mặt bằng sản xuất, thường phải sử dụng nhà riêng và thuê mướn của tư nhân với giá thuê đất cao, vẫn còn sự phânbiệt. Các doanh nghiệp lớn thuộc khu vực kinh tế quốc doanh thường được ưu đãi về địa điểm và diện tích nhưng về hiệu quả sử dụng thì lại kém và
lãng phí. Trong sự phân biệt đối xử này thì không ai khác ngoài các DNNVV khu vực dân doanh phải là người chịu thiệt thòi trên tất cả mọi phương diện. Các DNNVV khu vực dân doanh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuê, cũng như mua bán các địa điểm mặt bằng sản xuất, một phần là do thủ tục rất rắc rối phần khác là với số vốn ít ỏi của mình, để có được một mặt bằng kinh doanh tốt là điều không thể. Thứ hai, đó là việc vay vốn rất khó khăn bởi vì nó đòi hỏi DN phải chứng thực được khả năng kinh doanh cũng như khả năng về tài chính của mình, đó là chưa kể đến các thủ tục rất phức tạp, đi vay các cơ quan tín dụng nhà nước tuy lãi suất thấp nhưng rất khó đi vay và làm thủ tục để được vay, lại còn bị giới hạn số tiền được vay, còn đi vay các ngân hàng thì lãi suất cao lại thêm vào các điều kiện ràng buộc rất phức tạp; trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước hoặc được bảo trợ của nhà nước thì thực hiện công việc này rất dễ dàng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều trở ngại do giá trị thế chấp nhỏ, không có khả năng bảo lãnh tín dụng. Nhiều doanh nghiệp khi thuê đất thì tiền đền bù gần bằng với giá mua đất nhưng lại không được thế chấp để vay vốn.
Hiện nay, các khoản vay của các DNNVV của Việt Nam chiếm tới 80% là của các tổ chức phi tài chính và người thân, chỉ có 20% là vay tín dụng từ ngân hàng. Một mặt khác và cũng là vấn đề mấu chốt quan trọng đó là tiếp cận thông tin thị trường, đây cũng là khâu yếu nhất và bị động nhất của các DNNVV thành phố, vấn đề này xuất phát từ hai nguyên nhân; nguyên nhân chủ quan đó là các DN rất thụ động trong việc tìm kiếm thông tin, tin học hóa và phát triển công nghệ yếu, nhiều doanh nghiệp hầu
như không chú ý tới mặt này; nguyên nhân khách quan đó là việc truyền tải thông tin của các cơ quan chức năng tới các DNNVV là rất yếu, đơn cử đó việc áp dụng hình thức mã vạch trong thuế, việc này đã được tiến hành nhưng lại rất rườm rà và rất lâu.
Hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh đang được xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế, bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng là tuy đã có cơ chế song các cơ chế và chính sách này chưa ổn định, còn nhiều thứ cần phải thay đổi, văn bản pháp quy còn nhiều điểm chồng chéo, còn thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao, thực hiện lúng túng và nhiều sai sót khiến cho các DNNVV thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu, vận dụng và chấp hành. Công cuộc cải cách hành chính diễn ra còn chậm, có nơi chỉ là hô khẩu hiệu, từ nhiều cửa nhiều bàn thì nay đã chuyển qua tuy đã là một cửa nhưng lại nhiều dấu, có thể nói cải cách hành chính của Việt Nam chỉ là cái vỏ bề ngoài và còn hô hào theo khẩu hiệu chứ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các DNNVV. Mặt khác, đó là thái độ hách dịch, quan liêu, cửa quyền của các cán bộ làm công tác hành chính, một số bệnh thường gặp của các cán bộ này là hiện trạng đi muộn về sớm, làm việc ngoài chức năng và nhiệm vụ của mình, thêm vào đó là tình trạng thâm ô, tham nhũng và ô dù càng khiến cho các DNNVV thành phố đã khốn đốn nay càng lao đao. Quy định tuần làm năm ngày sau vài năm thực hiện cũng bộc lộ không ít bất cập, thời gian làm việc bị rút ngắn, công việc không được giải quyết tăng lên dẫn tới việc ngưng đọng và trì trệ trong công việc. Việc tiếp xúc được với các cơ quan nhà nước thường là rất khó khăn do tác phong làm việc rất
nông nghiệp và còn nặng tư tưởng bao cấp đối với đa số bộ phận của các cơ quan công quyền.
Những khó khăn xuất phát từ bản thân DN đã khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, vậy còn công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thì như thế nào? Hỗ trợ phát triển DNNVV là một vấn đề mới đối với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp có thẩm quyền. Công tác hỗ trợ còn mang nặng tính hành chính, chưa được xã hội hóa một cách mạnh mẽ. Cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng chưa kịp thời và đồng bộ. Bên cạnh đó việc thực thi chính sách còn thiếu sự nhất quán từ trung ương cho tới địa phương. Đối với bản thân các doanh nghiệp mà nói thì các DNNVV còn thờ ơ, đứng ngoài cuộc bởi họ còn hạn chế về tài chính, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động thấp, hạn chế về nắm bắt thông tin vốn rất nhanh nhạy, bất thường của thị trường... Chủ các DNNVV lại hầu như chưa được đào tạo bài bản, làm ăn phần nhiều mang tính tự phát, kinh nghiệm chủ nghĩa. Những yếu tố căn bản trong kinh doanh hiện đại như tính chuyên môn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin linh hoạt trong các hoạt động kinh doanh đều thiếu. Các DNNVV còn quá non trẻ, hạn hẹp về tài chính, lạc hậu về công nghệ, kỹ năng và nghiệp vụ quản lý cũng như tay nghề của lực lượng lao động còn thấp, lại rất bị động khi tiếp cận thông tin, chưa nhanh nhạy nắm bắt luật lệ, quy tắc, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong tiếp xúc, đàm phán kinh doanh và xúc tiến thương mại, chưa có thói quen kinh doanh, hợp tác kinh doanh, quảng cáo hàng hóa qua mạng Website... Các DNNVV chưa hiểu rằng khi mở rộng cửa với thế giới thì mọi doanh nghiệp đều phải
chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Cạnh tranh cả trong nội bộ các DNNVV trong nước và với các doanh nghiệp của nước ngoài. Sự cạnh tranh đó khiến mỗi DNNVV có thể vượt lên tầm cao số lượng, chất lượng để phát triển, hoặc là tụt lùi lại phía sau, thậm chí phá sản. Đó là chưa tính đến chuyện các DNNVV còn phải đưa hàng hoá ra cạnh tranh ở nước ngoài. DNNVV thiếu thông tin và vẫn bị lép vế trong các mối quan hệ (với nhà nước, thị trường, ngân hàng, với các trung tâm khoa học và trung tâm đào tạo….). Trong thời đại hiện nay, vấn đề thông tin là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công và thất bại của doanh nghiệp, việc tiếp cận và ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh đối với các DNNVV hạn chế hơn các công ty lớn do họ không đủ khả năng chuyên môn cũng như chi phí khá cao so với quy mô của doanh nghiệp nhỏ.
Tóm lại, những nguyên nhấn chính có thể nhận thấy rất rõ ràng đó là: Nền tảng KT – XH của TP cón thấp; tinh thần của doanh nghiệp và người dân thành phố chưa cao; thếu vốn, thêm vào đó là chi phí đầu vào cao; thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định lau dài; khó khăn ở khâu tiếp cận thị trường, máy móc công nghệ lạc hậu; vấn đề quản lý nhà nước chưa thật sự đúng mức, đặc biệt là cấp địa phương và điều cuối cùng là thiếu thông tin, phương tiện xữ lý thông tin & tư vấn. Những điều trên đã đưa trên đã đưa đến một thực trạng phát triển DNNVV như đã phân tích ở trên.