Hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT huyện Thanh Bình đã thực hiện đạt mục tiêu theo định hướng đã xây dựng là tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước, của ngành và địa phương đặc biệt là cơ cấu mới về quy chế cho vay đối với khách hàng, cơ chế đảm bảo tiền vay cũng như các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên. Bằng chứng là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm 2005-2007, cụ thể như sau:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005 - 2007
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp)
Thu nhập
Qua bảng số liệu ta thấy Ngân hàng hoạt động theo chiều hướng ngày càng tốt, thu nhập đều tăng qua 3 năm. Cụ thể, trong năm 2005 thu nhập của Ngân hàng đạt 26.030 triệu trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm 25.774 triệu đồng, thu từ hoạt động dịch vụ và thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Thu từ hoạt động dịch vụ là 78 triệu đồng, thu nhập khác là 178 triệu đồng. Điều đó cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng, đây cũng là nguồn thu chính yếu của ngân hàng.
Năm 2006 thu nhập của Ngân hàng tăng lên 31.273 triệu đồng tức tăng 5.243 triệu đồng (20,14%) so với năm 2005. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng và từ hoạt động dịch vụ tăng còn thu khác lại giảm, thu từ hoạt động tín dụng 31.077 triệu đồng và dịch vụ là 131 triệu đồng tăng 5.303 triệu đồng (20,57%) và 53 triệu đồng (67,95%) so với năm 2005. Yếu tố góp phần làm thu nhập của Ngân hàng tăng lên là do tình hình kinh tế của huyện tăng trưởng và có bước phát triển tích cực tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Cùng với sự quyết tâm cao của các ngành các cấp, đội ngủ cán bộ nhân viên của Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
CHỈ TIÊU
2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 26.030 31.273 48.749 5.243 20,14 17.476 55.88 -Thu từ hoạt động
tín dụng 25.774 31.077 40.337 5,303 20,57 9.260 29,80 -Thu từ hoạt động
dịch vụ 78 131 159 53 67,95 28 21,37
-Thu khác 178 65 8.253 -113 -63,48 8.188 12.596,92
Tổng chi phí 22.087 24.903 41.226 2.816 12,75 16,323 65,55 -Chi hoạt động tín
dụng 14.900 20.321 21.534 5.421 36,38 1.213 5,97
-Chi hoạt động
dịch vụ 42 49 78 7 16,67 29 59,18
-Chi khác 7.145 4.533 19.614 -2.612 -36,56 15.081 332,69 Lợi nhuận 3.943 6.370 7.523 2.427 61,55 1.153 18,10
Sang năm 2007 con số này tiếp tục tăng lên đạt 48.749 triệu đồng tăng 17.476 triệu đồng (55,88%) so với năm 2006. Có được kết quả này là do điều kiện kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển theo chiều hướng tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của huyện đều tăng qua các năm, đời sống người dân được cải thiện và ngày càng được nâng cao. Thêm vào đó các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú, thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia giao dịch, đặc biệt là hộ nông dân với hơn 15.000 hộ quan hệ tín dụng vay, trả tiền, gửi tiết kiệm,…Các giao dịch thanh toán, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền điện tử Westernunion và các sản phẩm dịch vụ khác đều tăng.
Bên cạnh đó ta thấy nguồn thu khác của Ngân hàng có nhiều biến động không ổn định mặc dù tổng thu nhập dều tăng qua các năm. Năm 2006 thu khác 65 triệu đồng giảm 113 triệu đồng (63,48%) so với năm 2005, qua năm 2007 lại tăng cao lên đến 8.253 triệu (12.596,92%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do các khoản thu từ nợ gốc và lãi đã xử lý rủi ro tăng giảm bất thường và các khoản thu bất thường khác (thu từ thanh lý tài sản, công cụ lao động, vật liệu,…) phát sinh dẫn đến thu nhập khác không ổn định. Nhưng nhìn chung thu nhập của Ngân hàng đang tăng theo chiều hướng có lợi.
Chi phí
Tình hình chi phí của Ngân hàng cũng biến động qua các năm. Năm 2005, tổng chi phí của Ngân hàng là 22.087 triệu đồng trong đó chi cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất với số tiền là 14.900 triệu đồng còn chi cho hoạt động dịch vụ (42 triệu đồng) và chi khác (7.145 triệu đồng) chiếm tỷ trong thấp hơn. Mức tăng giảm của các khoản chi này tương ứng với mức tăng giảm của thu nhập điều này là hoàn toàn hợp lý.
Năm 2006 và năm 2007, tổng chi phí của Ngân hàng tiếp tục tăng và đạt 24.903 triệu đồng vào năm 2006 tăng 2.816 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 12,75%. Con số này tăng cao vào năm 2007 đạt 41.226 triệu đồng, tăng lên 16.323 triệu đồng với tốc độ tăng là 65,55%. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao làm cho số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng tăng theo, số lượng món vay tăng lên nên tổng chi phí cho các món vay cũng tăng.
Lợi nhuận
Lợi nhuận của Ngân hàng dều tăng liên tục qua 3 năm do tốc độ tăng của thu nhập luôn luôn lớn hơn tốc độ tăng của chi phí và năm sau luôn tăng cao hơn năm trước, điều này đã giúp cho Ngân hàng duy trì tốt hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2005 lợi nhuận đạt 3.943 triệu đồng sang năm 2006 tăng lên khá cao đạt 6.370 triệu đồng tăng 2.427 triệu đồng tức là tăng 61,55% so với năm 2005.
Đến năm 2007, lợi nhuận đạt 7.523 triệu đồng tăng 4.153 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 18,10%. Chỳng ta cú thể thấy rừ hơn mức gia tăng này qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005 - 2007
Qua kết quả phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tốt thể hiện ở chổ thu nhập của Ngân hàng luôn tăng qua các năm. Tuy nhiên Ngân hàng phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại khác đặc biệt là hiện nay nhiều chi nhánh Ngân hàng dang lần lược ra đời như Sacombank, ACB, VIBank,… thêm vào đó các chi nhánh bưu điện ngày càng mở rộng mạng lưới và nhiều phòng giao dịch của các Ngân hàng thương mại được hình thành. Vì vậy, để đạt được thu nhập Ngân hàng phải chi ra một khoản chi phí khá lớn nên lợi nhuận thu được chỉ ở mức tương đối.
Tóm lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng đã đưa hoạt động Ngân hàng ngày một đi lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của nhân dân trong huyện, góp phần tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân,
hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn và tình trạng bán lúa non của những hộ nghèo khi vào vụ, từng bước xây dựng đời sống văn hóa mới tạo bộ mặt mới cho nông thôn.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận là hiện nay khoản thu từ dịch vụ đang được quan tâm ở nhiều Ngân hàng nhưng khoản thu này tại NHNO & PTNT huyện Thanh Bình có tăng nhưng vẫn còn thấp. Nên Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa các hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, không ngừng quảng bá cho mọi khách hàng biết về các sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh để gia tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHể KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG QUÁ