CỔ PHẦN PHƯƠNG MINH 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Phương Minh 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP Phương Minh tiền thân là công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Phương Minh được thành lập năm 1994 theo giấy phép số : 002125/GP/TLDN- 02, do sở khoa học và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 1/4/1994. Qua quá trình phát triển công ty đã chuyển đổi thành công ty CP Phương Minh theo giấy đăng ký chứng nhận đăng ký kinh doanh số 310300052, do Sở khoa học và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/12/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 9/6/2011.
Tên gọị Việt Nam: Công Ty CP Phương Minh.
Tên giao dịch quốc tế: Phuong Minh Joint Stock Company.
Trụ sở chính : 16 Thống Nhất , phường Tứ Hạ , thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
ĐT: 05402222058, fax: 0543558733.
Tài khoản số: 102010000395403. Ngân hàng công thương Huế.
Email: www.phuongminh.com.vn Mã số thuế: 3300352914
Vốn điều lệ: 12 tỷ đồng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật khi kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tổ chức công tác kế toán lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác đúng thời hạn theo đúng quy định của luật về kế toán.
Kê khai, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật. Đảm bảo quyền lợi, lợi ích người lao động theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn
Nộp thuế, bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ khác với nhà nước đầy đủ Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm giữ gìn tài nguyên môi trường
Nõng cao trỡnh độ nhằm thừa món nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng bằng chất lượng, phương thức phục vụ hợp lý, giá cả ổn định, tổ chức mạng lưới kênh phân phối, giúp việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi.
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và thi công ép cọc các công trình xây dựng.
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 220KV.
- Xây lắp công trình bưu chính viễn thông.
- Xây dựng điện công nghiệp, dân dụng và và trang trí nội thất điện
- Sản xuất cột điện bê tông ly tâm , ống buy bêtông ly tâm, cọc ván cừ dự ứng lực.
- Gia công cơ khí và chế tạo máy, các cấu kiện cơ khí, các dầm cầu trục, cổng trục trong nhà và ngoài trời, dàn mái không gian.
- Mạ nhúng nóng, mạ điện phân kim loại và sơn tĩnh điện, sơn dầu.
- Đúc kim loại công nghiệp gang, thép đồng, nhôm cung cấp các phụ tùng chi tiết máy cho các nhà máy xi măng, ngành khai thác đá, gạch tuynen…
- Dịch vụ vận chuyển bốc dỡ hàng hóa bằng xe tải có cẩu.
- Kinh doanh dich vụ nhà hàng, khách sạn.
2.1.3.2. Các văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện: số 66 Tôn Thất Thiệp, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Văn phòng tại 32 Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế, văn phòng tại Đà Nẵng và Quảng Bình.
Chủ tịch HĐQT
Tổng giám đốc Ban kiểm soát
Phó giám đốc
Phòng P1 Vật tư
Phân xưởng Bê tông ly tâm
Phòng P3 Nhân sự Phòng P4 Kỷ thuậtPhòng P5 Kinh doanhPhòng P8 Bảo vệ Phòng P2 Tài chính
Phân xưởng Cơ đúc khí
Phân xưởng
Xây lắp Đội ép cọc
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty
Chú thích : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Chủ tịch Hội đồng quản trị là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT, chuẩn bị nội dung, chương trình, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT.
- Tổng giám đốc: Là người đại diện về mặt pháp lý của công ty đối với các vấn đề có liên quan đến hoạt động và quản lý công ty, thực hiện các quyết định của HĐQT, tổ chức và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty
- Phó giám đốc: Giúp tổng giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thay mặt tổng giám đốc công ty khi tổng giám đốc đi vắng theo sự ủy nhiệm của tổng giám đốc.
- Các phòng có chức năng nhiệm vụ
+ Phòng P1: Quản lý cung ứng vật tư, bán hàng .
Kế toán trưởng ( Trưởng phòng)
Kế toán thuế, tiền lương và công nợ khách hàngKế toán ngân hàng và doanh thu.Kế toán vật tưKế toán tiền mặt và công nợ nội bộThủ quỹ
+ Phòng P2: Quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nợ, thu nợ.
+ Phòng P3: Có nhiệm vụ tổ chức, quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, làm lương, quản lý tiền lương, thực hiện các loại hình bảo hiểm, hành chính văn thư, kiểm tra cấp phát dầu cho xe ô tô, quỹ công đoàn, quản lí đội xe.
+ Phòng P4: Quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý công tác an toàn lao động, nghiệm thu chất lượng vật tư…
+ Phòng P5: Tham mưu cho tổng giám đốc công ty thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ, kế hoạch cấp trên giao cho và phân công giao nhiệm vụ cụ thể đến nhân viên của phòng; Xây dựng, đề xuất các phương án kinh doanh phù hợp với điều kiện của đơn vị.
+ Phòng P8: Bảo vệ tài sản, an ninh trật tự,kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động, quản lý cấp dưỡng, bảo dưỡng cây trồng
+ Phân xưởng đúc cơ khí có nhiệm vụ gia công các cấu kiện kim loại, mạ kẽm, sơn tĩnh điện, đúc công nghiệp.
+ Phân xưởng bê tông có nhiệm vụ sản xuất cột điện bê tông ly tâm, ống buy ly tâm, cọc ván cừ dự ứng lực.
+ Phân xưởng xây lắp có nhiệm vụ xây lắp đường dây trạm biến áp đến cấp 35 KV.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán giúp giám đốc quản lý công ty, có quyền yêu cầu các bộ phận khác cung cấp thông tin cho phòng kế toán khi cần thiết. Có trách nhiệm điều hành hoạt động bộ máy kế toán, hướng dẫn phổ biến chế độ thể lệ về quản lý tài chính đối với nhân viên, đề xuất vướng mắc trong quá trình hạch toán với cấp trên.
- Kế toán thuế, tiền lương và công nợ khách hàng: Là người kiểm tra các hóa đơn đầu ra đầu vào để kê khai thuế, chiệu trách nhiệm về việc lập thủ tục về thu nợ, nhận nợ của đối tác, khách hàng. Lập và tính lương…
- Kế toỏn ngõn hàng : Theo dừi sổ tiền gửi cỏc ngõn hàng. Làm hồ sơ vay, đi ngõn hàng và theo dừi cỏc khoản vay của Tổ chức tớn dụng, làm cỏc bảo lónh với ngõn hàng. Theo dừi cụng nợ phải thu. Bỏn hàng và giao húa đơn cho khỏch hàng. Lưu hồ sơ doanh thu và các công trình.
- Kế toỏn vật tư: Theo dừi tỡnh hỡnh nhập xuất hàng húa trong kỳ, mở sổ chi tiết phục vụ cho việc theo dừi quản lý hàng húa của cụng ty. Theo dừi cụng nợ khách hàng. Làm sổ chi tiết vật tư, thành phẩm. Hạch toán đầu vào các sản phẩm nhập kho.
- Kế toỏn tiền mặt và cụng nợ nội bộ: Theo dừi tiền mặt tại quỹ của cụng ty, thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thu chi tiền mặt, tình hình tạm ứng, thanh toán lương, trích bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thanh toán và thu chi nội bộ
2.1.5.2. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Chuẩn mực kế toán áp dụng: Áp dụng đầy đủ tất cả các chuẩn mực kế toán. Trong đó tập trung vào các chuẩn mực như:
Chuẩn mực hàng tồn kho
Chuẩn mực tài sản cố định hữu hình Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực chi phí đi vay
Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính Chuẩn mực báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thông tư 200 ngày 22/12/2014 mới ban hành và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015 nên công ty chưa kịp sửa đổi vì thế hiện tại công ty vẫn áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC đã sửa đổi bổ sung theo thông tư 244/2009/TT-BTC.
2.1.5.3. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N.
- BCTC và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng đồng Việt Nam ( VNĐ).
- Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung, sử dụng phần mềm MiSa.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: PP bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: PP kê khai thường xuyên.
- Đặc điểm hoạt động của công ty: Hoạt động liên tục ngay sau khi thành lập. Hình thức sở hữu vốn: Công ty Cổ phần.
2.1.6. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2012-2014)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2012- 2014 cú sự biến động tăng lờn rừ rệt. Cụ thể, năm 2013 so với năm 2012 tăng 64 người tương ứng tăng 29,09%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 6 người, tương ứng tăng 2,11%. Sự tăng lên này cho thấy công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô để đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Phân theo giới tính: Qua 3 năm ta thấy số lượng lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ. Cụ thể năm 2012 lao động nam có 212 người chiếm 96,36%, lao động nữ chiếm 3,64% trong tổng số 220 người. Năm 2013 là 1 năm đầy biến động về nhân sự hơn bao giờ hết so với các năm qua, các phòng ban bị chia tách, sát hợp cho phù hợp với tình hình SXKD nên tình hình lao động năm 2013 có sự thay đổi, số lao động nam tăng 62 người, lao động nữ tăng 2 người làm cho tổng số lao động tăng lên 284 người (tăng 64 người tương ứng tăng 29,09% so với năm 2012). Sang năm 2014 tình hình lao
động tiếp tục tăng nhẹ cụ thể là có 279 lao động nam tăng 5 người so với năm 2013 tương ứng tăng 1,82%, lao động nữ tăng thêm 1 người chứng tỏ rằng số lao động nữ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ điều này được giải thích là do lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là ngành công nghiệp nặng, là sản xuất, môi trường làm việc chỉ phù hợp đối với lao động nam.
- Phân theo tính chất công việc: Đây là đơn vị có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất và xây dựng nên số lượng cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ nhỏ, công nhân sản xuất và thi công trình là lực lượng chủ yếu. Cụ thể là năm 2012 công ty có 220 lao động, trong đó lao động trực tiếp có 181 người chiếm 82,27%, lao động gián tiếp có 8 người chiếm 3,64%. Năm 2013 lao động trực tiếp tăng thêm 71 người với mức tăng 39,23% còn lao động gián tiếp chỉ tăng thêm 1 người chiếm 3,23% so với năm 2012. Đến năm 2014 đã ổn định trở lại tổng số lao động tăng thêm 6 người trong đó lao động trực tiếp tăng 4 người tương ứng tăng 1,59% so với tổng số lao động trực tiếp năm 2013, lao động gián tiếp tăng thêm 2 người tương ứng tăng 6,25% so với tổng số lao động gián tiếp của năm 2013.
- Phân theo trình độ: Do tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty nên lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn do vậy lượng lao động phổ thông là chủ yếu, còn các bộ phận khác thì cần đến trình độ chuyên môn phù hợp với từng công việc. Vì vậy ngoài việc tuyển chọn hằng năm công ty còn cử một số cán bộ gửi đi đào tạo, cho nên tỷ lệ lao động giữa đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tương đối ổn định, công ty chỉ tăng thêm một số lao động phổ thông để đẩy mạnh tiến trình công việc.
Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty Cổ phần Phương Minh qua 3 năm ( 2012-2014) ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
2013/2012
So sánh 2014/2013
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao động 220 100 284 100 290 100 64 29,09 6 2,11
1.Phân theo giới tính
- Nam 212 96,4 274 96,48 279 96,21 62 29,25 5 1,82
- Nữ 8 3,64 10 3,52 11 3,79 2 25 1 10
2. Phân theo tính chất công việc
- Lao động trực tiếp 181 82,3 252 88,73 256 88,28 71 39,23 4 1,59
- Lao động gián tiếp 31 17,7 32 14,79 34 11,72 1 3,23 2 6,25
3. Phân theo trình độ
- Đại học, cao đẳng 26 11,8 27 9,51 28 9,65 1 3,85 1 3,7
- Trung cấp chuyên nghệp 5 2,27 5 1,76 6 2,07 - - 1 20
- Lao động phổ thông 181 82,3 252 88,73 256 88,28 71 39,23 4 1,59
( Nguồn: Phòng nhân sự)
2.1.7. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2012-2014)
Dựa vào bảng 2.2 về tình hình tài sản nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2012-2014 có tăng dần, cụ thể là tổng tài sản và nguồn vốn năm 2012 là 63.038.625.190 đồng, năm 2013 tăng 17.691.214.188 đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 28,06%, năm 2014 tăng 6.778.669.554 đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 8,40%. Tổng tài sản nguồn vốn tăng là công ty có xu hướng mở rộng quy mô, nhà xưởng, máy móc trang thiết bị tăng.
+ Tổng tài sản của công ty qua 3 năm tăng chủ yếu là do sự tăng lên của TSNH cụ thể là năm 2013 tăng 12.778.329.628 đồng so với 2012 tương ứng tăng 48,82%, năm 2014 tăng 8.286.172.941 đồng so với 2013 tương ứng tăng 21,27%, đó là dấu hiệu tốt cho công ty trong việc đầu tư mở rộng quy mô, TSNH tăng chủ yếu là do các khoản tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng hóa tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác tăng. TSDH năm 2013 tăng 4.912.884.560 đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 13,33%, năm 2014 giảm 1.507.503.387 đồng tương ứng giảm 3,61% nguyên nhân là do sự biến động của TSCĐ và TSDH khác. Nhìn chung trong tổng tài sản TSNH và TSDH có sự chênh lệch tỷ trọng nhau nên công ty cần có biện pháp tỷ trọng hai khoản này sao cho hợp lý nhằm đảm bảo tính cân bằng TC của công ty.
+ Tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm cũng tăng lên là do nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu. Bằng chứng là năm 2013 tăng 17.652.168.209 đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 35,24%, năm 2014 giảm 2.026.758.935 đồng so với năm 2013. Nợ phải trả cao cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty ngày càng cao nhưng đồng thời nó cũng là mối lo ngại cho công ty. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng qua các năm điều này là do công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả về lợi nhuận nên số vốn để đầu tư ngày càng tăng.
Bảng 2.2:Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Phương Minh qua 3 năm 2012-2014.
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Sosánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
GT % GT % GT % +/- % +/- %
I.Tổng tài
sản 63.038.625.190 100 80.729.839.378 100 87.508.508.932 100 17.691.214.188 28,06 6.778.669.554 8,40 1.Tài sản
ngắn hạn 26.171.904.750 41,52 38.950.234.378 48,25 47.236.407.319 53,98 12.778.329.628 48,82 8.286.172.941 21,27 2.Tài sản
dài hạn 36.866.720.440 58,48 41.779.605.000 51,75 40.272.101.613 46,02 4.912.884.560 13,33 -1.507.503.387 -3,61 II.Tổng
nguồn vốn 63.058.625.190 100 80.729.839.378 100 87.508.508.932 100 17.671.214.188 28,02 6.778.669.554 8,40 1.Nợ phải
trả 50.085.001.305 79,43 67.737.169.514 83,91 65.710.410.579 75,09 17.652.168.209 35,24 -2.026.758.935 -2,99 2.Vốn chủ
sở hữu 12.973.623.885 20,57 12.992.669.864 16,09 21.798.098.353 24,91 19.045.979 0,15 8.805.428.489 67,77
( Nguồn : Phòng Tài chính)
2.1.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2012- 2014).
Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm vừa qua, ta thấy rằng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện qua bảng 2.3 về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Doanh thu BH và CCDV của công ty tăng đều qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 doanh thu BH và CCDV chiếm 63.085.027.574 đồng, năm 2013 so với năm 2012 tăng 9.563.325.971 đồng, tương ứng tăng 15,16%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 8.938.567.468 đồng tương ứng tăng 12,3%. Doanh thu tăng lên là kết quả tốt cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng tiến triển thuận lợi.
Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty qua 3 năm có biến động không đáng kể. Năm 2012 và năm 2014 các khoản giảm trừ doanh thu này đều bằng 0.
Doanh thu thuần về BH và CCDV của công ty cũng có biến động do chịu ảnh hưởng của các khoản giảm trừ doanh thu năm 2013, nhưng mức ảnh hưởng này không đáng kể. Cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 9.476.420.218 đồng tương ứng tăng 15,02%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 9.025.473.221 đồng tương ứng tăng 12,44%.
Giá vốn hàng bán năm 2012 là 52.464.078.100 đồng , năm 2013 tăng so với năm 2012 là 8.764.365.757 đồng tương ứng tăng 16,71%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 11.162.986.318 đồng tương ứng tăng 18,23% việc tăng giá vốn hàng bán qua 3 năm là do giá cả của thị trường có nhiều biến động, chi phí đầu vào, chi phí nhân công tăng, như vậy vấn đề đặt ra là tìm cách để giảm giá vốn xuống để tăng lợi nhuận cho công ty.
So sánh giữa doanh thu và giá vốn của công ty qua 3 năm ta thấy có sự tăng lên theo 1 chiều hướng nhất định. Điều này cho thấy nếu công ty mở rộng quy mô, tăng giá vốn hàng bán thì lợi nhuận của công ty ngày càng giảm, đây là một điều không tốt cho công ty. Vì vậy trong giai đoạn này công ty cần có các chính sách về vốn một cách hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tăng lên về doanh thu,