KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN
4.3. Kết quả thí nghiệm nhân giống bằng hom cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume)
Ngày nay, việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để nâng cao hiệu quả của việc nhân giống bằng hom rất phổ biến. Số rễ/hom trung bình, chiều dài trung bình rễ, chiều dài trung bình rễ dài nhất, tỉ lệ sống, tỉ lệ chết là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thích hợp của các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo nồng độ, điều kiện sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…), loài cây, lứa tuổi, bộ phận khác nhau, chất điều hòa sinh trưởng sẽ có tác dụng khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu thử nghiệm chất điều hòa sinh trưởng trên từng đối tượng cụ thể với các nồng độ khác nhau nhằm mục đích tìm ra công thức tối ưu cho việc nhân giống bằng hom.
4.3.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến khả năng ra rễ của cây Chè vằng (Nguồn hom Quảng Trị).
Thời gian tiến hành thí nghiệm: 60 ngày Ngày bắt đầu: 9/2/2015
Ngày kết thúc: 11/4/2015 4.3.1.1. Số rễ trung bình trên hom
Số rễ trung bình trên hom là chỉ tiêu nói lên chất lượng bộ rễ của cây hom, số rễ trung bình trên hom càng nhiều thì khả năng sinh trưởng của cây hom cao và ngược lại.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng & nồng độ đến số rễ/hom của cây Chè vằng Quảng Trị
Nghiệm
thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 LL1 4.6 3.6 4.7 7.3 4.1 4.4 3.9 6.5 6.0 4.4 LL2 5.4 6.5 3.9 2.8 5.5 3.2 4.4 5.1 4.9 5.5 LL3 4.4 3.6 2.9 5.1 4.5 3.6 7.9 5.9 5.5 4.3 Số rễ TB
(Xtb±SE)
4.8
±0.2 9
4.58
±0.9 8
3.83
±0.5 0
5.08
±1.3 0
4.72
±0.4 0
3.73
±0.3 6
5.44
±1.2 6
5.83
±0.3 8
5.47
±0.3 0
4.71
±0.40
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của Auxin và các nồng độ đến số rễ trên hom của cây Chè vằng Quảng Trị (độ tin cậy 95%)
Theo kết quả phân tích phương sai, ảnh hưởng của nhân tố chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến số rễ trung bình trong các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05) (Phụ lục 1). Qua Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.1 có thể thấy rằng số rễ/hom trung bình ở mỗi nghiệm thức có sự chênh lệch đáng kể. Các nghiệm thức 8, 9, 7 lần lượt là các nghiệm thức cho kết quả số rễ trung bình lớn nhất, nhì, ba với số rễ là 6.11, 5.81, 5.83 và đặc biệt 3 công thức thí nghiệm này đều là chất điều hòa sinh trưởng NAA với 3 nồng độ khác nhau. Dựa vào bảng phân tích hậu phương sai (Phụ lục 2) cho thấy, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa 2 nghiệm thức 8 và nghiệm thức 9 với P8_9 = 0.037 < 0.05. Như vậy, có thể kết luận rằng, nghiệm thức 8 (NAA - 1000ppm) là nghiệm thức tốt nhất.
Khi xét chung ảnh hưởng của nhân tố chất điều hòa sinh trưởng đến số rễ/hom trung bình thì có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê P<0.05 (Phụ lục 3) giữa 3 chất điều hòa sinh trưởng. Nhìn vào Biểu đồ 4.2 ta thấy rằng NAA cho kết quả số rễ/hom trung bình cao nhất 5.66 rễ/hom, IBA cho kết quả số rễ/hom là thấp nhất 4.56 rễ/hom.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số rễ/hom trung bình của cây Chè vằng Quảng Trị
Số rễ/hom trung bình
Nồng độ IBA IAA NAA ĐC
500ppm 4.80 5.08 5.44 4.71
1000ppm 4.58 4.72 5.83 4.71
1500ppm 3.83 3.73 5.47 4.71
Số rễ TB (Xtb±SE) 4.56±0.26 4.62±0.31 5.66±0.12 4.71±0.00
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số rễ/hom trung bình của cây Chè vằng Quảng Trị
4.3.1.2. Chiều dài trung bình rễ
Kết quả phân tích phương sai cho P= 0.000 <0.05, như vậy ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (với độ tin cậy α = 0.05) giữa các công thức thí nghiệm (Phụ lục 4). Ngoài ra, khi xét chung ảnh hưởng của nhân tố chất điều hòa sinh trưởng đến chiều dài trung bình rễ của Chè vằng Quảng Trị cũng có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức (P=0.000<0.05) (Phụ lục 6).
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng & nồng độ đến chiều dài trung bình của rễ (cm)
Nghiệm
thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 LL1 3.45 2.39 3.41 4.04 1.63 3.64 2.93 6.01 5.21 5.57 LL2 3.09 3.38 3.88 0.70 3.83 2.59 4.13 6.77 5.96 5.43 LL3 1.81 1.95 1.52 3.87 3.34 1.69 5.82 7.26 5.87 6.15 CDTB
rễ (Xtb±SE)
2.78
±0.50
2.57
±0.42
2.93
±0.72
2.87
±1.09
2.93
±0.67
2.64
±0.56
4.29
±0.84
6.68
±0.36
5.68
±0.24
5.72
±0.22
Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng & nồng độ đến chiều dài trung bình của rễ (cm)
Khi xét ảnh hưởng của nhân tố chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ, có thể nhận thấy rằng đối với NAA nồng độ 1000ppm cho kết quả cao hơn hẳn so với các chất khác (6.68 cm), trong khi IBA nồng độ 1000ppm lại cho kết quả kém nhất (2.57 cm). Đáng chú ý, nghiệm thức đối chứng chỉ cho kết quả tốt đứng sau nghiệm thức 8 là 5.72 cm. Tuy nhiên, kết quả phân tích hậu phương sai (Phụ lục 5) cho thấy vẫn có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa 2 nghiệm thức 8 và 10 (P8_10=0.11<0.05), do đó nghiệm thức 8 là công thức thí nghiệm tốt nhất khi xét về chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến chiều dài trung bình của rễ (cm)
Chiều dài trung bình của rễ (cm)
Nồng độ IBA IAA NAA ĐC
500ppm 2.78 2.87 4.29 5.72
1000ppm 2.57 2.93 6.68 5.72
1500ppm 2.93 2.64 5.68 5.72
Mean 2.76 2.81 5.55 5.72
Standard Error 0.10 0.09 0.69 0.00
CDTB rễ (Xtb±SE) 2.76±0.10 2.81±0.09 5.55±0.69 5.72±0.00
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng & đến chiều dài trung bình của rễ (cm)
Khi xét chung ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến chiều dài trung bỡnh rễ, sự sai khỏc cú ý nghĩa thống kờ thể hiện rừ khi chiều dài trung bỡnh rễ được chia làm 2 nhóm khác biệt (Phụ lục 7). Nhóm 1 với IBA (2.76 cm) và IAA ( 2.81 cm) cho kết quả kém nhất, trong khi nhóm 2 gồm NAA (5.55 cm) và đối chứng (5.72 cm) cho kết quả cao.
4.3.1.3. Chiều dài trung bình rễ dài nhất
Cũng như chiều dài trung bình của rễ, ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến chiều dài trung bình rễ dài nhất có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P=0.000<0.05) (Phụ lục 8).
Nhìn vào Bảng 4.7 và Biểu đồ 4.5, thấy rằng NAA với nồng độ 1000ppm cho kết quả cao nhất (9.58 cm) về chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ dài nhất, đặc biệt là đối chứng cũng cho kết quả cao xấp xỉ (9.11 cm) so với NAA nồng độ 1000ppm. Tuy nhiên, kết quả phân tích hậu phương sai cho rằng có sự sai khác về mặt thống kê giữa 2 nghiệm thức này với P=0.032<0.05 (Phụ lục 9). Vì vậy có thể chọn nghiệm thức 8 (NAA nồng độ 1000ppm) làm công thức thí nghiệm tốt nhất đối với chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ dài nhất.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng & nồng độ đến chiều dài trung bình của rễ dài nhất (cm)
Nghiệm
thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 LL1 5.27 3.64 5.12 6.70 2.34 4.90 4.64 9.12 8.12 8.14 LL2 5.07 5.87 5.22 1.01 5.60 4.17 5.79 9.30 8.66 9.65 LL3 2.92 2.91 2.46 5.59 4.99 2.73 9.67 10.31 8.51 9.53 CDTB rễ
dài nhất (Xtb±SE)
4.42
±0.75
4.14
±0.89
4.27
±0.90
4.44
±1.74
4.31
±1.00
3.93
±0.64
6.70
±1.52
9.58
±0.37
8.43
±0.16
9.11
±0.48
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng & nồng độ đến chiều dài trung bình của rễ dài nhất (cm).
Khi xét chung tác động của chất điều hòa sinh trưởng lên chiều dài trung bình của rễ dài nhất, có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các chất điều hòa sinh trưởng (Phụ lục 10). Đáng lưu ý, công thức đối chứng cho kết quả ra rễ tốt nhất (9.11 cm) so với giá trị chiều dài trung bình của rễ dài nhất của 3 chất điều hòa sinh trưởng thí nghiệm (Bảng 4.8).
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến chiều dài trung bình của rễ dài nhất (cm).
Chiều dài trung bình của rễ dài nhất (cm)
Nồng độ IBA IAA NAA ĐC
500ppm 4.42 4.44 6.70 9.11
1000ppm 4.14 4.31 9.58 9.11
1500ppm 4.27 3.93 8.43 9.11
CDTB rễ dài nhất (Xtb±SE) 4.27±0.0 4.23±0.15 8.24±0.8 9.11±0.00
Chiều dài trung bình của rễ dài nhất (cm)
Nồng độ IBA IAA NAA ĐC
8 4
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến chiều dài trung bình của rễ dài nhất (cm)
4.3.1.4. Tỉ lệ hom sống, tỉ lệ hom chết.
Khả năng ra rễ của các cây hom phụ thuộc rất nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Trong điều kiện bình thường có đủ nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì các cây hom sẽ ra rễ và phát triển bình thường.
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng & nồng độ đến tỉ lệ hom sống (hom ra rễ và hom chưa ra rễ), tỉ lệ hom chết
Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 Hom
sống
Tỉ lệ hom ra
rễ (%) 82.86 73.3 3
76.1 9
78.1 0
80.9 5
80.9 5
81.9 0
95.2 4
90.4
8 90.48 Tỉ lệ hom
chưa ra rễ
(%) 8.57 11.4 3
10.4 8
11.4 3
11.4
3 9.52 11.4
3 0.00 3.81 2.86 Hom
chết Tỉ lệ hom
chết (%) 8.57 15.2
4 13.3
3 10.4
8 7.62 9.52 6.67 4.76 5.71 6.67
Biểu đồ 4.7: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng & nồng độ đến tỉ lệ hom sống (hom ra rễ và hom chưa ra rễ), tỉ lệ hom chết
Theo kết quả thống kê được ở Bảng 4.9 và Biểu đồ 4.7 có thể nhận thấy rằng tỉ lệ sống ở tất cả các nghiệm thức đều rất cao, đạt trên 85%. Trong đó nghiệm thức NAA nồng độ 1000ppm cho kết quả cao nhất, đạt 95.24%, nghiệm thức đối chứng cũng có tỉ lệ hom sống đạt 93.34%. Tỉ lệ hom chết ở nghiệm thức 2 IBA 1000ppm là cao nhất 15.24%, trong khi ở nghiệm thức 8 tỉ lệ hom chết chỉ chiếm 4.76%.
Trong chỉ tiêu số hom sống được bao gồm số hom ra rễ và số hom chưa ra rễ. Trong số các hom chưa ra rễ có một số hom đã có mô sẹo.
Khi xét chung tác động của 3 loại auxin đến tỉ lệ sống của cây Chè vằng, nhận thấy rằng mặc dù nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ hom ra rễ cao nhất đạt 90,48%, nhưng NAA lại có tỉ lệ sống cao hơn 94.29% trong đó tỉ lệ hom ra rễ 89.21%, tỉ lệ hom không ra rễ 5.08%.
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến tỉ lệ hom sống (hom ra rễ và hom không ra rễ), tỉ lệ hom chết
Chất điều hòa sinh trưởng IBA IAA NAA ĐC Tỉ lệ
hom
Tỉ lệ hom ra rễ 77.46% 80.00% 89.21% 90.48%
Tỉ lệ hom không ra rễ 10.16% 10.79% 5.08% 2.86%
Tỉ lệ hom chết 12.38% 9.21% 5.71% 6.67%
Biểu đồ 4.8: Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến tỉ lệ hom sống (hom ra rễ và hom chưa ra rễ) và tỉ lệ hom chết
4.3.1.5. Nhận xét
Tóm lại, sau 2 tháng nhân giống bằng hom cây Chè vằng Quảng Trị kết quả nghiên cứu của thí nghiệm thứ nhất cho thấy rằng:
1) Số rễ/hom trung bình: NAA nồng độ 1000ppm cho kết quả số rễ/hom tốt nhất với 5.83 rễ, IAA nồng độ 1500ppm cho kết quả số rễ/hom thấp nhất 3.73 rễ. Đối với chất điều hòa sinh trưởng, NAA cho kết quả số rễ/hom cao nhất 5.66 rễ, IBA chô kết quả số rễ/hom thấp nhất 4.56 rễ. NAA nồng độ 1000 ppm là nghiệm thức tốt nhất về mặt chỉ tiêu số rễ/hom trung bình.
2) Chiều dài trung bình rễ: NAA nồng độ 1000ppm cho kết quả tốt nhất 6.68 cm. Khi xét chung các chất điều hòa sinh trưởng, nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức NAA là tốt nhất với chiều dài rễ trung bình lần lượt là 5.72 cm và 5.55 cm. NAA nồng độ 1000 ppm là nghiệm thức tốt nhất về mặt chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ.
3) Chiều dài trung bình rễ dài nhất: NAA nồng độ 1000ppm là nghiệm thức tốt nhất với kết quả nhận được là 9.58 cm, bên cạnh đó thì nghiệm thức đối chứng cũng cho kết quả cao chỉ sau NAA nồng độ 1000ppm: 9.11 cm. Khi xét chung ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, nghiệm thức đối chứng có chiều dài trung bình rễ dài nhất cao nhất 9.11 cm, nghiệm thức IBA cho kết quả thấp nhất 4.27 cm. NAA nồng độ 1000 ppm là nghiệm thức tốt nhất về mặt chỉ tiêu số chiều dài trung bình rễ dài nhất.
4) Tỉ lệ hom sống (hom ra rễ, hom không ra rễ) và tỉ lệ hom chết: tỉ lệ sống đạt trên 85% cho tất cả các nghiệm thức, trong đó NAA nồng độ 1000 ppm cao nhất 95.24%, nghiệm thức đối chứng cũng có tỉ lệ sống xấp xỉ NAA – 1000
ppm 93.34%. Tỉ lệ hom chết ở nghiệm thức 2 IBA 1000 ppm là cao nhất 15.24%, trong khi ở nghiệm thức 8 tỉ lệ hom chết chỉ chiếm 4.76%. Khi xét chung ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, mặc dù nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ hom ra rễ cao nhất đạt 90,48%, nhưng nghiệm thức NAA lại có tỉ lệ sống cao hơn 94.29% trong đó tỉ lệ hom ra rễ 89.21%, tỉ lệ hom không ra rễ 5.08%.
Trong thí nghiệm ảnh hưởng IAA, IBA và NAA thì ảnh hưởng của NAA đến các chỉ tiêu số rễ/hom, chiều dài rễ trung bình dài nhất, số hom sống, chiều trung bình rễ là cao hơn. Chất lượng bộ rễ giâm hom rất quan trọng, nó quyết định đến tỉ lệ sống của cây hom sau khi đem trồng trong giâm hom nói chung.
Trong nghiên cứu của Phạm Đức Tuấn, Hoàng Vũ Thơ (2008) chất lượng bộ rễ của giâm hom được phản ánh qua tiêu chí tổng hợp là chỉ số ra rễ (tích số ra rễ trung bình/hom và chiều dài rễ trung bình/hom), tức là công thức có chỉ số rễ cao cũng phản ánh chất lượng bộ rễ cao. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Cao Xuân Viên khi sử dụng IAA, IBA và NAA với các nồng độ 0,5%, 1%, 1,5%, 2%, 2,5% ở dạng bột trong thí nghiệm nhân giống hom Hoàng liên ô rô (Mahonia bealei) tiến hành ở 2 thời vụ khác nhau (mùa khô và mùa mưa) tại Đà Lạt cho thấy NAA là chất điều hòa sinh trưởng có tác động tốt nhất đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ của hom giâm. Với NAA nồng độ 1000 ppm tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt được là 45% sau thời gian 90 ngày.
4.3.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến khả năng ra rễ của cây Chè vằng (Nguồn hom Thừa Thiên Huế).
Thời gian tiến hành thí nghiệm: 30 ngày Ngày bắt đầu: 11/3/2015
Ngày kết thúc: 13/4/2015 4.3.2.1. Số rễ trung bình trên hom
Theo kết quả phân tích phương sai cho thấy, ảnh hưởng của nhân tố chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến số rễ trung bình giữa các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05) (Phụ lục 11). Qua Bảng 4.11 và Biểu đồ 4.9 có thể thấy rằng, nghiệm thức đối chứng cho kết quả số rễ trung bình lớn nhất với số rễ là 7.18 rễ. Dựa vào bảng phân tích hậu phương sai (Phụ lục 12) cho thấy, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức 10 (NT đối chứng) với tất cả các nghiệm thức còn lại. Như vậy, xét về chỉ tiêu số rễ/hom thì nghiệm thức 10 là nghiệm thức tốt nhất.
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến số rễ
trên hom của cây Chè vằng Thừa Thiên Huế
Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 LL1 5.43 4.60 2.5 2.9 3.2 1.5 4.8 2.9 2.77 6.5 LL2 4.80 2.8 3.8 2.0 1.7 2.1 2.4 2.8 2.9 7.0 LL3 3.74 3.7 1.8 2.3 2.3 1.9 2.5 4.0 2.8 8.1 Số rễ
TB (Xtb±SE)
5.00
±0.57
3.63
±0.78
2.84
±0.60
2.75
±0.33
2.50
±0.41
2.16
±0.21
3.60
±0.92
3.59
±0.36
3.19
±0.08
7.39
±0.49
Biểu đồ 4.9: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến số rễ trên hom của cây Chè vằng Thừa Thiên Huế
Khi xét ảnh hưởng chung của nhân tố chất điều hòa sinh trưởng đến số rễ/hom trung bình thì có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê P<0.05 (Phụ lục 13). Nhìn vào Biểu đồ 4.10 ta thấy rằng nghiệm thức đối chứng cho kết quả số rễ/hom trung bình cao nhất 7.18 rễ, IAA cho kết quả số rễ/hom là thấp nhất 2.21 rễ.
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số rễ trên hom của cây Chè vằng Thừa Thiên Huế
Số rễ/hom trung bình
Nồng độ IBA IAA NAA ĐC
500ppm 4.66 2.38 3.23 7.18
1000ppm 3.70 2.39 3.21 7.18
1500ppm 2.69 1.85 2.82 7.18
Số rễ TB 3.68±0.5 2.21±0.18 3.09±0.13 7.18±0.00
Số rễ/hom trung bình
Nồng độ IBA IAA NAA ĐC
(Xtb±SE) 7
Biểu đồ 4.10: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số rễ trên hom của cây Chè vằng Thừa Thiên Huế
4.3.2.2. Chiều dài trung bình rễ
Kết quả phân tích phương sai cho P = 0.000 < 0.05, như vậy ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (với độ tin cậy α = 0.05) (Phụ lục 14).
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến chiều dài trung bình rễ của cây Chè vằng Thừa Thiên Huế
Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 LL1 2.61 2.03 1.54 1.38 1.87 1.87 2.39 1.45 1.42 2.94 LL2 2.30 1.46 1.70 1.16 1.01 1.01 1.36 1.36 1.66 4.35 LL3 1.48 2.12 0.97 1.58 0.99 0.99 1.18 2.27 1.78 4.40 Chiều dài rễ
TB (CDtb±SE)
2.29
±0.38
1.77
±0.26
1.48
±0.22
1.59
±0.15
1.35
±0.29
1.37
±0.27
1.82
±0.44
1.89
±0.27
1.83
±0.13
4.05
±0.52
Biểu đồ 4.11: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và các nồng độ đến chiều dài trung bình rễ của cây Chè vằng Thừa Thiên Huế
Có thể nhận thấy rằng, nghiệm thức đối chứng cho kết quả chiều dài trung bình rễ cao hơn hẳn so với các chất khác (4.05 cm), trong khi IAA nồng độ 1000ppm và IAA nồng độ 1500 ppm lại cho kết quả kém nhất 1.29 cm.
Qua bảng phân tích hậu phương sai (Phụ lục 15), kết quả cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức đối chứng với các nghiệm thức còn lại về chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ. Do đó, nghiệm thức đối chứng là nghiệm thức tốt nhất về chỉ tiêu chiều dài trung bình rễ.
Khi xét ảnh hưởng chung của nhân tố chất điều hòa sinh trưởng đến chiều dài trung bình rễ của Chè vằng T.T. Huế giữa các công thức thí nghiệm cũng gây nên sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P=0.000<0.05) (Phụ lục 16).
Sự sai khỏc này thể hiện rừ khi chiều dài trung bỡnh rễ của nghiệm thức đối chứng là 3.90 cm, cao hơn hẳn so với các nghiệm thức còn lại.
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến chiều dài trung bình rễ của cây Chè vằng Thừa Thiên Huế
Chiều dài trung bình rễ (cm)
Nồng độ IBA IAA NAA ĐC
500ppm 2.13 1.37 1.64 3.90
1000ppm 1.87 1.29 1.69 3.90
1500ppm 1.40 1.29 1.62 3.90
CDTB rễ (Xtb±SE) 1.85±0.24 1.44±0.08 1.85±0.02 4.01±0