Đánh giá khả năng đẻ nhánh của tập đoàn giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm tập đoàn các giống lúa nhập nội năm 2015 tại xã vinh thái, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 47)

4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống lúa thí nghiệm

4.3.2. Đánh giá khả năng đẻ nhánh của tập đoàn giống lúa thí nghiệm

Đẻ nhánh là tập tính sinh học của cây lúa, nhánh được hình thành từ các mắt trên thân. Các mầm này có thể phát triển thành nhánh khi gặp điều kiện thuận lợi. Khả năng đẻ nhánh nhiều hay ít phụ thuộc và đặc điểm của từng giống, tùy thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh. Cây lúa càng nhiều nhánh, tỉ lệ nhánh hữu hiệu cao thì cho năng suất càng cao.Cấy ngửa tay, cấy nông sẽ tạo điều kiện cho lúa bén rễ, hồi

xanh nhanh, đẻ nhánh sớm, tập trung. Cấy sâu sẽ làm cho lúa đẻ nhánh ở mắt trên, dảnh nhỏ, bông bé dẫn đến năng suất thấp. Sau khi lúa hồi xanh nếu giữ mực nước ở 2 - 3 cm sẽ kích thích khả năng đẻ nhánh, mặt khác nước quá nhiều hoặc quá khô sẽ kìm hãm khả năng đẻ nhánh. Năng lực đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu là hai yếu tố quyết định năng suất của giống.

Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu là nhánh có bông, chỉ chiếm tỷ lệ 20 – 40%, những nhánh vô hiệu là nhánh không trỗ bông với số lượng lớn chiếm từ 60 – 80%. Điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu. Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành số nhánh vô hiệu.

Khả năng đẻ nhánh của tập đoàn các giống lúa thí nghiệm được thể hiện qua các bảng và hình dưới đây:

Bảng 4.4. Khả năng đẻ nhánh của tập đoàn giống lúa thí nghiệm nhóm I Giống

(Nhóm I)

Số nhánh tối đa (nhánh)

Số nhánh hữu hiệu (nhánh)

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%)

1 26,93 19,87 73,76

2 25,87 18,73 72,42

3 20,80 13,97 67,15

4 30,40 19,97 65,68

5 21,07 13,97 66,30

6 29,33 22,33 76,14

7 18,47 10,97 59,39

8 26,33 19,07 72,41

9 27,33 19,80 72,44

10 31,40 25,83 82,27

11 27,73 20,67 74,52

12 30,60 24,07 78,65

13 27,33 21,00 76,83

14 24,67 17,83 72,30

15 30,00 22,83 76,11

16 29,27 21,70 74,15

17 28,07 20,67 73,63

18 23,93 16,50 68,94

19 33,00 25,50 77,27

20 22,60 14,38 65,63

60(ĐC) 25,67 18,50 72,08

SD 3,77 3,85 5,27

Hình 4.4. Số nhánh tối đa và hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm nhóm I - Số nhánh tối đa: Là số nhánh đạt được trong suốt thời kì đẻ nhánh của cây lúa

bao gồm cả nhánh vô hiệu và nhánh hữu hiệu. Qua bảng 4.4. và hình 4.4 chúng tôi thấy: Các giống lúa thí nghiệm đạt số nhánh tối đa trung bình là 26,70 nhánh.

Khả năng đẻ nhánh tối đa của các giống biến động từ 18,47 - 31,40 nhánh. Các giống có số nhánh nhiều nhất là 12 (30,60 nhánh), 10 (31,40 nhánh) và 19 (33,00 nhánh), các giống 3, 5, 7, 14, 18 và 20 có số nhánh ít hơn giống đối chứng 60 (25,67 nhánh).

- Số nhánh hữu hiệu: Không phải tất cả các nhánh được sinh ra trên thân lúa đều phát triển đầy đủ và cho bông mà chỉ những nhánh đẻ sớm ở vị trí mắt đẻ thấp, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi, có số lá nhiều mới trở thành nhánh hữu hiệu.

Qua theo dừi chỳng tụi thấy cỏc thớ nghiệm cú số nhỏnh hữu hiệu ở mức khá. Các công thức có số nhánh hữu hiệu biến động từ 10,97 - 25,83 nhánh.

Trong đó các giống có số nhánh nhiều nhất là 12 (24,07 nhánh), 19 (25,05 nhánh) và 10 (25,83 nhánh), các giống này đều có số nhánh hữu hiệu cao hơn giống đối chứng 60 (18,50 nhánh) trừ giống 5, 7, 16, 18, 20 và 30.

- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Là tỷ lệ giữa nhánh thành bông so với nhánh tối đa.

Thông thường nhánh hữu hiệu cao thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao và ngược lại.

Qua theo dừi cỏc giống lỳa nhúm I chỳng tụi thấy tỷ lệ nhỏnh hữu hiệu của các giống biến động từ 59,39 - 82,27%. Giống 7 (59,39%) có tỷ lệ thấp nhất, thấp hơn công thức đối chứng 60 là 13,41%. Các giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất là 19 (77,27%), 12 (78,65%) và 10 (82,77%).

Bảng 4.5. Khả năng đẻ nhánh của tập đoàn giống lúa thí nghiệm nhóm II Giống

(Nhóm II)

Số nhánh tối đa (nhánh)

Số nhánh hữu hiệu (nhánh)

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ( %)

21 36,80 27,17 73,82

22 31,00 22,50 72,58

23 22,33 15,20 68,06

24 36,13 28,83 79,80

25 37,27 27,67 74,24

26 35,40 25,82 72,98

27 21,80 19,87 91,13

28 18,60 11,33 60,93

29 26,53 20,17 76,01

30 35,53 28,33 79,74

31 32,67 24,33 74,49

32 33,33 27,17 81,50

33 37,80 30,00 79,37

34 32,27 25,17 78,00

35 23,87 17,00 71,23

36 27,13 17,50 64,50

37 31,20 24,50 78,53

40 35,87 27,83 77,60

41 28,40 22,17 78,05

59 33,47 25,00 74,70

60(ĐC) 25,67 18,50 72,08

SD 5,73 5,07 6,31

Hình 4.5. Số nhánh tối đa và hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm nhóm II Qua bảng 4.5 và hình 4.5 chúng tôi thấy:

Các giống lúa thí nghiệm nhóm II có số nhánh tối đa trung bình là 30,62 nhánh. Khả năng đẻ nhánh tối đa của các giống thí nghiệm biến động trong khoảng từ 18,60 - 37,80 nhánh. Giống có số nhánh tối đa cao nhất là giống 25 và 33 lần lượt là 37,27 và 37,80 nhánh. Các giống có số nhánh tối đa thấp nhất là 28, 27 và 23 lần lượt là 18,60, 21,80 và 22,33 nhánh, chúng thấp hơn giống đối chứng 60 (25,67 nhánh). Các giống còn lại có số nhánh tối đa cao hơn giống đối chứng 60.

Qua theo dừi chỳng tụi thấy số nhỏnh hữu hiệu của cỏc giống thớ nghiệm biến động trong khoảng từ 11,33 - 30 nhánh. Các giống có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là 28 (11,30 nhánh), 23(15,20 nhánh), 25 (17,00 nhánh) và 36 (17,50 nhánh), các giống này có số nhánh hữu hiệu thấp hơn giống đối chứng 60 (18,50 nhánh) và các giống còn lại cao hơn giống đối chứng 60.

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa nhóm II biến động từ 60,93 - 91,13%. Giống 27 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất là 91,13%, giống thấp nhất là 28 (60,93%). Các giống 28, 36 (64,50%), 23 (68,06%), 35 (71,23%) có tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp hơn giống đối chứng 60 (72,08%), các giống còn lại cao hơn giống đối chứng 60.

Bảng 4.6. Khả năng đẻ nhánh của tập đoàn giống lúa thí nghiệm nhóm III Giống

(Nhóm III)

Số nhánh tối đa (nhánh)

Số nhánh hữu hiệu (nhánh)

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%)

38 22,33 15,33 68,66

39 28,40 21,17 74,53

42 24,33 17,83 73,29

43 21,87 15,50 70,88

44 30,73 24,67 80,26

45 23,67 16,00 87,61

46 21,00 13,00 61,90

47 24,67 17,87 72,43

48 28,73 19,67 68,45

49 24,13 17,50 72,51

50 35,67 27,50 77,10

51 32,27 26,20 81,20

52 29,60 22,67 76,58

53 25,60 18,47 72,14

54 28,33 21,83 77,06

55 24,40 17,50 71,72

56 26,00 20,67 79,49

57 25,40 17,67 69,55

58 32,07 25,17 78,48

60(ĐC) 25,67 18,50 72,08

SD 3,87 3,93 4,87

Hình 4.6. Số nhánh tối đa và hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm nhóm III Qua bảng 4.6 và hình 4.6 chúng tôi thấy:

Các giống lúa thí nghiệm nhóm III đạt số nhánh tối đa trung bình là 24,74 nhánh. Khả năng đẻ nhánh tối đa của các giống biến động trong khoảng từ 21,00 - 35,67 nhánh. Các giống có số nhánh thấp nhất là 46, 43 và 38 lần lượt là 21,00, 21,87 và 22,33 nhánh. Các giống có số nhánh cao nhất là 44, 58, 51 và 50 lần lượt là 30,73, 32,07, 32,37 và 35,67 nhánh. Qua hình vẽ có thể thấy giống đối chứng 60 (25,67 nhánh) có số nhánh tối đa tương đối cao so với các giống thí nghiệm.

Qua theo dừi thỡ cỏc giống thớ nghiệm cú số nhỏnh hữu hiệu cao. Cỏc giống có số nhánh hữu hiệu biến động trong khoảng 13,00 - 27,50 nhánh. Trong đó giống có số nhánh hữu hiệu cao nhất là 44 (24,67 nhánh), 51 (26,20 nhánh), 50

(27,50 nhánh) và 44 (24,67 nhánh), chúng cao hơn giống đối chứng 60 (18,50 nhánh).

Qua tính toán ta thấy tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống ở mức khá và biến động trong khoảng từ 61,90 - 87,61 %. Trong đó các giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất là 44, 51 và 45 lần lượt là 80,26%, 81,20% và 87,61%. Các giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất là 46 (61,90%), 48 (68,45%), 38 (68,66%), 57 (69,55%) và 55 (71,72%), các giống này đều có tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp hơn giống đối chứng 60 (72,08%), còn các giống còn lại có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn giống đối chứng 60.

4.4. Đánh giá khả năng tăng trưởng chiều dài bông của tập đoàn giống lúa

Một phần của tài liệu Khảo nghiệm tập đoàn các giống lúa nhập nội năm 2015 tại xã vinh thái, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w