Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Lý thuyết bộ ba bất khả thi và hàm ý cho Việt Nam (Trang 41 - 46)

C. THỰC TIỄN ỨNG DỤNG BỘ BA BẤT KHẢ THI Ở VIỆT NAM

VI. Chính sách tỷ giá

Trước năm 1989, Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái theo kế hoạch bao cấp. Đặc trưng của chế độ tỷ giá Việt Nam trong thời kỳ này là cố định, đã bộc lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện vai trò điều tiết tỷ giá hối đoái trong việc cân bằng cán cân thanh toán, điều tiết tái sản xuất mà còn kìm hãm các hoạt động kinh tế đối

ngoại của nước ta là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế trong một thời gian dài.

Từ năm 1989 trở về sau cho đến nay, nhà nước ta đã có những chủ trương và giải pháp đổi mới trong quan hệ đối ngoại, và chính sách tỉ giá đã từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Số lượng các công ty được trực tiếp kinh doanh Xuất Nhập khẩu không ngừng tăng lên, cùng với việc mở rộng ngoại thương chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản; chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới bản thân cơ chế điều hành tỉ giá hối đoái đã nhanh chóng thay đổi phù hợp với bối cảnh thực tế. Từ một cơ chế đa tỉ giá, mang nặng tính chủ quan bao cấp, xa vời với thị trường; tỉ giá hối đoái đã được điều chỉnh theo các quan hệ và các quy luật của kinh tế thị trường. Cơ chế tỉ giá linh hoạt, có sự điều tiết của nhà nước đã phát huy vai trò vừa là một phạm trù kinh tế vận động theo quy luật cung cầu của nền kinh tế vừa là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước. Nhà nước đã áp dụng chính sách tỉ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước nhưng việc điều hành của nhà nước trong từng năm có khác nhau, ta có thể chia ra 3 giai đoạn:

VI.1. Giai đoạn thả nổi tỷ giá 1989-1992:

Trong giai đoạn này tỷ giá hối đoái VND/USD thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

(Nguồn: tập san khoa học Ngân hàng, http://www.docstoc.com/)

Bảng số liệu trên cho ta thấy, tỷ giá USD/VND qua các năm có biến động lên xuống. Tuy nhiên, tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này, tỷ giá USD/VND có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỉ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đậy đủ hơn, tuy nhiên sự thả nổi tỷ giá đã:

- Kích thích tâm lý đầu cơ ngoại tệ nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá.

- Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những cơn sốc USD làm mất ổn định nền kinh tế.

- Quản lý ngoại tệ của chính phủ đã không đạt được kết quả như mong muốn.

- Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Tình trạng leo thang của đồng USD đã kích thích tâm lý dự trữ USD. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm không được dùng cho hoạt động XNK mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm

chí có những quyết định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực từ khi mới công bố. Giai đoạn này ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.

Trước tình hình đó, từ năm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá USD/VND. Nội dung chính của những thay đổi về chính sách và cơ chế nêu trên là:

- Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định bằng biện pháp kinh tế: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và các ngân hàng trao đổi và mua bán ngoại tệ với nhau theo giá thỏa thuận.

- Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia XNK. Thay vào đó, trên cơ sở tỉ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, NHNN công bố tỷ giá chính thức. Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo như vâỵ cộng với sự can thiệp điều tiết của NHNN đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã giải tỏa được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, ngăn được xu hướng tăng quá mức giá của đồng USD trên thị trường. Từ tháng 3/1992 giá USD bắt đầu giảm.

VI.2. Giai đoạn cố định tỷ giá 1993-1996:

(Nguồn: tập san khoa học Ngân hàng, http://www.docstoc.com/)

Do tỷ giá chính thức của nhà nước và tỷ giá thị trường tự do trong thời gian này không chênh lệch nhiều nên chúng ta chọn tỷ giá chính thức của nhà nước làm cơ sở tính toán.

Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độ tăng của lạm phát vì phụ thuộc vào quan hệ cung cầu ngoại tệ, vào các cụm nhân tố đối ngoại. Việc duy trì tỷ giá ổn định trong thời gian dài (1993-1996) đã không khuyến khích đươc xuất khẩu đã làm cho ngoại thương kém phát triển biểu hiện cụ thể:

(Nguồn: tập san khoa học Ngân hàng, http://www.docstoc.com/)

Qua 4 năm phát triển kinh tế của đất nước tốc độ lạm phát tăng tổng cộng VND so với USD chỉ tăng 2% dẫn đến thực tế giá bán hàng nội địa đã tăng trên 30% so với hàng nhập ngoại. Hàng nhập ngoại đã trở nên rẽ hơn và được nhập vào thị trường nước ta với số lượng lớn, thể hiện qua sự thâm hụt của cán cân thương mại quốc tế của nước ta trong những năm 1993-1996 từ 939 triệu USD năm 1993 lên 1,7 tỷ USD năm 1994; 2,7 tỷ năm 1995 và lên 3,8tỷ USD năm 1996.

Đứng trước tình hình đó, ngay từ năm 1997 cho đến nay nhà nước đã có những chỉ đạo:

- Xử lý nợ quá hạn từ năm 1994, hạn chế kịp thời tình trạng mở LC thanh toán tràn lan và cuối năm 1996 thông qua khống chế mức mở LC là chủ yếu, hạn chế mở LC trả chậm, xem xét nhập khẩu cho những mặt hàng cần thiết, dựa vào huy động vốn trung và dài hạn ngày càng được nâng cao và huy động vốn bằng mọi biện pháp thông qua mức ký quỹ bắt buộc.

- Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường.

VI.3. Giai đọan điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước từ năm 1997 đến nay :

Giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như thị trường ngoại tệ nói chung giảm sút. Thực tế 6 tháng cuối năm 1997 nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của thị trường nhiều lúc nhưng trệ. Nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ đã phải mua với giá cao và chịu lỗ rất lớn do tỷ giá tăng đột biến. Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm tăng nhu cầu vay vốn VND do lãi xuất thấp hơn và chịu rủi ro về tỷ giá đã gây mất cân đối cung cầu VND trên thị trường.

Nhà nước đã mở rộng biên độ giao dịch của các ngân hàng thương mại từ 1% lên 5% rồi lên 10%. Những giải pháp này đã kịp thời làm giảm sức ép đối với tỷ giá hối đoái VND.

Trong giai đoạn này NHNN đã chủ động tham mưu cho chính phủ trong việc điều hành lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ thích hợp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của nền kinh tế. Chính sách tỷ giá đã được điều chỉnh linh hoạt, một mặt tạo điều kiện cho giá trị VND phản ánh tương đối chính xác cung cầu ngoại tệ, góp phần kiềm chế lạm phát, một mặt đáp ứng khả năng hổ trợ xuất khẩu.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nhập siêu trong thời gian qua là do ngân hàng điều chỉnh tỷ giá bị đông cứng. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa là định hướng xuất khẩu yếu, tình trạng nhập lậu tràn lan, trốn thuế chưa được quản lý chặt.

Ngày 24/2/1999 được xem là mốc quan trọng trong điều hành tỷ giá của NHNN khi Thống đốc NHNN ký quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN ban hành cơ chế điều hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Trong đó tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày hôm trước được áp dụng để các ngân hàng thương mại (NHTM) làm cơ sở xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau. NHNN quy định biên độ giao dịch cho phép trong từng thời kỳ và NHNN trực tiếp can thiệp lên tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng để tác động lên tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng ngày. Theo cơ chế này, tỷ giá trên thị trường sẽ vận động khách quan, phản ánh đúng hơn các quan hệ về cung cầu về ngoại tệ trên các thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều hành tỷ giá của nhiều nước trên thế giới.

Cùng với các quyết định đó, với mục tiêu ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, NHNN cũng đưa ra biên độ dao động rất hẹp cho tỷ giá giao dịch của các NHTM là 0.1%, sau đó nâng lên là 0.25% vào ngày 1/7/2002. Có thể nói rằng các quyết định trên của NHNN là một cuộc cải cách thực sự về cơ chế vận hành tỷ giá phù hợp với điều kiện và tình hình Việt Nam. Mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do theo đó được thu hẹp dần. Tuy nhiên, biên độ dao động quá hẹp dẫn đến kết quả khả năng để tỷ giá biến động là không đáng kể, kết quả là tỷ giá niêm yết tại các NHTM luôn chịu áp lực tăng giá.

Biểu đồ - Tỷ giá chính thức và tỷ giá của thị trường tự do từ 1999 - 2002

tỉ giá chính thức tỉ giá trên thị trường tự do ( Nguồn: Ngân hàng nhà nước, chi nhánh thành phố HCM, http://iae.edu.vn/) Trong những năm gần đây, NHNN điều chỉnh tỷ giá theo mức tăng nhẹ. So với năm trước, năm 2002: tỷ giá tăng +1,92%, năm 2003: tăng +1,52%, năm 2004: tăng +0,84%, năm 2005: tăng +0,84%, năm 2006 tăng +1,36%. Cùng với những đổi mới trong chính sách quản lý ngoại hối, lượng ngoại tệ tập trung vào ngân hàng ngày một gia tăng, các ngân hàng thương mại luôn đáp ứng đủ nhu cầu hợp lý của các doanh nghiệp, tình hình căng thẳng ngoại tệ được giải quyết. Từ năm 2008, trước tình hình suy thoái kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, các dòng vốn vào Việt nam bị hạn chế, ngân hàng nhà nước đã chủ động điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ, tính đến 26/12/2008, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên 5%, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng 5,16%.

Ngày 26/11/2009, ngân hàng nhà nước hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3%, đồng thời nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44%, lên mức 17.961VND/USD. Ngày 10/2/2010, ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD, đồng thời ấn định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đôla Mỹ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức 1%. Các quyết định này là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Cú thể núi chớnh sỏch tỷ giỏ trong thời gian qua đó cú sự điều chỉnh căn bản, đó nờu rừ nguyên tắc xác định tỷ giá, tính thị trường được thừa nhận, sự điều tiết của nhà nước là khỏ rừ, quyền tự chủ của ngõn hàng thương mại được đề cao, ngõn hàng nhà nước đó tụn trọng cơ chế thị trường và chủ động trong việc điều hành tỷ giá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tỷ giá điều hành dựa trên quan hệ cung cầu, có sự điều chỉnh linh hoạt là đúng đắn.

Một phần của tài liệu Lý thuyết bộ ba bất khả thi và hàm ý cho Việt Nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w