- Tỷ suất chênh (odd ratio - OR) được tính toán bằng phần mềm Epicalc.
- Khoảng tin cậy 95%CI của một ước lượng (Confidence Interval) 95%CI = P(t) ± 1,96 * P(t)(1- P(t))
N
Trong đó:
95%CI : Khoảng tin cậy của ước lượng với độ tin cậy 95%.
P(t) : Tỷ lệ dương tính hoặc tỷ lệ hiện mắc bệnh.
N : Tổng số mẫu xét nghiệm hoặc tổng đàn.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM
Phương pháp 3ABC-ELISA là một trong những phương pháp chẩn đoán phát hiện gia súc bị nhiễm virus LMLM tự nhiên, dựa vào việc xác định kháng nguyên không cấu trúc của virus. Hiện nay, vaccine LMLM được phép lưu hành ở Việt Nam phải là vaccine đã được xử lý kháng nguyên không cấu trúc 3ABC.
Thông qua việc phát hiện kháng thể 3ABC có thể kết luận trâu bò đã nhiễm virus LMLM tự nhiên. Nếu tỷ lệ lưu hành virus LMLM ở gia súc cao sẽ là mối nguy cơ gây ra các đợt dịch trầm trọng ở nhiều địa phương. Đòi hỏi công tác quản lý và xử lý gia súc mang bệnh, gia súc mang trùng, công tác kiểm dịch cần được chú trọng. Trong nghiên cứu này, mẫu huyết thanh được xét ngiệm kháng thể 3ABC bằng phương pháp ELISA. Kết quả xét nghiệm được thể hiện theo địa phương, vùng và thời gian để nghiên cứu sự lưu hành virus LMLM theo không gian và thời gian và được thể hiện ở các bảng 4.1, 4.2 và 4.3.
4.1.1. Kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo địa phương Bảng 4.1. Kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo địa phương.
Xã
Số mẫu xét nghiệm
Số mẫu dương
tính Tỷ lệ %
Khoảng tin cậy (95% CI) Cận dưới Cận trên
Vạn Ninh 15 4 26,67 8,92 55,17
Gia Ninh 14 4 28,57 9,58 58,00
Trường Xuân 14 7 50,00 24,04 75,96
Vĩnh Ninh 16 4 25,00 8,33 52,59
Tân Ninh 15 2 13,33 2,34 41,61
Trường Sơn 7 1 14,28 0,75 57,99
An Ninh 16 6 37,50 16,28 64,13
Hải Ninh 13 1 7,69 0,40 37,91
Tổng 110 29 26,36 18,63 35,77
Qua bảng 4.1 ta thấy, tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC chung cho địa bàn nghiên cứu là 26,36% (95%CI: 18,63 – 35,77). Tỷ lệ này là tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2014) về mức độ lưu hành
virus LMLM và các yếu tố nguy cơ tại một số tỉnh trọng điểm từ tháng 10-12 năm 2012 là 24,21% (95%CI: 21,42-27,17) [30], và phù hợp với tình hình dịch tễ của vùng nghiên cứu vì đây là vùng vừa xảy ra dịch LMLM vào cuối tháng 6/2014.
Tất cả 100% các xã nghiên cứu đều có trâu, bò dương tính huyết thanh học với virus LMLM bằng xét nghiệm 3ABC ELISA. Trong đó, Trường Xuân là xã có tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC cao nhất (50,00%), tiếp đến là An Ninh (37,50%), Gia Ninh (28,57%), Vạn Ninh (26,67%) và thấp nhất là Hải Ninh (7,69%). Điều này cho thấy trên địa bàn các địa phương của huyện Quảng Ninh có sự lưu hành của virus LMLM, tỷ lệ trâu bò tiếp xúc với mần bệnh và tạo ra kháng thể là rất cao. Hiện nay, gia súc bị bệnh được điều trị, không buộc phải tiêu hủy, chỉ khỏi về triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn có thể mang virus LMLM. Đây là gia súc mang trùng, dễ làm lây lan, phát tán mầm bệnh sang nhiều địa phương.
Kết quả giám sát sự lưu hành virus LMLM được thể hiện trong biểu đồ ở hình 4.1.
Hình 4.1. Biểu đồ kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo địa phương
4.1.2. Kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo vùng Bảng 4.2. Kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo vùng.
Vùng Số mẫu xét
nghiệm
Số mẫu dương
tính
Tỷ lệ
%
Khoảng tin cậy (95% CI) Cận
dưới
Cận trên
Vùng đồi núi 21 8 38,09 18,95 61,30
Vùng bán sơn địa 47 14 29,79 17,79 45,08
Vùng đồng bằng ven biển
42 7 16,67 7,51 31,96
Tổng 110 29 26,36 18,63 35,77
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, trâu bò ở tất cả các vùng của huyện Quảng Ninh đều nhiễm virus LMLM, chứng tỏ khả năng phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM là rất rộng. Mầm bệnh vẫn tồn tại trong tự nhiên và nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ làm phát sinh dịch. Trong đó, vùng đồi núi có tỷ lệ cảm nhiễm cao nhất là 38,09% (95% CI: 18,95-61,30) và cao hơn so với các vùng còn lại (vùng bán sơn địa là 29,79% (95% CI: 17,79-45,08) và vùng đồng bằng ven biển là 16,67% (95%CI: 7,51-31,96)).
Hình 4.2. Biểu đồ kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo vùng
Qua biểu đồ hình 4.2 chúng ta thấy, tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC giảm dần từ vùng núi đến đồng bằng ven biển. Phần lớn diện tích huyện Quảng Ninh là đồi núi và bán sơn địa, tập quán chăn thả gia súc tự do trong rừng, khó kiểm soát và triển khai các biện pháp phòng bệnh, thời tiết khắc nghiệt nhất là mùa mưa lũ. Ngoài ra, ý thức của người chăn nuôi chưa cao, khi phát hiện triệu chứng thường không báo cho thú y cơ sở mà thường tự điều trị, con vật mang trùng thải mầm bệnh ra ngoài môi trường xung quanh và phát tán mầm bệnh.
4.1.3. Kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo thời gian Bảng 4.3. Kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo thời gian.
Tháng Số mẫu xét nghiệm
Số mẫu dương
tính
Tỷ lệ %
Khoảng tin cậy (95% CI) Cận
dưới
Cận trên
09/2014 22 2 9,09 1,59 30,62
10/2014 22 5 22,73 8,69 45,82
11/2014 22 14 63,64 40,83 81,98
12/2014 22 8 36,36 18,02 59,77
01/2015 22 0 0,00 0,42 18,50
Tổng 110 29 26,36 18,63 35,77
Qua bảng 4.3 ta thấy, tháng có tỷ lệ trâu bò nhiễm virus LMLM cao nhất trong 5 tháng giám sát là tháng 11/2014 (63,64%; với 95% CI là 40,83-81,98), tiếp đến là tháng 12/2014 với tỷ lệ 36,36% (95%CI: 18,02-59,77) và thấp nhất là tháng 1/2015 không phát hiện mẫu nào dương tính với virus LMLM.
Hình 4.3. Biểu đồ kết quả giám sát kháng thể 3ABC kháng virus LMLM theo thời gian
Biểu đồ hình 4.3 cho thấy, tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC có sự biến động theo thời gian. Tăng dần từ tháng 9 (9,09%), tháng 10 (22,73%), đỉnh điểm vào tháng 11 (63,64%) là cao nhất. Và bắt đầu giảm vào tháng 12 (36,36%) và vào tháng 1 chưa phát hiện mẫu nào dương tính với kháng thể 3ABC. Với tỷ lệ nhiễm virus cao, cùng với sự thay đổi thời tiết như ở vùng nghiên cứu thì nguy cơ bùng phát dịch là rất cao. Nhìn chung diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp do tình hình chăn nuôi ngày càng phát triển trong khi thời tiết, khí hậu khắc nghiệt hơn. Vì vậy, cần làm tốt công tác phòng, chống dịch LMLM một cách hiệu quả, tiêm phòng vaccine đầy đủ nhằm tạo miễn dịch cho đàn gia súc trước khi mùa dịch đến.
4.2. Kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh