Đánh giá các hoạt động BVMT trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện yên dũng – tỉnh bắc giang (Trang 49 - 56)

3.3.1. Công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn của huyện

3.3.1.1. Công tác quản lý

Thực hiện Đề án số 03-ĐA/HU ngày 16/01/2009 về “Xây dựng nông thôn mới”, công tác BVMT nông thôn được chú trọng, nâng cao sự hiểu biết và tham gia của nhân dân về BVMT, giữ vệ sinh môi trường, đến nay đã có 76/173 thôn đã xây dựng bãi tập kết xử lý rác tập trung, 40 thôn đã xây dựng bể đốt ván thôi, tiêu hủy (thuộc nghĩa trang nhân dân của thôn), các thôn thành lập được tổ, đội vệ sinh môi trường (lực lượng chủ yếu là Chi hội phụ nữ và đoàn thanh niên thôn); công tác dọn vệ sinh môi trường được tiến hành thường xuyên, một số thôn nhân dân đã tự giác hàng tuần, hàng tháng cùng tập trung quột dọn vệ sinh đường làng ngừ xúm, khơi thụng cống rónh, thu gom rác thải vận chuyển đến bãi rác để xử lý rác thải tập trung (xử lý bằng hóa chất đã được UBND huyện cấp), hàng tháng họp chi hội bàn bạc, thảo luận những khó khăn vướng mắc để tìm ra hướng giải quyết, không ngừng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường, nhờ vậy mà ý thức của người dân dần được nâng lên, môi trường trong khu dõn cư nụng thụn được cải thiện rừ rệt. Tuy nhiờn, bờn cạnh đú vẫn

còn một số địa phương còn tình trạng vứt rác thải ra ven đường, ven bờ sông, xử lý rác thải không đúng quy định như xã Cảnh Thụy, Tân Liễu, Quỳnh Sơn, thị trấn Neo và thị trấn Tân Dân…

3.3.1.2. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

Rác thải từ khu dân cư được thu gom vào bể chứa trong thôn, mỗi tuần rác thải từ các bể được thu dọn, vận chuyển đến bãi rác chung của thôn để xử lý. Các bãi rác thải trên địa bàn huyện được xử lý chủ yếu bằng cách đốt và chôn lấp, vệ sinh bằng vôi bột và chế phẩm xử lý rác thải do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cấp.

Bãi chôn lấp của các thôn có diện tích 300 m2 trở lên, được quy hoạch cách xa khu dân cư theo quy định đã được hướng dẫn theo Đề án số 03 của Huyện ủy Yên Dũng, xung quanh được xây tường bao cao 1-1,5m; một số bãi rác đã trồng cây xung quanh. Tuy nhiên lượng rác thải được thu gom, tập kết về bãi rác chung nhưng chưa có biện pháp xử lý tốt ngoài việc đốt và phun chế phẩm nên về lâu dài lượng rác nhiều sẽ phát sinh các vấn đề khác như rỉ rác, mùi, ruồi, muỗi,... mặt khác việc đốt rác sẽ phát sinh khí độc đặc biệt là đốt các loại bao bì, túi nilon, thùng hộp plastic gây ô nhiễm môi trường, do đó về lâu dài cần có biện pháp xử lý hiệu quả hơn.

Tại thị trấn Neo, hiện nay đã có lò đốt rác đạt hiệu quả, các chất thải mang mùi khó chịu, độc hại đều đã được xử lý triệt để.

3.3.2. BVMT tại các làng nghề trên địa bàn huyện

Theo quyết định số 170/QĐ-UBND ngày 20/06/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về ban hành quy chế xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang. Huyện Yên Dũng có hai làng nghề đó là:

Làng nghề mộc thôn Đông Thượng – xã Lãng Sơn

Làng nghề mây tre thôn Thuận Lý và thôn Đông Thắng – xã Tiến Dũng 3.3.2.1. t thải phát sinh từ làng nghề

Chất thải phát sinh từ làng nghề mây tre đan bao gồm bụi mùn tre nứa, đầu mẩu nguyên vật liệu thải bỏ, nước thải sinh hoạt hộ gia đình… Nguồn nguyên vật liệu thải bỏ có thể tận dụng làm chất đốt. tác động tới môi trường từ hoạt động sản xuất làng nghề không lớn, có thể sản xuất trong khu dân cư.

Riêng đối với làng nghề mộc Đông Thượng – xã Lãng Sơn ngoài lượng chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt… Trong công đoạn sản xuất còn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bao gồm bụi, mùn gỗ, dầu bóng, vecni… cần bố trí xây dựng quy hoạch xa khu dân cư để giảm tác động tới môi trường.

3.3.2.2. BVMT làng nghề

UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các xã ưu tiên bố trí quy hoạch, xây dựng các bãi rác thải, hệ thống tiêu thoát nước mặt, hướng dẫn xây dựng quy ước, hương ước BVMT làng nghề phục vụ phát triển bền vững kinh tế, xã hội gắn kết với BVMT.

Hiện tại xã Lãng Sơn, xã Tiến Dũng đã quy hoạch, xây dựng bãi rác trên toàn bộ các thôn (9/9 thôn).

Căn cứ kết quả rà soát, phân loại tính chất hoạt động làng nghề, UBND huyện đã chỉ đạo lập và xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Đông Thượng – xã Lãng Sơn với diện tích khoảng 1,45 ha ra vị trí riêng biệt cách xa khu dân cư và xây dựng một số hạng mục cơ sở hạ tầng gồm hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện… giảm thiểu các tác động tới môi trường. Đến nay đã có 35 hộ gia đình xây dựng nhà xưởng và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đối với làng nghề mây tre đan xã Tiến Dũng tải lượng phát sinh chất thải không lớn, thuộc nhóm gây ô nhiễm môi trường thấp tiếp tục được sản xuất trong khu dõn cư. UBND huyện đó chỉ đạo bờ tụng húa 100% đường làng ngừ xóm, xây dựng hệ thống thoát nước… UBND huyện đã giao Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình

sản xuất, phát sinh chất thải tại làng nghề và báo cáo UBND huyện để có hướng chỉ đạo kịp thời.

Ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho công tác xử lý chất thải làng nghề. Hàng năm UBND huyện có xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho xử lý chất thải trên địa bàn huyện như việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, hỗ trợ chế phẩm xử lý, dụng cụ thu gom vận chuyển, xử lý rác thải các làng nghề nói chung.

Trong năm 2013, UBND huyện giao Phòng Tài nguyên và Môi trường mua, tổ chức cấp phát hỗ trợ chê phẩm, dụng cụ vệ sinh môi trường các xã, thị trấn trên địa bàn. Các xã có làng nghề Lãng Sơn, Tiến Dũng được ưu tiên hỗ trợ kinh phí xử lý môi trường 50 triệu đồng, bên cạnh đó các xã cũng được hỗ trợ trang thiết bị, vật tư môi trường và chế phẩm sinh học xử lý rác. Góp phần nâng cao hiệu quả môi trường trên địa bàn nói chung và môi trường khu vực làng nghề nói riêng.

3.3.3.3. thanh tra, kiểm tra, và tổ chức đăng kí cam kết BVMT

Cụm công nghiệp làng nghề mới được thành lập đến nay vẫn chưa có Báo cáo ĐTM; Các cơ sở sản xuất, chủ yếu là hộ gia đình , cá nhân đã thực hiện vệ sinh môi trường, thu gom chất thải, nhưng chưa có thực hiện đăng kí cam kết BVMT.

UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các hộ sản xuất, kinh doanh lập hồ sơ đăng kí cam kết BVMT, đề án BVMT đơn giản theo quy định nhưng việc thực hiện còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Dự kiến xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện rà soát và yêu cầu đăng kí xác nhận cam kết BVMT đối với toàn bộ đối tượng lập cam kết BVMT trong quý I - năm 2014 bao gồm các cơ sơ sản xuất tại làng nghề.

3.3.3.4. uyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT

UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với các cơ quan, ban ngành tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường như Luật BVMT năm 2005, Luật Tài nguyên nước, các Quyết định, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT như Nghị định số

21/2008/NĐ-CP, ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểu của Luật BVMT;

Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về ĐMC, ĐTM, cam kết BVMT; Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 31/12/2010 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT; Quyết định số 62/2006/QĐ-UBND ngày 17/10/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2011 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 162/QĐ-UBND, ngày 29/04/2011 về việc ban hành Quy định về giải thưởng môi trường tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 130/2012/QĐ-UBND ngày 18/05/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định một số trình tự, thủ tục ĐMC, ĐTM, cam kết BVMT và đề án BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Công tác BVMT trên địa bàn huyện đã được triển khai sâu rộng đến các tổ chức, hộ gia đình, các nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

Trong Quý II – năm 2013 đã thực hiện tuyên truyền 01 buổi tuyên truyền tập huấn kiến thức pháp luật BVMT cho đối tượng các bộ địa chính cấp xã , đối tượng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất làng nghề, số lượng người tham dự lên tới 300 người, cung cấp 300 bộ hồ sơ tài liệu.

3.3.3.5. g hoạt động và xử lý chất thải làng nghề

Do đặc thù ngành nghề sản xuất, kinh doanh (mộc và mây tre đan), làng nghề mới được công nhận, các hộ gia đình đã sản xuất từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có tác động nhiều đến môi trường, hiện tại chưa có hiện tượng ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề.

Nước thải phát sinh từ 02 làng nghề trên địa bàn huyện hiện tại chủ yếu là nước thải sinh hoạt, tải lượng phát sinh nước thải sản xuất không nhiều,

hiện nay chưa có kế hoạch xây dựng các hạng mục công trình thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định.

Hiện tại chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của các cơ sở, hộ gia đình vẫn chưa được thu gom, tái sử dụng vào mục đích khác như làm than, củi, chất đốt dùng cho mục đích sinh hoạt.

Bảng 3.7. Tình hình sản xuất và phát sinh chất thải làng nghề huyện Yên Dũng

STT Tên làng nghề

Địa chỉ Sản phẩm (đvt)

Số lượng lao động

Nhiên liệu sử dụng (đvt)

Nguyên liệu, hóa chất (đvt)

Khối lượng nước thải (đvt)

Khối lượng CTR (đvt)

Khí thải

1 Xã Tiến Dũng

Làng nghề mây

tre đan

thôn Thuận

Lý và thôn Đông Thắng

Thúng, nia, rổ,

giá, rọ…

50

Điện thắp sáng

Tre, nứa 1,5 m3/ngày

3 m3/ngày

100 kg/ngày

Bụi mùn

tre nứa

2 Xã Lãng sơn

Làng nghề mộc

Thôn Đông Thượng

và thôn Trại Thượng

Bàn, ghế, giường,

tủ…

50 Điện

thắp sáng

Gỗ 3

m3/ngày 3

m3/ngày 200 kg/ngày

Bụi, mùn gỗ, dầu bóng, vecni

Tổng số 100 4,5 6 300

(Nguồn: UBND huyện Yên Dũng) 3.3.3. nh hoạt và nguồn nước thải tại địa bàn huyện 3.3.3.1nh hoạt

Phần lớn người dân vẫn sử dụng chủ yếu là nước giếng khoan.

Một số hộ thì sử dụng nước sinh hoạt là nước máy.

Bảng 3.8. Danh sách các cơ sở cung cấp nước sạch tập trung

Tng 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 TT

Thôn quản lý Thôn quản lý Trung tâmthoát bướctỉnh BắcGiang UBND xã quản lý Thôn quản lý UBND xã quản lý Thôn quản lý Thôn quản lý UBND xã quản lý UBND thị trấn Neo Đơn vquản

Trạm nướcsạch thôn SơnThịnh Trạm nướcsạch thôn Đông Hương Trạm nước sạch thị trấnTân Dân Trạm nước sạch xã Hương Gián Trạm nước sạch Trạm nước sạch xã Đồng Việt Trạm nước sạch Phấn Lôi Trạm nước sạch TânCương Trạm nướcsạch (khu tái định cư-193) Trạm nướcsạch thị trấnNeo Tên cơ sở cung cấp nưc sạch

Thôn Sơn Thịnh –xã Trí Yên Thôn Đông Hương– xã Nham Sơn Thôn Khôi – thị trấn Tân Dân Thôn Chanh – xã Hương Gián Thôn Gáo – xã Hương Gián Thôn Bắc – xã Đồng Việt Thôn Phấn Lôi – xã Thắng Cương Thôn Tân Cương –xã Thắng Cương Thôn Tân Cương, Thắng Cương, Thắng Lợi Hạ, Thắng Lợi Thượng – xã Thắng Cương TK5 – thị trấn Neo Địa ch

300 m 3/ngày đêm 150 m3/ngày đêm 150 m 3/ngày đêm 151 m3/ngày đêm 150 m3/ngày đêm 700 m3/ngày đêm 100 m3/ngày đêm 120 m3/ngày đêm 150 m 3/ngày đêm 100 m 3/ngày đêm Công suát

2009 2004 2002 2001 2002 2009 1998 2001 2012 1997 Thi gianđưa vàosử dng

4478 140 315 1300 640 150 670 178 140 215 730 Số hdânsửdng

110 409 1439 760 150 1610 178 86 215 1600 Tổng số hn

5 6,1 6 4,5 4 4,5 5 5 5 7 Lưng nưc sử dng bìnhquân(m 3/hộ/tháng)

127,27 77,02 90,34 84,21 100,00 41,61 100,00 162,79 100,00 45,63 % số hnđưc sdụng nưc

4.000 đ/m 3 3.000 đ/m3 5.000 đ/m3 3.000 đ/m3 3.000 đ/m3 5.000 đ/m3 4.500 đ/m3 5.000 đ/m3 6.500 đ/m3 6.000 đ/m 3 G thànhđến các hn sửdng

Khai thácnước mặt sông LụcNam Khai thácnước mặt sông Cầu Khai thácnước ngầm Khai thácnước ngầm Khai thácnước ngầm Khai thácnước mặt sông Thương Khai thácnước mặt sông Cầu Khai thácnước mặt sông Cầu Khai thácnước mặt sông Cầu Khai thácnước ngầm Ghi chú

3.3.3.2. Nước thải

Nước thải trên địa bàn huyện chưa có hệ thống xử lý, nước trực tiếp thải ra môi trường và chủ yếu là thải xuống các cống rãnh, kênh mương.

3.3.4. Công tác quản lý môi trường không khí và tiếng ồn

Hiện công tác quản lý môi trường không khí và tiếng ồn tại huyện vẫn chưa có được sự quan tâm.

3.3.5. Các hoạt động cổ động, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường

Tại các xã, thị trấn cán bộ địa phương đã kêu gọi mọi người vứt rác đúng nơi quy định và nộp lệ phí cho việc thu gom rác được hoàn thành đầy đủ.

3.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của cơ quan quản lý và

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện yên dũng – tỉnh bắc giang (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w