Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của cơ quan quản lý và BVMT

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện yên dũng – tỉnh bắc giang (Trang 56 - 61)

3.4.1. Thuận lợi, khó khăn 3.4.1.1. Thuận lợi

Đã được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, được quan tâm đầu tư kinh phí cho công tác BVMT.

Bảng 3.9. Đầu tư và sử dụng kinh phí cho công tác BVMT

Năm Tên dự án /nhiệm vụ

Kinh phí đầu tư (triệu

đồng)

Cơ quan/tổ chức đầu

mối

Đơn vị quản lý

Tình hình thực hiện

Đánh giá hiệu quả/đề

xuất 2009 Quản lý BVMT 839.000.000 UBND

huyện

Phòng TC-

KH

Giải ngân 100%

Kịp thời, đảm bảo thực thi công việc đúng theo quy định 2010 Quản lý BVMT 839.000.000 UBND

huyện

Phòng TC-

KH

Giải ngân 100%

2011 Quản lý BVMT 1.763.000.000 UBND huyện

Phòng TC-

KH

Giải ngân 100%

2012 Quản lý BVMT 1.923.300.000 UBND huyện

Phòng TNMT

Giải ngân 100%

2013 Quản lý BVMT 1.924.000.000 UBND huyện

Phòng TNMT

Giải ngân

100%

Trên địa bàn huyện đã xây dựng được một số bãi rác tập trung ở một số xã như Lão Hộ, Xuân Phú, Lãng Sơn… Đã xây dựng được các bể chứa rác đối với cỏc hộ dõn cư trong ngừ, cú cỏc cỏn bộ thụn chuyờn phụ trỏch việc thu gom rác, khoảng 2-3 ngày sẽ thu gom một lần tới bãi rác. Đối với hộ dân cư ngoài mặt đường thì hàng ngày vào buổi chiều tối có các xe đi thu gom rác.

Huyện đã xây dựng được một lò đốt rác tại thị trấn Neo với tổng diện tich 4.300 m2 đã có thể giải quyết được vấn đề ứ đọng rác thải gây ô nhiễm môi trường tại các bãi chứa rác, giảm được mùi hôi thối.

Bên cạnh đó thì cũng đã có những sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về BVMT.

3.4.1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện công tác BVMT Công tác tuyên truyền về thực hiện Luật BVMT của huyện chưa được thường xuyên, liên tục. Một số cấp ủy, chính quyền còn coi nhẹ công tác BVMT, các doanh nghiệp còn vi phạm nhiều trong công tác BVMT, chưa đầu tư nhiều cho hệ thống xử lý chất thải dẫn đến việc ô nhiễm môi trường và khiếu kiện trong nhân dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, liên tục nên một số địa phương vẫn còn để tình trạng vứt rác bừa bãi ven đường, ven bờ đê, mặc dù đã được nhắc nhở, đôn đốc, xử lý nhiều lần nhưng tình trạng vứt rác thải bừa bãi vẫn còn tồn tại ở một số xã/thị trấn trên địa bàn huyện như Cảnh Thụy, Tân Tiến, Tân Mỹ, thị trấn Tân Dân.

Một số xã, thị trấn chưa tập trung nguồn kinh phí để chi cho công tác BVMT như đầu tư kinh phí xây dựng bãi rác thải tập trung, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng bãi xử lý rác thải sinh hoạt dẫn đến tình trạng vứt rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra.

Nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, khi triển khai các mô hình BVMT còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí chi trả cho cán bộ làm công tác VSMT còn thấp dẫn đến một số địa phương còn ách tắc trong việc thực hiện

dọn VSMT, chậm làm VSMT nên một số bể rác các thôn còn tình trạng đầy, có mùi hôi mà chưa được thu gom, vận chuyển đi xử lý.

Cán bộ tham gia làm công tác QLMT ở cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến một số đơn vị còn xem nhẹ và buông xuôi công tác BVMT.

3.4.2. Một số giải pháp

3.4.2.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và điều kiện thực tiễn của huyện.

Nâng cao năng lực, tính chủ động trong công tác tham mưu, quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đảm bảo các điều kiện cho các đơn vị quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ; chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trong nghành, nhất là cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm túc.

Làm tốt công tác xây dựng, quản lý quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường; chú trọng xây dựng năng lực ứng phó sự cố môi trường; thực hiện nghiêm túc bản cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định của Nghị quyết số 29/2011/NĐ-CP ngày 14/04/2011 của Chính phủ, không cấp phép, đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bảo vệ môi trường.

3.4.2.2. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT

Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên, nhân dân và doanh nghiệp về công

tác BVMT. Xây dựng các chương truyền thông, các chuyên mục, phóng sự thông qua các phương tiện thong tin đại chúng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT của người dân, của toàn xã hội.

Xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn môi trường phù hợp với Chương trình xây dựng nông thôn mới; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng của xã, thị trấn, hộ gia đình văn hóa.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh; phổ biến, hướng dẫn các kiến thức về môi trường và BVMT một cách khoa học cho cộng đồng dân cư; khuyến khích các đoàn thể, tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác BVMT cho người dân.

3.4.2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động BVMT.

Nâng cao vai trò của các Đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT. Tăng cường giám sát, đưa BVMT vào nội dung hoạt động của các khu dân cư trong cộng đồng.

Khai thác tối đa các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác BVMT. Phát hiện, xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT. Đưa nội dung BVMT vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và vào tiêu chuẩn thi đua khen thưởng.

3.4.2.4. Giải pháp hài hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT

Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng phương pháp khoa học, ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng chon lấp. Chấm dứt việc đổ rác thải không đúng nơi quy định và xả chất thải, nước thải chưa xử lý theo quy chuẩn môi trường vào môi trường tiếp nhận.

Quan tâm coi trọng công tác BVMT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Chú trọng BVMT các làng nghề bằng biện pháp cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc quy hoạch các khu làng nghề với hệ thống kết cấu hạ tầng đạt quy chuẩn môi trường.

3.4.2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường

Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ mới về BVMT, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải. Phối hợp với các trung tâm, cơ quan của Trung ương đóng trên địa bàn nghiên cứu, đào tạo nhân lực về BVMT, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học, đưa ra các sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế cao thuộc lĩnh vực xử lý môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện yên dũng – tỉnh bắc giang (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w