Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần VI (năm 1986), cả nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, dần dần xóa bỏ cơ chế kinh tế cũ. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho các ngành sản xuất trong nước phát triển, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là các DNNVV.
Tuy nhiên trong sự phát triển mạnh mẽ của mình thì có một hiện tượng hay nói đúng hơn là một vấn đề xảy ra đó là phần lớn nhân lực của các DNNVV đều rơi vào tình trạng hụt hẫng, không đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, kỹ luật và tác phong lao động nhất là các doanh nghiệp có các sản phẩm xuất khẩu. Thời gian qua, các DNNVV đã có bước đầu huy động tiềm năng và nguồn lực để tập trung cho công tác đào tạo và bồi dương nguồn nhân lực, tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa tưng xứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển, công tác đào tạo chưa được chú trọng đúng mức. Các DNNVV đa số sử dụng máy móc công nghệ đã lạc hậu, việc nghiên cứu KH&CN tuy đã cso nhưng chưa chuyển biến rõ rệt. Như các số liệu báo cáo cho thấy hiệu quả hoạt động SXKD chưa cao, dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu kém là hậu quả tất yếu đối với nhiều DNNVV. Tất cả những điều trên vừa xuất thân từ chính bản thân của các doanh nghiệp, mà doanh nghiệp không thể tự khắc phục và một
phần là do các yếu tố khách quan bên ngoài. Chính vì vậy vấn đề hỗ trợ là thật sự cần thiết đối với các DNNVV.
Trong xu thế mới như hiện nay việc phát triển DNNVV là điều rất cần thiết cho đấtt nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Một khi phát triển mạnh mã và có chất lượng các DNNVV và công tác hỗ trợ DNNVV được đảm bảo thì điều đầu tiên ta có thể thấy đó là những khó khăn xuất phát từ bản thân doanh nghiệp sẽ không còn nữa, các DNNVV sẽ có cơ hội phát triển, đem lại cuộc sống ổn định cho mỗi cá nhân và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, việc phát triển các DNNVV là đi đúng quy luật phát triển và sự cần thiết của nền kinh tế Việt Nam bây giờ, những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam đó là: Nền kinh tế nhỏ lẻ và lạc hậu, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp; trình độ phát triển kém, lạc hậu về công nghệ quản lý và kỉ thật sản xuất, nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu; tỷ lệ thất nghiệp còn cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp, chưa tận dụng được hết lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên…vv và vô vàn những vấn đề khác xuất thân từ nền kinh tế của Việt Nam, DNNVV sẽ góp phần làm thay đổi những vấn đề và vướng mác từ nền kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, phát triển DNNVV sẽ khắc phục được các vấn đè xã hội, bởi vì nó góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, thay đổi cách đào tạo, lành mạnh hóa thể chế chính trị và làm giảm các vấn đề gây mất an ninh trật tự và các vấn đề xã hội liên quan đến người lao động.
Chính những lý do trên và yêu cầu cho tình hình mới mà ta thấy được sự cần thiết phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ cho các DNNVV cũng chính là hỗ trợ cho chính nền kinh tế Việt Nam.