Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn xã Phước Xuân huyện Phước Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã phước xuân huyện phước sơn tỉnh quảng nam giai đoạn 2010 –2014 (Trang 42 - 57)

4.3.1. Khái quát quản lý đất đai qua cac thời kỳ

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 và Luật đất đai bổ sung năm 1998 và năm 2001 đã góp phần thúc đẩy ổn định chính trị - xã hội nói chung và công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng. Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất còn bộc lộ những yếu kém như hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra: Việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại các địa phương còn một số tồn tại và bất cập, cơ chế quản lý tài chính về đất đai thiếu hiệu quả… Do đó, Luật đất đai 2003 ra đời để cũng cố, hoàn thiện hơn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Ủy ban nhân dân xã Phước Xuân luôn bám sát nội dung quản lý Nhà nước về đất đai để chỉ đạo thực hiện, để hiểu rừ hơn tỡnh hỡnh quản lý Nhà nước về đất đai của xó, ta lần lượt nghiên cứu các nội dung sau:

- Luật đất đai 2003 ra đời, một mặt nói lên sự nóng bỏng phức tạp và cực nhạy cảm trong lĩnh vực đất đai mặt khác cũng thể hiện chủ trương, và chính sách của đảng và nhà nước về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa dất nước.

- Luật đất đai 2003 là đạo luật quan trọng vừa đảm bảo phù hợp với nguyên tắc và hiến pháp đã quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, đồng thời thể chế hóa các quan điểm đã được xác định trong nghị quyết lần thứ XII ban chấp hành TƯ Đảng khóa Ĩ về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật.

- Luật đất đai 2003 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống kèm theo hành loạt các văn bản hướng dẫn liên quan ( các nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định ) các văn bản này đã được UBND xã Phước Xuân đưa vào thực hiện.

- Trên cơ sở các văn bản TW, UBND xã Phước Xuân đã ban hành các văn bản quan trọng áp dụng cho tình hình thực tế của xã và đã tổ chức thực hiện, vì thế công tác quản lý đất trên địa bàn xã ngày càng chặt chẽ hơn.

- Như vậy trong những năm qua công tác quản lý đất trên địa bàn xã đã từng bước được thực hiện và phù hợp với tình hình thực tế của xã, tạo điều kiện thuận lợi để quỷ đất được sử dụng một cách hợp lý và khoa học.

- Luật đất đai 2013 ra đời được áp dụng nhìn chung luật đất đai 2013 rất cụ thể, áp dụng thực tế và xác thực với tình hình hiện nay hơn so với luật đất đai

2003. Hiện nay UBND xã Phước Xuân đã áp dụng luật đát đai 2013 và đã tuyên truyền đến nhân dân để hiểu rỏ việc sử dụng, quản lý đối với đất đai. Đã triển khai đo đạc lập hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ đang chờ phê duyệt, tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại giảm dần không có khiếu nại vượt cấp và nghiêm trọng.

4.3.2. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai

4.3.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và các tổ chức thực hiện hiện các văn bản đó.

Là một đơn vị nhỏ nhất trong bộ máy quản lý nhà nước trực tiếp triển khai các văn bản pháp luật của nhà nước ra thực tế. UBND xã Phước Xuân chủ yếu thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai. Từ khi luật đất đai 2003 và 2013 ra đời có hiệu lực thì công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai được UBND xã thực hiện đầy đủ, hiện nay cơ chế một cữa xã chưa có nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân làm thủ tục liên quan đến đất đai.

Trong thời gian qua UBND xã đã tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong các văn bản mang tính thống nhất trên phạm vi cả nước.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý và sử dụng đất đai nhằm tạo hành lang pháp lý để sử dụng đất thực hiện theo pháp luật nhằm sử dụng đất hợp lý và đúng mục đích sử dụng. Tạo điều kiện để nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất của mình, ngoài ra còn bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

UBND xã Phước Xuân đã tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai do nhà nước ban hành. Thực hiện theo các nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật quy định và tổ chức tuyên truyền để người dân biết và thực hiện. Cán bộ địa chính hướng dẫn người dan trong các thủ tục về CGCNQSDĐ, thuê đất, chuyển nhượng. chuyển đổi mục đích sử dụng…khi người dân chưa biết.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhà nước về quản lý đất đai do nhà nước ban hành các văn bản về quản lý đất đai của tỉnh Quảng Nam và các văn bản tổ chức thực hiện của UBND huyện Phước Sơn. Đến nay UBND xã Phước Xuân đã vận dụng tốt các văn bản từ cấp trên đưa xuống, nhất là của UBND tỉnh về việc giải quyết việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm giải phóng mặt bằng

Bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Phước Sơn và UBND tỉnh Quảng Nam. UBND xã đã triển khai thực hiện một cách thường xuyên và phổ

biến sâu rộng các Luật, nghị định đến từng hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã.

Góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp ổn định.

Tuy vậy cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng, nẩy sinh nhiều vấn đề về đất đai rất phức tạp và khó giải quyết. Trình độ năng lực của cán bộ địa chính xã có hạn trong khi số lượng và nội dung các văn bản lại nhiều, cộng vào đó là sự hiểu biết của người dân địa phương về pháp luật đất đai rất hạn chế. Điều này làm cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Vì thế cần có sự phối hợp gữa các ngành, các cấp để đề ra các biện pháp cụ thể trong công tác quản lý và sử dụng đất đai phù hợp với thực tế. Qua đó tuyên truyền pháp luật đất đai trong nhân dân một cách nhân rộng để cho người dân hiểu biết hơn về chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước, và họ yên tâm về việc sử dụng đất của mình, làm cho các văn bản pháp luật Nhà nước về đất đai được đi vào thực tế cuộc sống của người dân.

4.3.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Diện tích đất đai của mỗi đơn vị hành chính được giới hạn trong phạm vi địa giới hành chớnh của đơn vị đú. Do đú việc xỏc định địa giới hành chớnh rừ ràng sẽ quy định phạm vi đất đai của các đơn vị hành chính, làm cho mỗi đơn vị hành chớnh nắm rừ được ranh giới của mỡnh, trỏnh tỡnh trạng quản lý chồng chộo và gây nên tranh chấp đất đai giữa các đơn vị hành chính đó, tạo điều kiện để người dân biết, an tâm sản xuất và sinh hoạt trên thửa đất của mình.

Việc hoạch định ranh giới hành chính của xã theo chỉ thị 364/CT-HDDBT (nay là Chính Phủ) đã thực hiện tốt trên cơ sở các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ sung. Địa giới hành chớnh của xó Phước Xuõn được xỏc định rừ ràng với cỏc địa phương lân cận.

Bản đồ địa giới hành chính giữa các xã trong huyện cũng như các xã giáp ranh đó được thống nhất rừ ràng, xỏc định bằng cỏc yếu tố địa vật cố định được chuyển vẽ lên bản đồ. Đây là cơ sở để lập và quản lý hồ sơ địa chính, từng bước giúp công tác quản lý hồ sơ địa chính tốt hơn, chính xác hơn.

Hồ sơ địa giới hành chính là một tài liệu quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quản lý Nhà nước về lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Đối với quản lý đất đai thì việc xác định địa giới hành chính là một trong những yêu cầu quan trọng, nó tránh được tình trạng tranh chấp đất đai giữa các đơn vị hành chính với nhau.

Thực hiện chỉ thị số 364/1991/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính, tỉnh Quảng Nam đã có kế hoạch chỉ đạo UBND Huyện Phước Sơn tiến hành khảo sát thực địa, xác định mốc giới, ranh giới tiến hành lập bản đồ hành chính và hoàn thiện hồ sơ địa giới hành chính trên phạm vi toàn huyện đối với các xã, Đến nay, hệ thống bản đồ hành chính cấp xã, huyện đã được hoàn thành. Địa giới hành chính các cấp của Huyện Phước Sơn đã được xỏc định, thống nhất rừ ràng bằng cỏc yếu tố địa vật, cỏc điểm mốc giới và được triển khai đo vẽ trên bản đồ địa giới hành chính hình, đã giúp cho công tác quản lý Nhà nước về địa giới được ổn định.

4.3.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Trong công tác quản lý và sử dụng đất thì nội dung này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nhà nước nắm được diện tích, chất lượng đất, đưa ra các đánh giá, phương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng đất, xác định giá trị thực tế để tính tiền thuế, thuế sử dụng, đền bù thiệt hại, là cơ sở để giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo...

Đến nay toàn xã đã có 3/3 thôn được đo đạc lập bản đồ địa chính.

Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ sở đầu tiên để tiến hành quản lý và sử dụng đất đai toàn xã.

Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong việc quản lý đất đai được ổn định, xã đã chủ động quản lý bản đồ để phục vụ giao đất, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 64/CP. Đã được UBND tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Phước Sơn đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính trong năm 2009. Đây là cơ sở thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã.

Qua việc phân hạng đất của xã đánh giá được thực trạng của các loại đất và chất lượng từng loại đất, từ đó làm cỏ sở cho việc tính thuế nông nghiệp cho từng loại đất và dựa vào tính chất của đất phù hợp với từng loại giống cây trồng phù hợp với từng loại giống cây trồng từ đó có thể phát triển đại trà trên địa bàn xã.

Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất chưa được tiến hành thường xuyên. Công tác này chỉ được thực hiện vào những năm gần đay do đó đất đai chưa được phản ánh kịp thời.

Hiện nay do yêu cầu phát triển của nền kinh tế, các mục đích sử dụng đất đã ít nhiều thay đổi nhưng thiếu kinh phí dẫn đến công tác đo vẽ lại bản đồ chưa được thực hiện. Do vậy hiện trạng đất đai ngoài thực địa có nhiều thay đổi, biến động trong khi đó trong bản đồ vẫn chưa cập nhật, đây là một khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất.

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các cuộc tổng kiểm kê đất đai, hàng năm không được chỉnh lý bổ sung.

4.3.2.4. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất có hiệu quả, tiết kiệm; đồng thời góp phần quan trọng xây dựng nguồn thu ngân sách cho nhà nước.

Qua thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn; hạn chế việc chuyển đất lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác. Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực tế, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.

4.3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng Trong những năm qua, việc thu hồi đất, giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn xã luôn thực hiện đúng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo đúng các quy định của pháp Luật đất đai, các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; từng bước hình thành các khu dân cư, tạo ra diện mạo mới cho địa bàn; góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách trên địa bàn.

Việc thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đều đảm bảo công khai, dân chủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi nên khiếu kiện không xảy ra.

4.3.2.5.1 Giao đất, cho thuê đất

Song song với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì xã cũng thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất theo nghị định 64/NĐ-CP năm 2014 xã đã tiến hành giao đất cho nhiều hộ gia đình với diện tích đất nông

nghiệp được giao 103,98ha, đất phi nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất là 1,00ha.

Đối với đất nông nghiệp thực hiện theo nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993, đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều đó tạo tâm lý ổn định cho người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

Đối với đất lâm nghiệp cho tới nay xã đã tiến hành phủ xanh 391ha, đã giao cho Nông trường Cao su Phước Sơn và từng hộ cá nhân để trồng và quản lý. Thực hiện nghị định số 02/CP ngày 15/1/1995 của chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất lâu dài ổn định vào mục đích lâm nghiệp và thực hiện quyết định số 327/TTg về một số chủ trương sử dụng đất trống đồi núi trọc, đến nay toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của xã đã dược giao, cho các đói tượng thuê sử dụng. Hiện nay toàn xã hầu như đã hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp cho người dân.

Theo kết quả kiểm kê đất đai của xã Phước Xuân, tính đến 31/12/2014 diện tích đất phi nông nghiệp theo mục đích sử dụng là 3,4ha.

Đối với đất ở giao đất cho cac tổ chức, hộ gia đình cá nhân do nhà nước chịu chi phí đo đạc và cấp giấy và đã giải quyết nhu cầu đất ở cho các hộ trên địa bàn. Chưa nguồn thu vào ngân sách địa phương đẻ giúp cho cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn hoặc chi phí cho việc xây dựng các khu dân cư nông thôn, mặt khác đã giải quyết một phần nhu cầu nhà ở cho nhân dân.

Việc giao đất, cho thuê dất, hợp thức hóa quyền sử dụng đất trong một vài năm trở lại đây trên địa bàn xã Phước Xuân diễn ra rất sôi nổi, xã đã thụ lý nhiều hồ sơ về giao đất nông nghiệp, giao đất trồng rừng cho nhiều cá nhân, nhiều gia đình sử dụng ổn định lâu dài, đồng thời thẩm tra lên UBND huyện và tỉnh cho các tổ chức thuê đất theo chỉ thị 245/CT-TTg dã được tiến hành, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đóng trên địa bàn xã đã hoàn thành các thủ tục thuê đất đúng yêu cầu.

Bảng 4.17. Tổng hợp việc giao đất

STT Năm Đất nông nghiệp (ha) Đất phi nông nghiệp (ha)

1 2010 0 0

2 2011 103,98 0

3 2012 0 0

4 2013 0 0

5 2014 0 1,00

(Nguồn: UBND xã Phước Xuân)

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã phước xuân huyện phước sơn tỉnh quảng nam giai đoạn 2010 –2014 (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w