4.5.1. Về công tác quản lý
- Tuyên truyền phổ biến luật đất đai đến tận người dân, từ đó giúp cho người sử dụng đất thấy được trách nhiệm, quyền lợi của việc cấp giấy chứng nhận.
- Phải có báo cáo định kỳ với cấp trên để phối hợp kịp thời trong công tác quản lý đất đai ở địa phương
- Nâng cao trình độ, năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm cho cán bộ địa chính các cấp.
- Trong thủ tục hành chính tiếp tục phải có những cải cách nhằm giảm bớt phiền hà và tiêu cực trong công tác cấp giấy chứng nhận.
- Đẩy nhanh công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ địa chính một cách đồng bộ nhằm giúp cho quá trình cấp giấy thuận lợi, nhanh chóng.
- Cần đẩy nhanh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đất nông nghiệp hơn nữa.
- Giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo về đất đai, xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi vi phạm về pháp luật đất đai.
- Thủ tục hành chớnh phải rừ ràng minh bạch cụng khai.
- Cần có chính sách giao đất phù hợp với từng đối tượng. Đối với những người có công với cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…thì cần có những chính sách miễn tiền sử dụng đất phù hợp với Nghị định 198/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn giảm tiền sử dụng đất.
- Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ nhằm hợp thức hoá quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Nhà nước cần huy động ngân sách và phân bổ ngân sách có hiệu quả cho công tác đền bù (xây dựng mặt bằng, san lấp mặt bằng), đường giao thông, hệ thống điện nước của các khu dân cư được quy hoạch.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng nhà cửa cho các đối tượng thuộc gia đình chính sách, đồng thời có chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất cho các đối tượng đó.
4.5.2. Về sử dụng đất
- Có kế hoạch sử dụng đất hợp lý nhất là những vùng đất xấu, đi đôi với sử dụng phải có biện pháp cải tạo đất để sử dụng được lâu dài và bền vững hơn.
- Cần đây nhanh công tác khuyến nông để có kiến thức về kỹ thuật, bên cạnh đó phải có chính sách đãi ngộ và điều kiện làm việc phù hợp. Hỗ trợ cho nông dân về cách tổ chức sản xuất, kỹ thuật, vốn…
- Nâng cao tỷ lệ sử dụng đất bằng cách khai hoang, mở rộng các diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Tận dụng diện tích đất mặt nước sẵn có để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, tăng thu nhập cho gia đình và phát triển kinh tế.
- Cơ sở, kết cấu hạ tầng cần ưu tiên đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành, các lĩnh vực phát triển, do đó cần ưu tiên bố trí đủ đất đai cho phát triển giao thông, thuỷ lợi…
- Đầu tư các giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã vào gieo trồng. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, luân canh, xen canh, tăng vụ, để tăng khả năng sản xuất của đất đai. Bên cạnh đó còn phải chú ý làm tốt công tác khuyến nông, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chủ động nguồn nước tưới và tìm thị trường bao tiêu sản phẩm cho người dân.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và thực tập trên địa bàn xã Phước Xuân tôi rút ra một số kết luận sau:
- Phước Xuõn là một trong những xó cú diện tớch lớn, trong đú cú ắ diện tích đồi núi, có vị trí khó khăn hơn các xã trong huyện, cơ cấu kinh tế mang tính chất lâm nghiệp là chủ yếu, cơ cấu diện tích phân bổ các loại cây chưa hợp lý, diện tích các loại cây trồng có giá trị cao còn ít, năng suất thấp. Chưa khai thác hết tiềm năng đất đồi để phát triển lâm nghiệp.
- Đất đai phần lớn sử dụng không đúng mục đích, giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, độ che phủ rừng tăng nhanh qua hàng năm.Tuy nhiên bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp vẫn con hạn chế như: giá trị sản lượng của một đơn vị diện tích trồng cây hàng năm vẫn còn thấp chưa tương ứng với tiềm năng đất đai của địa phương, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng diển ra ồ ạt mà không nghĩ đến hậu quả mất cân bằng cung cầu.
- Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, điều này cho thấy người dân và chính quyền địa phương chưa quan tâm sâu dến việc sử dụng đất.
- Công tác quản lý trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao về chất lượng, số lượng, việc quản lý ngày càng chặt chẽ, đi vào ổn định, có hiệu quả hơn trước. Các nội dụng quản lý về đất đai được thực hiện đầy đủ và đạt hiệu quả tốt như: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiệnđồng bộ:
thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện dầy đủ, đúng quy định: công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai được thực hiện thường xuyên.