Qúa trình bố trí thí nghiệm được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khảo sát tuyển chọn các chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum W1, W3,W5,N5 có khả năng sinh tổng hợp EPS cao.
Qúa trình nuôi cấy để sinh EPS được tiến hành trong các ống fancol có chứa 10 ml môi trường MRS có bổ sung 1% glucose và 2 % lactose, mỗi chủng Lactobacillus plantarum được tiến hành nuôi lặp lại 3 lần. Mật độ tế bào của các chủng L.plantarum W1, L.plantarum W3, L.planarum W5, L.platarum N5 trong môi trường nuôi cấy là 106 CFU/ ml, nuôi trong 48 giờ ở nhiệt độ 370C.
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng khi bổ sung loại đường khác nhau với nồng độ khác nhau vào trong môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh tổng hợp EPS của chủng vi khuẩn Lactobacillus platarum đã tuyển chọn.
Qúa trình nuôi cấy để sinh EPS được tiến hành trong các ống fancol có chứa 10ml môi trường MRS có bổ sung glucose, lactose, saccharose và đường trong nước dừa với nồng độ khác nhau. Mật độ tế bào của chủng L. plantarum đã tuyển chọn trong môi trường nuôi cấy là 106 CFU/ ml, nuôi trong 48 giờ ở nhiệt độ 370C.
Khảo sát tuyển chọn các chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum W1, W3,W5,N5 có khả năng
sinh tổng hợp EPS cao
Chủng thích hợp
Khảo sát ảnh hưởng khi bổ sung loại đường khác nhau với nồng độ khác nhau vào trong môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh tổng hợp EPS của chủng vi khuẩn Lactobacillus
platarum đã tuyển chọn
Môi trường thích hợp
Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy (12, 24, 36, 48, 60, 72 giờ) đến khả năng sinh tổng hợp EPS của chủng vi
khuẩn Lactobacillus platarum đã tuyển chọn
Thời gian thích hợp
3.3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng khi bổ sung saccharose với nồng độ khác nhau vào trong MRS đến khả năng sinh tổng hợp EPS bởi chủng L. plantarum đã tuyển chọn
Tiến hành bổ sung đường saccharose vào môi trường MRS theo 5 công thức sau, với mẫu đối chứng là MRS lỏng. Mỗi công thức được tiến hành nuôi lặp lại 3 lần.
Môi trường 1: MRS+ 2% saccharose.
Môi trường 2: MRS+ 3% saccharose.
Môi trường 3: MRS+ 4% saccharose.
Môi trường 4: MRS+ 5% saccharose.
Môi trường 5: MRS+ 6% saccharose.
3.3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng khi bổ sung glucose với nồng độ khác nhau vào trong MRS đến khả năng sinh tổng hợp EPS bởi chủng L. plantarum đã tuyển chọn
Tiến hành bổ sung đường glucose vào môi trường MRS theo 5 công thức sau, với mẫu đối chứng là MRS lỏng. Mỗi công thức được tiến hành nuôi lặp lại 3 lần
Môi trường 6: MRS+ 2% glucose.
Môi trường 7: MRS+ 3% glucose.
Môi trường 8: MRS+ 4% glucose.
Môi trường 9: MRS+ 5% glucose.
Môi trường 10: MRS+ 6% glucose.
3.3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng khi bổ sung lactose với nồng độ khác nhau vào trong MRS đến khả năng sinh tổng hợp EPS bởi chủng L. plantarum đã tuyển chọn
Tiến hành bổ sung đường lactose vào môi trường MRS theo 5 công thức sau, với mẫu đối chứng là MRS lỏng. Mỗi công thức được tiến hành nuôi lặp lại 3 lần.
Môi trường 11: MRS+ 2% lactose.
Môi trường 12: MRS+ 3% lactose.
Môi trường 13: MRS+ 4% lactose.
Môi trường 14: MRS+ 5% lactose.
Môi trường 15: MRS+ 6% lactose.
3.3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng khi bổ sung đường trong nước dừa với nồng độ khác nhau vào trong MRS đến khả năng sinh tổng hợp EPS bởi chủng L.
plantarum đã tuyển chọn
Tiến hành bổ sung đường glucose vào môi trường MRS theo 5 công thức sau, với mẫu đối chứng là MRS lỏng. Mỗi công thức được tiến hành nuôi lặp lại 3 lần
Môi trường 16: MRS+ 0,5% đường trong nước dừa.
Môi trường 17: MRS+ 1% đường trong nước dừa.
Môi trường 18: MRS+ 1,5% đường trong nước dừa.
Môi trường 19: MRS+ 2% đường trong nước dừa.
3.3.2.5 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng sinh tổng hợp EPS của chủng vi khuẩn L. platarum đã tuyển chọn.
Qúa trình nuôi cấy để sinh EPS được tiến hành trong các ống fancol có chứa 10ml môi trường nuôi cấy đã tuyển chọn. Mật độ tế bào của chủng L.
plantarum đã tuyển chọn trong môi trường nuôi cấy là 106 CFU/ ml, nuôi ở nhiệt độ 370C trong các khoảng thời gian 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 60 giờ, 72 giờ.