Đặc điểm sinh vật học và công dụng của cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây chè vằng (jasminum subtriplinerve blume) ở quảng trị và đánh giá ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra rễ trong nhân giống bằng hom của cây này tại thừa thiên huế (Trang 31 - 35)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN

4.2. Đặc điểm sinh vật học và công dụng của cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume)

4.1.2. Một số đặc điểm sinh vật học của cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume)

Chè vằng có tên khoa học là Jasmium subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae). Tên phổ thông: Vằng, Chè vằng, Râm trắng, Lài ba gân.

Cây chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5 - 6 mm chia

thành nhiều cành, có thể vươn cao 1 - 1,5 m và vươn dài tới 15 - 20 m, thân và cành đều chẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi nhọn, dài 4 - 7,5 cm, rộng 2 - 4,5 cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trờn cú 3 gõn rừ rệt. Cuống lỏ nhẵn, dài 3 - 12 mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7 - 9 hoa), cánh hoa màu trắng. Đài hoa hình chuông, nhẵn. Qủa hình cầu, đường kính 7 - 8 mm (bằng hột ngô). Khi chín có màu vàng, trong quả có 1 hạt rắn chắc [1].

Cây có thể sống, thích nghi tốt ở nhiều dạng lập địa, vùng sinh thái khác nhau, đặc biệt là các kiểu lập địa đất nghèo dinh dưỡng, tính chất đất rừng thấp và cây sinh trưởng phát triển tốt ở các trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt hay dưới tán rừng trồng. Với đặc điểm phân bố này đã tạo nên số lượng quần thể có trữ lượng lớn.

Bảng 4.2. Phân biệt 2 loại Jasminum subtriplinerve Blume

Vằng sẻ Vằng trâu

Cành cây Nhẵn, mềm, dẻo dai Có lông, cứng hơn và dễ gãy

Cú 3 gõn lỏ rừ ràng Bóng và mịn

Đồng đều

3 gõn lỏ khụng rừ rệt Thô nhám

Không đều nhau trên 1 mặt phẳng

Màu sắc

Xanh hơi ngả vàng

Sau khi phơi khô có màu vàng

Xanh đậm

Sau khi phơi khô có màu đen

Hình 4.2. Vằng sẻ, Cam Lộ - Quảng Trị

Hình 4.3. Vằng Trâu, Cam Lộ - Quảng Trị

Cây mọc hoang ở toàn nước Việt Nam, từ Nam chí Bắc: Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

Cây Chè vằng mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản.

Cây còn được trồng phân tán ở các gia đình để làm hàng rào và làm cảnh.

4.2.1. Công dụng của cây Chè vằng

Đây là một trong số các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị từ tự nhiên và có giá trị nhiều mặt (sinh thái, sử dụng, kinh tế, nhân văn) [2]. Trong đó, cây có giá trị cao về dược liệu được chú ý sử dụng nhiều trong dân gian qua hàng đời nay [2].

Bộ phận dùng làm thuốc của chè vằng là cành lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Dược liệu có vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm.

Từ lâu đời, người dân ở Cam Lộ đã sử dụng Chè vằng làm nguyên liệu để nấu cao và trở thành sản phẩm có thương hiệu, trở thành đặc sản của quê hương Cam Lộ và người dân Quảng Trị. Sản phẩm đã tạo thu nhập khá ổn định cho cuộc sống người dân nông thôn nơi đây.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây chè vằng:

Chữa đau bụng kinh, bế kinh: cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 - 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 - 2g với nước ấm.

Chữa áp-xe vú: chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.

Chữa bệnh răng miệng: dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.

Dùng phối hợp chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày.

Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa kinh nguyệt không đều: chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Ngoài ra, bệnh viện Thái Bình có làm kháng sinh đồ so sánh với penixilin 1 đơn vị thuốc quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml và sunfamit thì thấy dây vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết

(Streptococcus hemolytique) [1].

4.3. Kết quả thí nghiệm nhân giống bằng hom cây Chè vằng (Jasminum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây chè vằng (jasminum subtriplinerve blume) ở quảng trị và đánh giá ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra rễ trong nhân giống bằng hom của cây này tại thừa thiên huế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w