Năng suất là kết quả cuối cùng phản ánh quá trình tích lũy, hoạt động sống của cây trồng, là chỉ tiêu phản ánh toàn diện quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Năng suất của lúa được cấu thành từ những yếu tố sau: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Các yếu tố này chịu sự chi phối của yếu tố nội tại là đặc điểm di truyền giống; yếu tố ngoại cảnh như điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, sâu bệnh hại và sự tác động của con người. Các yếu tố cấu thành năng suất quan hệ chặt chẽ với nhau hỗ trợ lẫn nhau nhưng cũng đồng thời kìm hãm lẫn nhau.
Các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau, muốn đạt năng suất cao cần phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong một phạm vi nhất định thì tích số của các yếu tố năng suất đều đạt đến mức độ cân bằng, chênh lệch nhau do quá trình tự điều tiết nhưng nếu một yếu tố vượt quá phạm vi nhất định thì năng suất giảm. Khi số hạt/bông tăng lên một cách hợp lý thì số bông sẽ tăng. Nhưng khi số bông tăng lên quá ngưỡng cho phép thì dẫn đến số hạt/bông và trọng lượng 1000 hạt giảm, làm cho năng suất giảm theo. Qua theo dừi thớ nghiệm chỳng tụi thu được kết quả được thể hiện qua các bảng dưới đây:
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm nhóm I
Chỉ tiêu Giống (nhóm I)
Số bông/m2
(bông)
Số hạt/bông
(hạt)
Số hạt chắc/bông
(hạt)
P1000
(gam) NSLT
(tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
1 728,9 97,6 89,0 24,0 155,60 52,79
2 538,0 114,0 103,2 23,5 130,48 40,96
3 355,6 95,6 88,6 26,65 83,96 29,15
4 631,1 113,8 95,6 23,0 139,00 50,42
5 613,3 107,4 89,2 24,01 131,35 47,11
6 435,6 96,6 88,8 23,94 92,60 50,39
7 346,7 70,4 67,6 26,4 61,87 39,96
8 538,0 100,2 90,2 27,96 135,70 37,79
9 400,0 131,8 121,6 25,8 125,60 39,33
10 471,1 106,6 98,4 23,93 110,93 48,89
11 417,8 111,4 103,6 22,51 97,43 43,19
12 417,8 93,0 84,2 25,1 88,40 43,38
13 408,9 100,2 89,8 23,3 85,60 44,52
14 488,9 150,2 128,6 27,1 170,10 48,46
15 400,5 118,4 93,4 26,3 101,37 45,87
16 345,3 101,2 90,3 25,4 79,20 51,68
17 355,6 110,9 91,1 22,3 72,24 44,25
18 401,1 134,5 100,5 22,5 90,70 35,08
19 410,1 93,8 67,6 23,1 64,04 49,04
20 356,5 80,5 78,5 22,9 64,09 34,03
60(ĐC) 391,1 113,0 98,8 24,39 94,24 32,82
SD 106,53 17,88 14,32 1,68 31,02 6,60
Hình 4.7. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm nhóm I
- Số bông/m2 : Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/m2 là yếu tố được hình thành sớm nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa. Là yếu tố cấu thành năng suất, nó ảnh hưởng lớn đến năng suất, nó đóng góp 60 – 74%
năng suất. Số bông/m2 được quyết định bởi số nhánh cơ bản, số nhánh hữu hiệu, các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Trong sản xuất để đạt năng suất cao thì ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật để tăng số bông/đơn vị diện tích trong ngưỡng thích hợp, tuy nhiên khi số bông tăng quá ngưỡng thì năng suất không tăng mà còn giảm đi.
Qua bảng 4.8 và hình 4.7 chúng tôi thấy: Số bông/m2 biến động từ 345,3 – 728,9 bông. Trong đó thấp nhất là giống 16 (345,5 bông), 7 (346,7 bông), 17 (355,6 bông) và 20 (356,5 bông), các giống này có số bông/m2 thấp hơn giống đối chứng 60 (391,1 bông). Các giống còn lại cao hơn giống đối chứng 60, trong đó giống 1, 4 và 5 cao nhất đạt 728,9, 631,1 và 613,3 (bông). Tất cả các giống trong nhóm I có số bông/m2 chênh lệch khá cao. Nhìn chung số bông/m2 của các giống thí nghiệm cao so với giống đối chứng.
- Số hạt/bông: Để có số hạt/bông cao cần bón thúc kịp thời để thúc đẩy quá trình phân hóa đòng và tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp để ức chế không cho số bông tăng quá nhiều. Bên cạnh đó, không nên tăng số hạt/bông quá nhiều vì sẽ làm tăng tỷ lệ lép, giảm khối lượng hạt do không đủ chất dinh dưỡng.
Các giống thí nghiệm nhóm I có số hạt/bông cao nhất là giống 14 có 150,2 hạt, giống 18 có 134,5 hạt, giống 9 có 131,8 hạt, giống thấp nhất có 70,4 và 80,5 hạt là giống 3 và 20. Trong đó giống đối chứng 60 có 113 hạt. Nhìn chung thì giống đối chứng 60 có số hạt/bông khá cao so với các giống thí nghiệm.
- Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc trên bông là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu của từng giống và nó phụ thuộc vào số gié hoa phân hoá, số gié hoa thoái hoá cũng như phụ thuộc vào sự sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nó được quyết định ở thời kỳ trước và sau trổ.
Trong thời kỳ này nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi như rét quá hoặc nóng quá, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao làm cho hạt phấn mất khả năng nảy mầm, quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra không thuận lợi, thì tỉ lệ hạt lép tăng lên và số hạt chắc trên bông giảm ảnh hưởng đến năng suất. Do đó cần phải gieo cấy đúng thời vụ, chăm sóc cây hợp lý để giúp tăng tỉ lệ hạt chắc/bông.
Các giống thí nghiệm nhóm I có số hạt chắc/bông biến động từ 67,6 - 128,6 hạt. Trong đó giống có số hạt chắc/bông cao nhất là 14 (128,6 hạt), 9 (121,6 hạt)
và 11 (103,6 hạt), các giống có số hạt chắc/bông thấp nhất là 7, 19 (67,6 hạt) và 20 (78,5 hạt). Nhìn chung sự chênh lệch về số hạt chắc/bông của các giống cũng tương đối cao. Ở giai đoạn này thời tiết không thuận lợi, có nhiều đợt nắng nóng nhưng số hạt chắc/bông của các giống lúa thí nghiệm tương đối cao.
- Khối lượng 1000 hạt: Đây là yếu tố cấu thành năng suất ít biến động và có tính ổn định nhất của giống, là tính trạng có hệ số di truyền cao. Tuy nhiên nó còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, nhất là vào thời kỳ vào chắc.
Trọng lượng 1000 hạt do 2 yếu tố cấu thành là trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng gạo. Do đó, cần tạo điều kiện cho giống trổ thuận lợi bằng cách chọn thời vụ thích hợp, duy trì số lá xanh trên cây giai đoạn sau trổ được lâu, để quá trình quang hợp diễn ra thuận lợi, vận chuyển được nhiều vật chất khô về hạt làm tăng trọng lượng hạt gạo.
Khối lượng 1000 hạt của các giống nhóm I tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 21,51 – 27,96 gam. Các giống thí nghiệm đều có P1000 hạt cao, trong đó cao nhất là giống 8 (27,96gam) và giống thấp nhất là 17 (22,3gam).
Nhìn chung các giống lúa thí nghiệm có khối lượng P1000 hạt chênh lêch nhau không đáng kể.
- Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất vì nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tiềm năng cho năng suất của giống.
Người ta luôn phấn đấu để đưa năng suất thực thu tiến gần đến năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết được tính dựa trên 3 yếu tố cấu thành năng suất là số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt. Dựa vào năng suất lý thuyết, người ta có thể dự đoán được năng suất thực thu của giống, từ đó có những biện pháp tác động phù hợp để đạt năng suất thực thu cao nhất. Năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm nhóm I biến động từ 61,67 - 139 (tạ/ha). Trong đó có giống 14 có năng suất lý thuyết cao nhất là 170,1 tạ/ha, tiếp là giống 4 (139 tạ/ha), giống thấp nhất là 7 (61,87 tạ/ha), 19 (64,04 tạ/ha) và 20 (64,09 tạ/ha).
- Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là yếu tố phản ánh thực tế tổng hợp các yếu tố trong sinh trưởng phát triển của 2 thời kì sinh trưởng sinh dưỡng và thời kì sinh trương sinh thực. Công thức có năng suất lý thyết cao thì có năng suất thực thu cao và ngược lại.
Qua theo dừi cỏc cụng thức giống lỳa nhúm I thể hiện ở bảng 4.8 và hỡnh 4.7 thì: Năng suất thực thu biến động từ 29,15 – 52,79 tạ/ha. Giống có năng suất thấp nhất là giống 3 (29,15 tạ/ha) thấp hơn giống đối chứng 60 là 3,67 tạ/ha và tất cả các giống còn lại đều có năng suất cao hơn giống đối chứng 60, giống có năng suất cao nhất là giống 1 (52,79 tạ/ha). Nhìn chung thì năng suất thực thu của các giống thí nghiệm chênh lệch nhau ít và có năng suất tương đối cao.
Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm nhóm II
Chỉ tiêu Giống (nhóm II)
Số bông/m2
(bông)
Số hạt/bông
(hạt)
Số hạt chắc/bông
(hạt)
P1000
(gam) NSLT
(tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
21 678,5 120,6 90,5 25,5 156,58 47,18
22 457,0 147,8 100,5 22,3 102,42 54,53
23 462,2 93,0 85,8 26,1 103,60 45,57
24 355,6 95,6 88,6 26,65 83,96 44,13
25 252,0 109,6 104,4 26,26 69,09 46,69
26 400,0 117,2 104,6 23,5 98,30 39,57
27 538,0 100,2 90,2 27,96 135,70 41,16
28 488,9 150,2 128,6 27,1 170,10 41,08
29 395,0 103,6 97,0 21,38 81,92 43,43
30 512,0 122,8 109,4 21,23 118,92 52,60
31 470,0 121,2 106,2 23,41 116,85 46,58
32 395,0 85,0 79,4 24,65 77,31 40,82
33 412,0 79,2 68,2 26,11 73,36 44,06
34 395,0 103,6 97,0 21,38 81,92 56,08
35 480,0 94,4 88,6 22,8 97,10 50,14
36 480,0 68,8 65,4 23,08 72,45 43,53
37 460,5 120,1 70,9 23,5 76,73 46,52
40 391,1 113,0 98,8 24,39 94,24 60,78
41 344,0 93,2 88,8 21,7 66,29 39,35
59 506,7 136,6 103,4 25,09 131,45 45,81
60(ĐC) 391,1 113,0 98,8 24,39 94,24 32,82
SD 106,44 15,85 15,06 1,62 40,76 6,36
Hình 4.8. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm nhóm II Qua bảng 4.9 và hình 4.8 chúng tôi thấy:
Số bông/m2 của các giống lúa thí nghiệm nhóm I biến động trong khoảng 252 – 678,5 bông. Trong đó giống có số bông cao nhất là giống 21, 30 và 59 đạt 678,5, 512 và 506,7 bông. Giống 25 (252 bông), 4 (344 bông) và 24 (355,6 bông) là thấp nhất và chúng thấp hơn giống đối chứng 60 (391,1 bông). Các giống còn lại có số bông/m2 cao hơn giống đối chứng. Qua số liệu đếm được ta có thể thấy số bông/m2 của các giống thí nghiệm sự chênh lệch khá cao.
Số hạt/bông của các giống thí nghiệm nhóm II biến động trong khoảng từ 68,8 – 150,2 hạt. Các giống có số hạt cao nhất là giống 59, 22 và 28 là 136,6, 147,8 và 150,2 hạt, giống có số hạt thấp nhất là giống 36, 33 và 23 có 86,60,
79,20 và 93 hạt. Trong đó giống đối chứng 60 có số hạt/bông là 113 hạt, nhìn chung là cao so với một số giống thí nghiệm.
Các giống thí nghiệm trên có số hạt chắc/bông biến động trong khoảng 65,4 – 128,6 hạt. Các giống 30 (109,4 hạt), 31 (106,2 hạt) và 28 (128,6 hạt) có số hạt chắc lớn nhất, các giống có số hạt chắc thấp nhất là 33, 36 và 23 lần lượt 68,2, 65,4 và 85,8 hạt. Qua theo dừi chỳng tụi thấy số hạt chắc/bụng của cỏc giống lúa thí nghiêm cao. Tuy trong quá trình thí nghiệm có trải qua một số đợt nắng nóng kéo dài nhưng cũng không ảnh hưởng lớn đến khả năng hình thành hạt chắc. Nhìn chung sự chênh lệch số hạt chắc/bông của các giống lúa thí nghiệm không cao lắm.
Từ kết quả đo đếm được ở bảng 4.8 cho thấy khối lượng 1000 hạt của các giống lúa biến động từ 21,23 – 27,96 gam. Giống có P1000 cao nhất là 27 (27,96 gam). Giống thấp nhất là 30 và 34, 29 lần lượt là 21,23 và 21,38 gam.
Giống đối chứng có P1000 hạt là 24,39 gam, nhìn chung thì giống đối chứng có P1000 hạt tương đối cao so với các giống thí nghiệm. Các giống lúa trong nhóm này có khối lượng 1000 hạt chênh lệch nhau rất ít.
Qua theo dừi cho thấy năng suất lý thuyết của cỏc giống trờn biến động trong khoảng từ 66,29 – 156,58 tạ/ha. Thấp nhất ở giống 41 (66,29 tạ/ha), 25 (69,09 tạ/ha) và một số giống khác thấp hơn so với giống đối chứng 60 (94,24 tạ/ha). Cao nhất là giống 21 (156,58 tạ/ha), 27 (135,70) và 59 (131,45 tạ/ha). Có thể thấy các giống lúa có sự chênh lệch về năng suất với nhau khá cao.
Năng suất thực thu của các giống trên biến động từ 32,82 – 60,78 tạ/ha, giống có năng suất cao nhất là giống 34 (56,08 tạ/ha), 40 (60,78 tạ/ha). Trong đó tất cả các giống đều có năng suất cao hơn giống đối chứng 60 (32,82 tạ/ha). Như vậy ta có thể thấy với điều kiện không thuận lợi của tỉnh các giống nhập nội có khả năng cho năng suất cao hơn giống đối chứng. Nhìn chung các giống có sự chênh lệch nhau về năng suất nhưng không cao.
Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm nhóm III
Chỉ tiêu Giống
(Nhóm III)
Số bông/m2
(bông)
Số hạt/bông
(hạt)
Số hạt chắc/bông
(hạt)
P1000
(gam) NSLT
(tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
38 487,0 80,6 63,6 23,2 71,86 40,32
39 364,4 112,4 100,8 20,1 74,00 38,47
42 408,9 81,0 74,6 22,5 68,50 45,83
43 252,0 109,6 104,4 26,26 69,09 44,25
44 512,0 122,8 109,4 21,23 118,92 45,63
45 471,1 106,6 98,4 23,93 110,93 40,75
46 311,1 119,6 101,4 25,83 81,48 34,41
47 488,9 150,2 128,6 27,1 170,10 32,83
48 355,6 110,9 91,1 22,3 72,24 41,03
49 480,0 94,4 88,6 22,8 97,10 34,66
50 538,0 114,0 103,2 23,5 130,48 42,97
51 460,5 120,1 70,9 23,5 76,73 44,78
52 401,1 134,5 100,5 22,5 90,70 38,11
53 356,5 80,5 78,5 22,9 64,09 42,26
54 487,0 80,6 63,6 23,2 71,86 48,38
55 391,1 113,0 98,8 24,39 94,24 34,66
56 631,1 113,8 95,6 23,0 139,00 45,60
57 613,3 110,0 100,6 25,33 156,28 38,31
58 678,5 120,6 90,5 25,5 156,58 45,07
60 (ĐC) 391,1 113,0 98,8 24,39 94,24 32,82
SD 118,24 20,19 11,62 1,29 37,33 4,83
Hình 4.9. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm nhóm III Qua bảng 4.10 và hình 4.9 chúng tôi thấy:
Số bông/m2 của các giống lúa thí nghiệm nhóm III biến động từ 252 – 678,5 bông. Trong đó các giống 56, 57 và 58 có số bông cao nhất là 313,3 đến 678,5 bông, các giống số 46 (311,1 bông), 48 (355,5 bông), 53 (356,5 bông) và 39 (364,4 bông) có số bông thấp nhất và chúng thấp hơn giống đối chứng 60 (391,1 bông). Nhìn chung các giống lúa nhóm này có số bông/m2 cao. Có thể thấy sự chênh lệch về số bông/m2 của các giống thí nghiệm tương đối cao.
Số hạt/bông của các giống thí nghiệm trên biến động trong khoảng 80,5 – 150,2 hạt. Các giống có số hạt/bông lớn nhất là giống 44, 52 và 47 lần lượt là 134,5, 122,8 và 150,2 hạt, giống có số hạt/bông thấp nhất là giống 53, 38 có 80,5 - 80,6 hạt. Giống đối chứng 60 có số hạt/bông khá cao là 113,0 hạt. Như vậy các giống lúa thí nghiệm có sự chênh lệch với nhau về số hạt/bông.
Qua theo dừi cỏc giống thớ nghiệm cú số hạt chắc/bụng biến động trong khoảng 63,60 – 128,6 hạt. Các giống có số hạt chắc nhỏ nhất là 38, 54 (63,60 hạt), 49 (88,6 hạt), giống có số hạt chắc lớn nhất là 43, 44, 47 lần lượt là 104,40, 109,40 và 128,8 hạt. Nhìn chung số hạt chắc/bông của các giống thí nghiệm khá cao. Có thể thấy các giống có sự chênh lêch nhau thấp.
Từ kết quả đo đếm ta thấy khối lượng 1000 hạt của các giống biến động trong khoảng từ 20,1 - 25,83 gam. Trong đó giống đối chứng 60 có khối lượng là 24,39 gam, nhìn chung là cao so với các giống thí nghiệm. Như vậy các giống này có sự chênh lệch với nhau nhưng không đáng kể.
Năng suất lý thuyết của các giống biến động trong khoảng từ 64,09 - 170,1 tạ/ha. Thấp nhất ở các giống 53, 42 và 43 lần lượt là 64,09, 68,5 và 69,09 tạ/ha.
Các giống cao nhất là 57, 58 và 47 lần lượt là 156,28, 156,58 và 170, 1 tạ/ha.
Giống đối chứng 60 có năng suất là 94,24 tạ/ha. Có thể thấy sự chênh lệch của các giống này cao.
Năng suất thực thu của các giống biến động trong khoảng từ 32,82 - 45,83 tạ/ha. Nhìn chung thì các giống thí nghiệm đều có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng 60. Ngoại trừ giống số 47 có năng suất thực thu bằng với giống 60 là 32,82 tạ/ha. Giống có năng suất cao nhất là 45 có 48,58 tạ/ha. Như vậy các giống nhóm này có sự chênh lệch về năng suất với nhau thấp.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình tiến hành đánh giá tập đoàn 59 giống lúa mới được nhập nội về trong năm 2015 tại xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tôi rút ra kết luận như sau:
Thời gian sinh trưởng: Các giống có thời gian sinh trưởng từ 102 đến 130 ngày, là các giống thuộc nhóm ngắn ngày, trung ngày và dài ngày. Nhóm giống ngắn ngày phù hợp với sản xuất tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khả năng sinh trưởng: Các giống lúa đều có khả năng sinh trưởng mạnh, số nhánh hữu hiệu của các giống dao động từ 10,97 - 28,83 nhánh. Số nhánh nhiều nhất là giống 14 (28,82 nhánh) cao hơn giống đối chứng 60 (18,50 nhánh).
Đặc điểm hình thái: Các giống đều có chiều cao trung bình từ 95,63 đến 136,40 cm, cứng cây, chiều dài bông khá, tất cả các giống có khả năng đẻ nhánh khá.
Năng suất: Năng suất lý thuyết của các giống lúa dao động từ 64,04 đến 170,1 tạ/ha. Trong đó năng suất cao nhất là giống 28 và 47 (170,1 tạ/ha), tiếp theo là giống 21 (155,6 tạ/ha) và giống 1 (155,6 tạ/ha), thấp nhất là giống 19 (64,04 tạ).
Như vây bước đầu khảo nghiệm cơ bản các giống lúa nhập nội trong năm 2015, vụ đầu chúng tôi chọn được 4 giống 1, 4, 6 và 16. Bốn giống này có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế.