Một số định hướng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và bản đồ tư duy để phát huy tính tích cực nhận thức

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và bản đồ tư duy. (Trang 38 - 41)

7. Đóng góp của đề tài

1.5. Một số định hướng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và bản đồ tư duy để phát huy tính tích cực nhận thức

và tính tự lực cho học sinh

1.5.1. Định hướng khi sử dụng BĐTD để hỗ trợ việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

1.5.1.1 Hướng dẫn rèn kĩ năng sử dụng BĐTD

Trước hết GV cần cho các em HS thấy được lợi ích của việc sử dụng BĐTD, sau đó hướng dẫn các em dùng BĐTD. Việc hướng dẫn này có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu về BĐTD, một số ứng dụng của nó trong học tập.

Bước 2: Nêu ý nghĩa và các ứng dụng của BĐTD trong dạy học Vật lí để HS thấy được sự hữu ích của việc sử dụng BĐTD khi học môn Vật lí.

Bước 3: Trình bày các bước vẽ BĐTD và các nguyên tắc khi vẽ BĐTD.

Bước 4: Cho HS thực hành vẽ BĐTD theo nhóm, cá nhân.

1.5.1.2. Rèn luyện cho HS kĩ năng thu thập thông tin và tóm tắt bằng BĐTD

Sau khi thu thập được thông tin và đưa ra đưa ra được từ khóa thì việc tiếp theo là ghi chép lại bằng BĐTD. Công việc này không chỉ giúp HS tiết kiệm được thời gian khi học thuộc hoặc ôn tập lại kiến thức mà còn giúp các em xử lí và truyền thông tin dễ dàng hơn. GV có thể rèn luyện kĩ năng này theo các bước sau:

+ GV thường xuyên thiết kế và sử dụng BĐTD phục vụ giảng dạy để cho HS thấy được tính hiệu quả của công cụ này trong việc ghi chép, tóm tắt kiến thức Vật lí sau mỗi bài hoặc mỗi chương.

+ Tổ chức cho từng nhóm HS xây dựng BĐTD.

+ Tổ chức cho cá nhân HS dùng BĐTD để tóm tắt kiến thức đã học.

1.5.1.3. Rèn luyện kĩ năng truyền đạt thông tin với sự hỗ trợ của BĐTD

Một người có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt là người có khả năng trình bày thụng tin đầy đủ, rừ ràng, logic và cú tớnh thuyết phục cao; để làm được điều này thỡ người đó phải nhớ được tất cả thông tin theo một hệ thống logic. Công cụ BĐTD giúp cho người thuyết trình (HS) nhớ nội dung trình bày một cách logic bởi vì các thông tin được liên kết với nhau dưới dạng một sơ đồ có kèm theo hình ảnh.

Khi học sinh tự ôn tập, HS phải tự mình thu thập thông tin, tự mình tổng hợp các kiến thức, thông qua trao đổi với thầy giáo, bạn bè, và căn cứ vào sự hướng dẫn, kết luận của thầy, HS tự chỉnh sửa, bổ xung tạo ra được sản phẩm chính xác khoa học, logic.

Đối với BĐTD, GV có thể hướng dẫn để rèn luyện kỹ năng truyền đạt thông tin cho HS với sự hỗ trợ của BĐTD theo trình tự như sau:

- Đọc BĐTD, cách sử dụng.

- Hình thành sự liên kết giữa các chi tiết cần trình bày trong đầu dưới dạng sơ đồ, sắp xếp thứ tự trình bày của các chi tiết này.

- Tùy theo thời gian trình bày và yêu cầu của câu hỏi mà xác định những phần nào trình bày, phần nào bỏ qua hay là trình bày tất cả.

- Khi trình bày cần nhấn mạnh những chi tiết quan trọng, giọng lưu loát để thuyết phục người nghe.

Như vậy, khi trình bày các thông tin trên BĐTD, thì cách truyền đạt theo hình thức này mục đích để người xem hiểu được và đảm bảo các yêu cầu đề ra trong mục tiêu giáo dục. Kĩ năng truyền đạt thông tin là một yếu tố khẳng định người học hiểu được các nội dung nghiên cứu. Do đó:

- Vế phía người học: nhằm nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập, người học phải biết kết hợp, vận dụng tốt các tình huống học tập, nội dung kiến thức khác nhau với BĐTD.

- Về BĐTD: Nhìn vào BĐTD thấy được một “Bức tranh tổng thể”, không những truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức logic khoa học mà còn thể hiện được các kĩ năng, kĩ xảo và các hướng phát triển tính tích cực, tự lực của người học.

- Về phía người xem BĐTD: Họ thấy được một cách tiếp cận thông tin mới, chính xác dễ hiểu, dễ vận dụng vào việc ôn tập củng cố kiến thức. Từ đó phát huy cách thức ôn tập ở các chương, các kiến thức khác tiếp theo.

1.5.2. Định hướng khi sử dụng PMDH để hỗ trợ việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

1.5.2.1. Yêu cầu của PMDH

Một PMDH có chất lượng, có hiệu quả thì cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Hấp dẫn HS, giúp HS dễ dàng quan sát và lĩnh hội được nhiều kiến thức mới.

+ Gây ấn tượng, làm người học hiểu nhanh, giúp trí nhớ tốt hơn.

+ Kích thích sự tò mò, đam mê tìm hiểu khoa học.

+ Tạo điều kiện nghiên cứu sâu hơn về vấn đề cần tìm hiểu, khơi gợi ý tưởng mới.

+ Tạo dần đức tính bền bỉ trong học tập, rèn luyện tư duy.

+ Giúp người học tự đánh giá được chính xác và sẵn sàng vận dụng kiến thức cho các bước tiếp theo.

1.5.2.2. Sử dụng phần mềm PowerPoint 2003 trong dạy học vật lí Phần I. Tổng quan về PowerPoint 2003

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và bản đồ tư duy. (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w