Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã 1. Đánh giá hiện trạng dụng đất năm 2014

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã phước xuân huyện phước sơn tỉnh quảng nam giai đoạn 2010 –2014 (Trang 35 - 42)

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2014 4.2.1.1. Đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã Phước Xuân là: 11870.03ha, chiếm 90,82% diện tích đất đất tự nhiên. Đất nông nghiệp của xã được sử dụng vào các mục đích sau:

+ Đất trồng lúa là: 54,35ha, chiếm 0,46% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích trồng lúa nước ở xã rất ít, tập trung chủ yếu ở thôn Lao Đu, vào rải rác ở 2 thôn còn lại.

+ Đất trồng cây hàng năm có diện tích là: 87,31ha, chiếm 0,73% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích trồng cây hàng năm của xã rất ít phân bố đều ở các thôn, nhiều nhất ở thôn Lao Đu nhưng chủ yếu trồng các loại hoa màu như: ngô, sắn, đậu đen…

+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích là: 32,96ha, chiếm 0,28%

diện tích đất nông nghiệp. Diện tích trồng cây hàng năm của xã rất ít phân bố đều ở các thôn.

+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích là: 480,36ha, chiếm 4,05% diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất rừng phòng hộ diện tích là: 2725,21ha, chiếm 22,96% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu phân bố đều ở các thôn.

+ Đất rừng sản xuất có diện tích là: 5510,51ha, chiếm 46,42% tổng số diện tích đất nông nghiệp. Được phân bố rải rác ở các thôn.

+ Đất rừng đặc dụng có diện tích là: 3065.85ha, chiếm 25,82% tổng số diện tích đất nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.

+ Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là: 0,79ha, chiếm 0,007% tổng diện tích đất nông nghiệp.

4.2.1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của xã Phước Xuân là: 382,00ha, chiếm 2,91% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp xã được sử dụng vào các mục đích sau:

+ Đất ở nông thôn là: 11,23ha, chiếm 2,94% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp với diện tích là:

0,29ha, chiếm 0,08% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Đó là trụ sở làm việc của HĐND & UBND xã hiện nay còn mới. Hình thức kiến trúc hiện đại, dạng nhà 2 tầng, các phòng chức năng đầy đủ và đảm bảo.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là: 0,38ha, chiếm 0,1% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất công cộng 284,48ha, chiếm 74,47% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Bao gồm các trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trạm y tế xã, 03 nhà văn hóa thôn, sân thể thao chưa đáp ứng nhu cầu, hệ thống giao thông, thủy lợi, các trạm biến áp cũng như đường dây 500Kw và đường dây 220 Kw của Nhà máy Thủy điện ĐăkMi 4 trên địa bàn xã

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,00ha, chiếm 0,26% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở 03 thôn.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 82,62ha, chiếm 21,62% tổng số diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó chủ yếu sông Đăk mi, sông thanh và suối 31,32,40 và các suối khác ở 03 thôn.

4.2.1.3. Nhóm đất chưa sử dụng

Hiện nay xã Phước Xuân có 822,30ha đất chưa sử dụng, chiếm 6,27%

tổng diện tích tự nhiên. Trên địa bàn xã tập trung chủ yếu là đất đồi chưa sử dụng, không có đất bằng chưa sử dụng.

Bảng 4.11. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014

STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

1 2 3 4 5

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 13134.33 100

1 Đất nông nghiệp NNP 11870.03 90.82

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 567.67 4,78

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 87.31 0,73

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 54.35 0,46

1.1.1.1.1 Đất trồng lúa nước LUC 14.48 0,13

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 3.30 0,03

1.1.1.1.3 Đất trồng lúa nương LUN 36.57 0,3

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC - -

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 32.96 0,28

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 480.36 4,05

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 11301.57 95,21

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5510.51 46,42

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2725.21 22,96

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 3065.85 25,82

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0.79 0,007

2 Đất phi nông nghiệp PNN 382.00 2.91

2.1 Đất ở OTC 11.23 2,94

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 11.23 2,94

2.1.2 Đất ở đô thị ODT - -

2.2 Đất chuyên dùng CDG 287.15 75,17

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.29 0,08

2.2.2 Đất quốc phòng CQP - -

2.2.3 Đất an ninh CAN - -

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.38 0,10

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 284.48 74,47

2.3 Đất tông giáo, tín ngưỡng TTN - -

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1.00 0,26

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 82.62 21,62

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK - -

3 Đất chưa sử dụng CSD 882.30 6.27

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS - -

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 882.30 6,27

(Nguồn: UBND xã Phước Xuân)

Qua bản số liệu trên ta thấy diện tích đát nông nghiệp 11870.03ha, chiếm 90,82% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp 382.00ha, chiếm 2,91% tổng diện tích đất tự nhiê, diện tích đất chưa sử dụng 882.30ha, chiếm 6,27% tổng diện tích tự nhiên.

Nhìn chung diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng do đồi núi cao. Phân bố nhiều nhất ở thôn Lao Đu và Nước Lang và một phần thôn Lao Mưng.

4.2.2. Đánh giá tình hình biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2014

Bảng 4.12. Biến động đất đai xã Phước Xuân giai đoạn 2010 - 2014

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2014

So với năm 2010 Diện tích

năm 2010

Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 13134.33 13134.33 0

1 Đất nông nghiệp NNP 11870.03 11511.59 358.44

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 567.67 186.03 381.64

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 87.31 111.79 -24.48

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 54.35 61.70 -7.35

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 32.96 50.09 -17.13

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 480.36 74.24 406.12

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 11301.57 11324.77 -24.20

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5510.51 4571.50 939.01

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2725.21 3653.04 -927.83

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 3065.85 3100.23 -34.38

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0.79 0.79 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 382.00 379.62 2.38

2.1 Đất ở OTC 11.23 10.76 0.47

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 11.23 10.76 0.47

2.1.2 Đất ở đô thị ODT - - -

2.2 Đất chuyên dùng CDG 287.15 285.16 1.99

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.29 0.29 0

2.2.2 Đất quốc phòng CQP - -

2.2.3 Đất an ninh CAN - -

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0.38 0 0.38 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 284.48 284.87 -0.39

2.3 Đất tông giáo, tín ngưỡng TTN - - -

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1.00 1.00 -

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 82.62 82.70 -0.08

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - -

3 Đất chưa sử dụng CSD 882.30 1243.12 -360.82

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS - - -

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 882.30 1243.12 -360.82

(Nguồn: UBND xã Phước Xuân)

Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoa là sự gia tăng nhanh dân số trên địa bàn xã trong thời gian qua đã làm cho diện tích các loại đất trên địa bàn xã biến động về mục đích sử dụng. Qua bảng cho thấy diện tích biến động giữa các loại hình sử dụng đất các năm không lớn lắm, ổn định nhất là phần diện tích đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có sự biến động lớn là do việc trưng dụng đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích đất lâm nghiệp.

- Biến động tổng diện tích tự nhiên

* Diện tích biến động

Kể từ thống kê đất đai năm 2010 - 2014, diện tích đất tự nhiên toàn xã Phước Xuân không tăng, không giảm.

* Nguyên nhân

Diện tích đất tự nhiên kể từ thống kê năm 2010 - 2014 không được điều chỉnh theo các văn bản hướng dẫn của Bộ TN&MT,

- Biến động diện tích đất nông nghiệp

* Diện tích biến động

Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp có sự biến động qua các năm , năm 2014 diện tích đất nông nghiệp tăng 358,44 ha so với năm 2010, tuy nhiên phần lớn diện tích đất nông nghiệp tăng lên là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 381,64 ha; diện tích đất rừng phòng hộ giảm 927,83 ha ; Các loại hình sử dụng đất khác đều có sự biến động nhưng diện tích tăng giảm không lớn..

* Nguyên nhân biến động

- Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đòi hỏi phải có đất sản xuất.

- Do quá trình khai thác rừng phục vụ mục đích sản xuất và chặt phá bừa bãi đã làm cho diện tích đất rừng phòng hộ giảm.

- Biến động diện tích đất phi nông nghiệp

* Diện tích biến động

Diện tích đất phi nông nghiệp liên tục tăng qua các năm qua. Đặc biệt đáng chú ý là sự tăng lên về diện tích đất ở và diện tích đất chuyên dùng. Trong đó: đất ở tăng 0,47 ha so với kiểm kê đất đai năm 2010, đất chuyên dùng tăng 1,99 ha so vơí kiểm kê đất đai 2010.

* Nguyên nhân biến động

- Do nhu cầu sử dụng đất để xây dựng khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học… nhằm nâng cao chất lượng đời sống và phục vụ cho các nhu cầu khác, nên việc trưng dụng các loại đất khác cho đất phi nông nghiệp là khá lớn.

- Do yêu cầu của nền kinh tế, đòi hỏi chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung của cả nước, vì vậy chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất để tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đã đề ra.

- Do xã có nhiều phong tục tập quán nên địa bàn xã có nhiều hoạt động phi nông nghiệp diễn ra. Do đó hiện tại và trong tương lai diện tích đất phi nông nghiệp còn tăng lên, diện tích này chủ yếu lấy từ đất sản xuất nông nghiệp.

- Biến động diện tích đất chưa sử dụng

Năm 2010 diện tích đất chưa sử dụng của xã là 1243,12 đến năm 2012 diện tích đất chưa sử dụng là 882,30 ha. Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng giảm đi đáng kể nguyên nhân là do dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chuyên môn đã áp dụng các biện pháp khai thác các loại đất chưa sử dụng trên địa bàn nên diện tích đất chưa sử dụng giai đoạn này có xu hướng giảm mạnh. Cùng với chính sách khoán đất cho các hộ nông dân quản lý, khai thác và sử dụng vào mục đích chăn nuôi, trang trại.

4.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 4.2.3.1 Tỷ lệ sử dụng đất

Bảng 4.13. Tỷ lệ sử dụng đất

Tỷ lệ Năm

2010 2014

2,75% 90,53% 93,28%

Do nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng cao nên việc mục đích sử dụng ngày càng tăng. Việc chuyển đổi đất chưa sử dụng vào đất có mục đích sử dụng được khích lệ và nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Tỷ lệ sử

dụng đất= Diện tích có mục đích sử dụng

x 100 = 12252,03

x100 = 93,28%

Tổng diện tích tự nhiên 13134,33

Tỷ lệ sử dụng

đất nông nghiệp = Diện tích đất nông nghiệp

x 100 = 11870,03

x100 = 90,37%

Tổng diện tích tự nhiên 13134,33 Bảng 4.14. Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp

Tỷ lệ Năm

2010 2014

2,72% 87,65% 90,37%

Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp tăng do nhà nước ưu tiên hàng đầu, có chính sách hỗ trợ đối với đất khai hoang mới, mở rộng diện tích và hạn chế làm giảm diện tích đất nông nghiệp khi đầu tư các dự án trên địa bàn.

4.2.3.2. Hệ số sử dụng đất Hệ số sử

dụng đất =

Tổng diện tích gieo trồng cả năm

x 100 = 108,70

x100 = 124,5% Diện tích trồng cây hàng năm 87,31

Bảng 4.15. Hệ số sử dụng đất

Tỷ lệ Năm

2010 2014

74,07% 54,57% 124,5%

Hệ số sử dụng đất tăng do kết hợp khoa học kỷ thuật vào sản xuất, bỏ tập quán lạc hậu, sử dụng đất liên tục nên diện tích gieo trồng được nhân lên so với những năm trước.

4.2.3.3. Độ che phủ

Độ che phủ =

Diện tích lâm nghiệp có rừng

+ diện tích đất trồng cây lâu năm x 100 = 11781,93

x100 = 89,70%

Tổng diện tích tự nhiên 13134,33 Bảng 4.16. Độ che phủ

Tỷ lệ Năm

2010 2014

2,91% 86,79% 89,70%

Độ che phủ của rừng tăng lên do được nhà nước quan tâm xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân hỗ trợ cây giống ( keo, cao su, bồ lời) được nhân dân trồng và chăm sóc nên độ che phủ xanh rừng chiếm tỷ lệ cao so với các mục đích sử đụng khác.

4.3. Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn xã Phước Xuân huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã phước xuân huyện phước sơn tỉnh quảng nam giai đoạn 2010 –2014 (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w