Đánh giá thời gian sinh trưởng phát triển của tập đoàn giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm tập đoàn các giống lúa nhập nội năm 2015 tại xã vinh thái, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 39)

4.2. Đánh giá thời gian sinh trưởng phát triển của tập đoàn giống lúa thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, các biện pháp canh tác. Các giống khác nhau thường có thời gian sinh trưởng khác nhau trong cùng điều kiện canh tác như nhau và cả khi cùng một giống nếu gieo trồng ở những điều kiện sinh thái, mùa vụ, mật độ khác nhau cũng có thời gian sinh trưởng khác nhau.

Thời gian sinh trưởng và phát triển là một trong những chỉ tiêu quan trọng, để xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho từng giống ở từng vùng sinh thái nhất định. Vì vậy nghiên cứu thời gian sinh trưởng là rất cần thiết. Đồng thời tác

động các biện pháp kỹ thuật giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi nhất qua từng thời kỳ sinh trưởng. Dựa vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa mà người ta chia ra làm 2 thời kỳ chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

Theo dừi thời gian sinh trưởng, phỏt triển của cõy lỳa qua từng giai đoạn là cơ sở để xác định thời vụ, cơ cấu giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý trong thâm canh. Ngoài đặc tính di truyền của giống thì điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng nhất định đến từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trong cùng một điều kiện canh tác và khí hậu thì giống khác nhau có tổng thời gian sinh trưởng khác nhau.

Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực có quan hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất. Hai giai đoạn sinh trưởng, phát triển tốt là cơ sở quan trọng cho quá trình hình thành năng suất.

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa gồm:

- Thời gian từ khi gieo đến cấy: Là giai đoạn khởi đầu của quá trình sinh trưởng sinh dưỡng. Đây chính là giai đoạn mạ, là thời kỳ mẫm cảm với điều kiện thời tiết, khí hậu và điều kiện ngoại cảnh.

- Thời gian từ khi cấy đến bén rễ hồi xanh (BRHX): Sau cấy một thời gian lúa sẽ bén rễ hồi xanh. Trong điều kiện thuận lợi khoảng sau cấy từ 4 - 8 ngày cây lúa sẽ bén rễ hồi xanh. Quá trình bén rễ hồi xanh nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

- Thời gian từ khi BRHX đến bắt đầu đẻ nhánh: Sau khi cây bén rễ hồi xanh thì bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Đẻ nhánh là đặc tính quan trọng mang đặc tính di truyền của từng giống. Đây là thời kỳ cây lúa sống tự lập, dựa vào sự dài ra của rễ và các lá xanh có khả năng quang hợp. Bắt đầu đẻ nhánh sớm hay muộn ngoài yếu tố giống còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh. Việc xác định thời gian bắt đầu đẻ nhánh giúp chúng ta tác động kịp thời đúng lúc các biện pháp kỹ thuật như: Bón phân, làm cỏ trong ruộng phù hợp tạo điều kiện lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung làm tăng tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu.

- Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh: Giai đoạn này sinh trưởng và phát triển mạnh của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Đây là giai đoạn quan trọng trực tiếp quyết định số nhánh hữu hiệu hay số bông trên khóm, là một trong những yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh dài hay ngắn là tùy thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, thời vụ và kỹ thuật canh tác. Thông thường những giống đẻ nhánh sớm

tập trung thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. Vì vậy, việc nghiên cứu giai đoạn này giúp chúng tôi nắm được đặc điểm đẻ nhánh của từng giống, từ đó có những biện pháp kỹ thuật hợp lý, đúng lúc để hạn chế việc đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời tập trung dinh dưỡng cho quá trình làm đốt làm đòng trong giai đoạn tiếp theo.

- Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ: Đặc điểm của giai đoạn này là cây lúa tiếp tục ra những lá cuối cùng, nhánh vô hiệu lụi dần, các nhánh tốt được phát triển hoàn chỉnh để trở thành nhánh hữu hiệu, cây lúa chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, tất cả dinh dưỡng đều tập trung cho quá trình phân hóa đòng. Đây là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng quyết định đến số hạt/bông và số hạt chắc/bông, thời gian này nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc tính di truyền của các giống, điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác, những giống có thời gian trổ càng ngắn càng có lợi cho lúa tránh mẫn cảm với thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, không khí).

- Thời gian từ bắt đầu trổ đến kết thúc trổ: Đây là thời kỳ sinh trưởng phát triển quan trọng của lúa, liên quan trực tiếp đến quá trình tạo năng suất lúa, trong đó quyết định đến số hạt và số hạt lép trên bông. Thời gian này tuy ngắn nhưng rất quan trọng, bao gồm: Trổ bông, nở hoa và thụ phấn thụ tinh, nó quyết định số hạt chắc trên bông. Giai đoạn này thường kéo dài 3 – 5 ngày tùy theo giống và chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Thời gian trổ ngắn thì dễ tránh được điều kiện bất lợi. Ở thời kỳ trổ cây lúa rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Nhiệt độ quá thấp (<160C) hoặc quá cao (>400C) làm cho hạt mất sức nảy mầm dẫn đến tỷ lệ lép cao. Nắm được đặc điểm sinh học, yêu cầu về sinh thái của cây lúa trong thời kỳ này giúp chúng ta bố trí thời vụ hợp lý cho từng giống để lúc trổ đạt được những yêu cầu tối ưu về nhiệt độ, ánh sáng... để cuối cùng cho năng suất cao.

- Thời gian từ khi trổ đến chín hoàn toàn: Thời kỳ này chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, không khí, số giờ nắng, lượng mưa trên đồng ruộng.

Qua quỏ trỡnh theo dừi thớ nghiệm, chỳng tụi đó thu được số liệu về thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa được trình bày ở bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Thời gian hoàn thành quá trình sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống lúa thí nghiệm

ĐVT: (ngày)

Giống (Nhóm I)

Thời gian từ gieo đến…….

Giống (Nhóm II)

Thời gian từ gieo

đến……. Giống

(Nhóm III)

Thời gian từ gieo đến…….

Ngày 50%

cây trỗ

Tổng TGST

Ngày 50% cây

trỗ

Tổng TGST

Ngày 50% cây

trỗ

Tổng TGST

1 80 109 21 82 110 38 88 125

2 78 109 22 81 110 39 94 125

3 80 109 23 81 110 42 95 125

4 81 109 24 83 112 43 94 125

5 79 109 25 83 112 44 95 125

6 75 106 26 84 112 45 96 128

7 75 106 27 85 117 46 96 128

8 76 107 28 84 117 47 95 128

9 76 107 29 85 117 48 93 125

10 76 107 30 85 117 49 95 125

11 75 106 31 80 120 50 94 125

12 75 106 32 85 116 51 95 125

13 73 104 33 90 120 52 95 125

14 73 104 34 85 114 53 84 125

15 75 104 35 83 114 54 93 127

16 72 102 36 88 118 55 95 127

17 72 102 37 88 118 56 95 125

18 71 102 40 90 120 57 94 125

19 74 103 41 90 120 58 85 126

20 74 103 59 88 120 60(ĐC) 100 130

Như vậy, qua bảng 4.2 chúng tôi thấy:

Thời gian từ khi gieo đến ngày 50% lúa trỗ: Trong các giống lúa nhóm I (từ giống 1 – 20), thời gian từ khi gieo đến ngày 50% cây trỗ là 71 - 81 ngày. Trong đó các giống 1, 3 và 4 có thời gian 50% trỗ từ 80 - 81 ngày, các giống còn lại trỗ sớm hơn từ 71 - 79 ngày. Trong các giống lúa nhóm II (từ giống 21 – 37, 40, 41, 59), các giống này có thời gian từ khi gieo đến 50% trỗ là 80 - 90 ngày.

Trong đó các giống 33, 40 và 41 có thời gian 50% trỗ dài nhất là 90 ngày, còn tất

cả các giống còn lại trỗ dưới 90 ngày. Đối với các giống lúa nhóm III (từ giống 38, 39, 42 – 58, 60(ĐC)) có thời gian từ khi gieo đến trỗ là biến động trong khoảng 88 - 100 ngày. Thời gian trỗ dài nhất là giống đối chứng 60 (100 ngày).

Nhìn chung tất cả các giống thí nghiệm trên đều có ngày 50% trỗ sớm hơn giống đối chứng 60.

Tổng thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí ngiệm phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như:

Nhiệt độ, không khí, số giờ nắng, lượng mưa trên đồng ruộng. Các giống lúa nhóm I (từ giống 1 – 20) có tổng thời gian sinh trưởng là 102 - 109 ngày. Trong đó các giống từ 1 đến 5 có tổng thời gian sinh trưởng là 109 ngày, các giống còn lại là dưới 109 ngày. Các giống lúa nhóm II (từ giống 21 – 37, 40, 41, 59), các giống này có tổng thời gian sinh trưởng là 110 - 120 ngày. Trong đó các giống 31, 40, 41 và 59 có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là 120 ngày. Đối với giống lúa nhóm III (từ giống 38, 39, 42 – 58, 60 (ĐC)), các giống này có tổng thời gian sinh trưởng là 125 - 130 ngày. Như vậy, tập đoàn giống lúa thí ngiệm biến động từ 102 - 130 ngày bao gồm cả giống lúa ngắn ngày, trung ngày và dài ngày. Trong đó giống lúa đối chứng 60 có tổng thời gian sinh trưởng dài nhất là 130 ngày.

4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống lúa thí

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm tập đoàn các giống lúa nhập nội năm 2015 tại xã vinh thái, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w