Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây chè vằng (jasminum subtriplinerve blume) ở quảng trị và đánh giá ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra rễ trong nhân giống bằng hom của cây này tại thừa thiên huế (Trang 24 - 31)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Cam Lộ

(Nguồn: quangtri.gov.vn) Cam Lộ là huyện cửa ngừ phớa Tõy và phớa Bắc của thành phố Đụng Hà, huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị. Trung tâm huyện lị cách thành phố Đông Hà 12km về phía Tây.

Tọa độ địa lí: Từ 16º40,44’ đến 16º53,32’ vĩ độ Bắc và từ 106º49,41’ đến 107º05,69’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh.

- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong và huyện Đakrông.

- Phía Đông giáp thành phố Đông Hà và huyện Triệu Phong.

- Phía Tây giáp huyện Đakrông.

4.1.1.2. Địa hình

Đặc điểm địa hình Cam Lộ mang sắc thái của vùng chuyển tiếp địa hình từ dãy

Trường Sơn thấp dần ra biển, độ cao địa hỡnh từ 50 - 400 m với 3 tiểu vựng rừ rệt.

Tiểu vùng địa hình núi thấp ở phía Tây – Tây Bắc gồm các xã Cam Thành, Cam Tuyền có địa hình nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp.

Tiểu vùng địa hình gò đồi gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa mang sắc thái tiểu vùng cao nguyên, đây là vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày.

Tiểu vùng đồng bằng dọc theo 2 bờ sông Hiếu thuộc các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực.

Thổ nhưỡng Cam Lộ chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng chiếm 84% diện tích;

69,7% diện tích đất tự nhiên, có độ dốc dưới 250; đất tự nhiên có tầng đất dày phù hợp phát triển cây trồng ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế.

4.1.1.3. Tài nguyên đất

Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên 34.447,39 ha, trong đó diện tích đang sử dụng cho các mục đích là 32.591,89 ha, chiếm 94,62% so với tổng diện tích tự nhiên. Đất đai hình thành và phát triển trên địa hình phức tạp và nhiều đá mẹ khác nhau, do đó đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng.

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng cho thấy trên địa bàn huyện Cam Lộ có 20 loại đất chính thuộc 7 nhóm đất khác nhau:

Bảng 4.1. Thống kê các nhóm đất huyện Cam Lộ

TT Các loại đất Kí hiệu Diện tích

(ha) Tỉ lệ %

Tổng diện tích đất tự nhiên 34.447,39 100,00

1 Đất cát biển và đất cồn cát Cv, C 122,00 0,35

2 Đất phù sa Pb 1.351,00 3,92

3 Đất xám X, B, G 609,00 1,77

4 Đất đỏ nâu, nâu vàng phát triển trên đá

Bazan Fk, Fu 3.159,00 9,17

5 Đất đỏ vàng trên đá sa phiến thạch Fs 25.287,00 73,41

6 Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ Fp 800,00 2,32

7 Các loại đất khác 3.119,39 9,06

Nhóm đất cát biển và đất cồn cát: Gồm cồn cát vàng (Cv) và một số bãi cát trắng (C) xen kẽ, phân bố chủ yếu ở xã Cam An và xã Cam Thanh. Nhóm đất cồn cát có diện tích khoảng 79 ha, chiếm xấp xỉ 0,23% diện tích toàn huyện. Đất cát biển có diện tích khoảng 43 ha, chiếm 0,12% tiếp giáp với đất cồn cát vàng nói trên, địa hình tương đối bằng phẳng phân bố dọc ven khu dân cư.

Nhóm đất phù sa: Gồm 5 loại đất là phù sa được bồi (Pb), phù sa không được bồi (P), phù sa glây (Pg), phù sa có tầng loang lổ (Pf) và phù sa ngòi suối (Py). Nhóm đất này phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven sông Hiếu, có diện tích 1.531 ha, chiếm 3,92%.

Nhóm đất xám: gồm các loại đất xám (X), đất xám bạc màu (B) và đất xám glây (Xg) phân bố ở xã Cam Thủy, Cam Thành, Cam An và Cam Hiếu với diện tích 609 ha chiếm 1,77% diện tích tự nhiên.

Đất đỏ nâu, nâu vàng phát triển trên đá Bazan: diện tích 3.159 ha chiếm 15,9% diện tích đất Bazan trên toàn tỉnh và 9,17% diện tích đất toàn huyện. Cam Lộ có khối lượng Bazan lớn ở Tân Lâm, Cùa. Trên đó hình thành các loại đất nâu đỏ, nâu vàng, còn nơi thấp là đất đen.

Nhóm đất đỏ vàng trên đá sa phiến thạch: Bao gồm 7 loại đất là đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk), đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) và đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). Nhóm đất này có diện tích 25.873 ha, chiếm 73,41% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ: Phân bố trên các bậc thềm sông cao, giáp vùng gò đồi, đất này có ở hầu hết các xã trong huyện, nhiều nơi do quá trình sử dụng có sự biến đổi lí hóa nên một số diện tích chuyển sang nhóm đất xám. Diện tích khoảng 800 ha chiếm 2,32% diện tích đất tự nhiên của huyện.

4.1.1.4. Khí hậu, thủy văn

Huyện Cam Lộ mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do vị trí địa lí và các đặc điểm về địa hình, khí hậu huyện có diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,1ºC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 (29,7ºC), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (19,9ºC). Vào mùa khô nền nhiệt độ cao cộng với độ ẩm thấp thường làm nước bốc hơi rất nhanh làm thiếu nước tưới, gây khô hạn ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm 84%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 2, tháng 10 với chỉ số 90% và tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất là tháng 7 với chỉ số là 71%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy

trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 – 90%. Tổng lượng bốc hơi hàng năm là 1227mm, tháng có tổng lượng bốc hơi cao nhất là tháng 6 và tháng 7, thấp nhất là tháng 2.

Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm trên địa bàn huyện tương đối lớn là 2.270 mm và chủ yếu tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, những tháng còn lại lượng mưa không đáng kể. Hàng năm mùa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11. Mùa bão thường kèm theo mưa lớn nên dễ gây ra lũ lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.

Chế độ gió: là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:

gió mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm sau. Trong thời gian chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thường gây nên các đợt nắng nóng kéo dài, thời tiết khắc nghiệt làm tăng lượng bôc hơi nước, độ ẩm không khí giảm, gây cạn kiệt nguồn nước mặt và ảnh hưởng đến năng suất của một số cây trồng, vật nuôi và cuộc sống con người.

Thủy văn: Sông Hiếu bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các hẻm đá, cát tạo thành một con sông nước ngọt tươi mát. Đây là con sông chính chảy qua địa bàn Cam Lộ cới trên 10 phụ lưu như khe Chùa, khe Mai,… tạo thành nguồn nước sinh hoạt, phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân. Đồng thời, nó cung cấp lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của người dân nơi đây.

Cam Lộ có các hồ chứa nươc như: Đá Mài, Tân Kim, Nghĩa Hy, Đá Lã, Hiếu Nam,… có tổng dung tích 6.334 triệu m3, tưới cho trên 1.000 ha cây trồng.

Ở lòng đất, độ sâu từ 6 - 30 m có mạch nước ngầm liên thông thuận lợi cho đào giếng, khoan giếng dùng trong sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất.

4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

Về khoáng sản: Khoáng sản đáng kể của huyện Cam Lộ là nguồn vật liệu xây dựng (đá vôi, cát sạn, đất làm gạch ngói). Đá vôi vùng Tân Lâm, Cam Tuyền có trữ lớn, chất lượng đá khá tốt có thể sử dụng sản xuất ximăng mác cao và chế biến vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng Tân Lâm có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu địa phương. Ven sông Hiếu có cát, sạn, sỏi có trữ lượng đáng kể phục vụ cho xây dựng.

Tài nguyên thực vật và động vật: Trên 60% diện tích đất huyện Cam Lộ được che phủ bởi thảm rừng nguyên sinh, rừng trồng với nhiều chủng loại thực vật phong phú.

Về động vật hoang dã có một số loài chim thú như chồn, nhím, lợn rừng, hoẵng, gà lôi...Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được quan tâm bảo vệ tạo môi trường sinh thái, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

4.1.2.1. Dân số, lao động và phân bố dân cư

Dân số toàn huyện hiện có là 44.606 người trong đó dân cư sống ở vùng nông thôn là 38.388 người, chiếm 86,1%. Còn dân cư sống ở thành thị là 6.218 người chiếm 13,9%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 9% tương đối cao so với toàn tỉnh.

Mật độ dân số trung bình là 128,3 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã. Trong đó cao nhất là thị trấn Cam Lộ với mật độ 589 người/km2, thấp nhất là xã Cam Chính và Cam Tuyền với mật độ dân số là 73 người/km2 và 49,6 người/km2. Điều này phản ánh một phần mức độ phát triển phát triển kinh tế giữa các khu vực cũng như sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện. Dân cư huyện Cam Lộ bao gồm cộng đồng các dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Pakô, … Dân tộc Kinh chiếm 91,4%, Vân Kiều 6,7%, Pakô 1,8%, các dân tộc khác 0,1%. Trong đó đồng bào các dân tộc ít người tập trung chủ yếu ở xã Cam Tuyền huyện Cam Lộ.

Phân bố lực lượng lao động: tổng số lao động trong độ tuổi hiện có trong toàn huyện là 27.534 người, trong đó lao động nữ 12.965 người chiếm 47,09%

lực lượng lao động.

Ngoài sự biến động của dân số thì cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược phát triển xã hội. Toàn huyện có 8 xã và 1 thị trấn trong đó dân số nông thôn chiếm tỉ lệ cao trên 86,1% dân số toàn huyện. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn chiếm 71,7% lực lượng lao động hiện nay.

Hầu hết dân số huyện Cam Lộ tập trung lớn nhất trong ngành sản xuất nông nghiệp vì vậy lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao trên 73% so với lao động của toàn huyện và đều chưa qua đào tạo, đây là một trong những khó khăn, thách thức của địa phương trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

4.1.2.2.Tình hình sử dụng đất

Cam Lộ có tổng diện tích đất tự nhiên 34.447,39 ha. Trong đó đất sản xuất

nông nghiệp có diện tích là 7.5112,51 ha chiếm 20,65% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 20.322,15 ha chiếm 60,95% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 4.365,69 ha chiếm 12,67%, diện tích đất chưa sử dụng hiện có gần 2.528,22 ha chiếm 7,3% diện tích, trong đó có 503,99 ha diện tích đất bằng chưa sử dụng.

4.1.2.3.Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Về sản xuất nông nghiệp: Cam Lộ là huyện thuần nông, tỉ lệ hộ làm nông nghiệp chiếm 20,65% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân là từ trồng trọt và chăn nuôi. Cây mũi nhọn của huyện là cây lúa và cây cao su. Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm 3.890 ha. Trong đó, tổng sản lượng cây lương thực có hạt cả năm là 11.280,3 tấn.

Cây công nghiệp ngắn ngày là nhóm cây trồng có thế mạnh, tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho khu vực chế biến thực phẩm trong vùng. Trong nhóm này cây lạc có diện tích gieo trồng lớn nhất là 791,5 ha, năng suất đạt bình quân là 1,6 tấn/ha. Cây sắn là nguyên liệu đứng thứ 2 với diện tích 692 ha, năng suất đạt bình quân là 18,14 tấn/ha.

Cây công nghiệp dài ngày từng bước được mở rộng, hình thành các vùng tập trung lớn như: Cao su, Hồ tiêu,… Trong những năm qua, diện tích trồng cây Cao su có xu hướng càng được mở rộng, diện tích cây Cao su hiện tại là 2.876,1 ha, trong đó diện tích đưa vào khai thác mũ là 1.020,7 ha, với năng suất đạt bình quân 1,2 tấn/ha.

Về sản xuất lâm nghiệp: Phần lớn diện tích rừng và đất rừng đã giao cho các hộ gia đình quản lý, song do thiếu vốn đầu tư, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nên hầu hết các diện tích rừng người dân chủ yếu bảo vệ và giữ rừng để lấy củi, những diện tích có độ dốc nhỏ thì sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp tự phát nên năng suất chưa cao.

Bên cạnh đó việc chăm sóc vốn rừng hiện có, các xã đã trồng mới hơn 1000 ha rừng tập trung, với các loài cây keo như: Keo tai tượng, Keo lai (giâm hom), Keo lá tràm đang được phát triển mạnh tiến hành triển khai các dự án trồng rừng trên địa bàn huyện. Khai thác rừng trồng ở vùng gò đồi cao, cung cấp nguyên liệu gỗ cho sản xuất và tiêu dùng.

4.1.2.4.Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện hiện có khoảng trên 210 ha. Đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Cam Thành (Khu vực Tân Định) với diện tích 10ha, hiện đã có 5 nhà máy đã và đang triển khai xây dựng; cụm công nghiệp Cam Thành (Khu vực Tân Trang) đang

triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Cam Tuyền với diện tích 50ha; cụm công nghiệp Cam Hiếu (70ha) và cụm thương mại và dịch vụ ngã tư Sòng (20ha).

Bên cạnh đó huyện còn chú trọng vào phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vào các vùng nông thôn, tăng thu nhập từ lĩnh vực phi nông nghiệp, tập trung giải quyết việc làm, ưu tiên các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và sử dụng nguyên liệu có sẵn của địa phương như: sản xuất vôi hàu ở Phổ Lại (Cam An), giấy gió Cam An, đúc đồng ở Phước Thành (Cam Tuyền); bún gạo ở Cẩm Thạch (Cam An) và các truyền thống khác như: xay xát, gia công sắt, mộc dân dụng, đá lạnh, may mặc, thêu ren, sản xuất blô, và khai thác đá, sỏi sạn các loại...Đó là những cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp huyện trong tương lai và là điều kiện để đạt được mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 về phát triển công nghiệp.

4.1.2.5.Thương mại, dịch vụ, du lịch

Mạng lưới cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ huyện Cam Lộ chủ yếu là của tư nhân với 1.800 cơ sở. Các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ kinh doanh tổng hợp được phát triển đa dạng, tăng cả số lượng và quy mô đã góp phần tăng giá trị kinh doanh dịch vụ - thương mại.

Những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện Cam Lộ đã phát triển với tốc độ khá nhanh nhờ có các chính sách mở và thông thoáng, cùng với công tác chỉnh trang, quy hoạch xây dựng các trung tâm xã, thị trấn được đẩy mạnh, các chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp.

Các hoạt động dịch vụ như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hang… không ngừng được mở rộng đến các địa bàn trong huyện. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp nên có những chuyển biến tích cực.

Một số điểm du lịch đã được đầu tư như trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, tiến hành quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kêu gọi đầu tư các điểm di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên như căn cứ Cần Vương Tân Sở, Hang Dơi, Khe Gió, suối nước nóng Tân Lâm... để có thể khai thác phục vụ các loại hình du lịch sinh thái, vui chơi giải trí.

4.1.2.6.Về hạ tầng giao thông

Quốc lộ: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua có tổng chiều dài 51km. Trong đó, quốc lộ 1A dài 5km nền rộng 12m, mặt rộng 11m. Quốc lộ 9 qua huyện Cam Lộ gồm 3 nhánh dài 41km: đoạn từ quốc lộ 1A đến Km13 Quốc Lộ 9 dài 10km và đoạn Km5 - Km33 dài 28 km đạt tiêu chuẩn cấp III, nền rộng

12m, mặt rộng 11m. Riêng đoạn qua thị trấn Cam Lộ mặt đường được mở rộng theo tiêu chuẩn đường đô thị rộng 28m. Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 8 km được đầu tư xây dựng giai đoạn 2001-2005 đạt tiêu chuẩn cấp IV, nền rộng 9m, mặt rộng 7m.

Tỉnh lộ: Đường tỉnh 585 (ĐT11 cũ) có chiều dài 10,8 km. đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, nền rộng 7,5m, mặt 6m bằng bê tông nhựa.

Đường huyện. Đường huyện có 14 tuyến với tổng chiều dài 14,8 km; bề rộng nền đường chủ yếu là 5m, rộng mặt đường 3,5m. Trong đó, đã nhựa hóa và bê tông hóa 5,7 km, đạt 38,5%.

Đường xã và giao thông nông thôn. Toàn huyện có 50 tuyến đường xã và liên thôn với tổng chiều dài 149 km. Mạng lưới giao thông nông thôn liên xã, liên thôn từng bước đã được mở rộng và xây dựng mới hoàn chỉnh theo quy hoạch. Trong giai đoạn vừa qua đã kết hợp phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều tuyến đường giao thông đã được bê tông hoá đưa vào sử dụng có hiệu quả. Tổng chiều dài các tuyến được bê tông và nhựa hoá 52,9 km, đạt 35,5%.

4.1.2.7.Giáo dục và y tế

Về giáo dục: đến năm học 2013 – 2014, 100% xã, thị trấn có trường tiểu học, 9/9 xã, thị trấn có trường trung học cơ sở; toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học. Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện, nâng cấp đảm bảo điều kiện dạy và học cho con em trong huyện.

Về y tế: công tác khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao về chất lượng. Huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế và 9 trạm y tế xã - thị trấn. Nhìn chung các cơ sở và lực lượng cán bộ y tế đã có sự phát triển đáng kể trong những năm qua, góp phần bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho dân cư các vùng trong huyện. Tuy nhiên ở vùng nông thôn, đặc biệt đối với vùng nui, vùng sâu,vùng xa lực lượng y tế còn mỏng, nhiều cơ sở y tế trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu, xuống cấp chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

4.2. Đặc điểm sinh vật học và công dụng của cây Chè vằng (Jasminum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây chè vằng (jasminum subtriplinerve blume) ở quảng trị và đánh giá ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra rễ trong nhân giống bằng hom của cây này tại thừa thiên huế (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w