Chương II: Kinh nghiệm sử dụng ISO 14000 tại các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam
I. Giới thiệu chung về ngành cơ khí ở Việt Nam 1. Hiện trạng sản xuất
Ngành cơ khí chiếm gần 11% tổng vốn đầu tư, 8,4% lực lượng lao động toàn ngành công nghiệp.Tốc độ tăng trưởng chung về giá trị sản xuất công nghiệp của ngành cơ khí trong giai đoạn 1995-2000 là 21,4%/năm. Trong giai đoạn này, tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước liên tục giảm từ 70% năm 1995
xuống còn 50% năm 2000 trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 30% lên 45%.
Phần lớn các nhà máy là cơ khí sửa chữa, số lượng nhà máy chế tạo không nhiều. Hầu hết các nhà máy đều không có thiết kế ban đầu theo một mục tiờu sản phẩm rừ ràng. Thiết bị mỏy múc của ngành được thừa hưởng một cách thiếu hoàn chỉnh của Liên Xô. Phần lớn các nhà máy cơ khí sản xuất theo công nghệ khép kín, chưa có những nhà máy công nghệ hiện đại làm trung tâm cho việc chuyên môn hóa-hợp tác hóa. Ngành cơ khí ở nước ta còn chậm phát triển, hầu hết các cơ sở sản xuất cơ khí sản xuất trong điều kiện khó khăn về vốn, công nghệ và thiết bị lạc hậu, Ýt có khả năng cạnh tranh. Có hai tổng công ty cơ khí thuộc sự quản lý của Bộ công nghiệp là Tổng Công Ty máy – Thiết bị công nghiệp và Tổng Công Ty máy Máy Động Lực và máy nông nghiệp.
2. Hiện trạng môI trường:
a.Hiện trạng khí thải
Các đơn vị sản xuất cơ khí thải ra môi trường các chất khí thải nh : CO, CO2, NH3, SO2, NO2, NOx, hơi khí độc, hơi acid, HC… Một số nhà máy trong thành phần khí thải còn chứa các khí hữu cơ, bụi sơn, bụi đá mài, lò rèn…sinh ra trong quá trình vận hành lò rèn, sơn, hàn, nhiệt luyện, đúc gang, foam.
Lượng khí thải ra môi trường với số lượng lớn, chiều cao nguồn thải từ 9 – 35 m, nhiệt độ khí thải trung bình là 800C. Đường kính ống khói trung bình khoảng 0,5m. Chỉ các doanh nghiệp lớn là có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường, như Công ty cơ khí hoá chất Hà Bắc có hệ thống lắng bụi và quạt hút, Công ty cơ khí Duyên Hải có hệ thống hút bụi xyclon…
còn lại hầu như các cơ sở sản xuất đều không có hệ thống xử lý khí thải . Bảng 4. Số liệu nguồn thảỉ Công ty Liên doanh sản xuất phụ tùng xe gắn máy
STT Loại nguồn Lượng Chiều cao Đường kính Thành phần
thải thải m3/h
nguồn thải ống khói khí thải
1 Lò nhôm 400 12m 0.05m SO2, NO2, HC
2 Sơn 600 12m 0.07m SO2, NO2, HC
3 Mạ 400 12m 0.05m SO2, NO2,
HC, hơi acid
4 Hàn 600 12m 0.07m SO2, NO2, HC
5 Foam 40 12m 0.07m SO2, NO2, HC
Nguồn: Báo cáo điều tra công nghệ môi trường công nghiệp
Vụ quản lý Công nghệ và chất lượng sản phẩm, Bộ Công nghiệp.
b. Hiện trạng nước thải:
Vấn đề chính đối với vấn đề nước thải của ngành cơ khí là nước thải mạ có chứa các kim loại nặng độc hại. Ngoài ra còn có nước thải chứa acid, kiềm hoặc dầu mỡ từ các qúa trình sản xuất.
Tuy nhiên vấn đề này chưa được xử lý thoả đáng trong ngành cơ khí.
Hầu hết các cơ sở cơ khí trong nước hoặc không xử lý nước thải mạ hoặc có xử lý nhưng lại xử lý một cách đơn giản và không xử lý được các chất ô nhiễm chính. Các biện pháp nếu có thường được sử dụng chỉ là trung hoà hoặc lắng, hãn hữu có trường hợp có nước thải được xử lý theo dịch vụ.
Nước thải của ngành này được hình thành từ các khâu làm nguội khí lò cao, khuôn, rửa xỉ, tuyển quặng, và từ các lò luyện cốc…. Nước thải từ các khâu này có chứa các chất rắn lơ lửng, các hợp chất lưu huỳnh (SO2, H2S,H2SO4…), flo, asen, các hợp chất hữu cơ như phênol, naphtalen và các loại dầu mỡ. . Nước thải ngành này có thể chia thành 2 nhóm chính là nước thải từ các nhà máy có phân xưởng mạ và từ các cơ sở sản xuất không có phân xưởng mạ.
ở các cơ sở sản xuất có phân xưởng mạ, vấn đề lớn nhất là nước thải có chứa kim loại nặng như CN, Cd, Cr… thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Vì vậy, tất nhiên cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho các phân xưởng này. Bảng 5 thể hiện loại nước thảI và hệ thống xử lý ở một vài công ty
Bảng 5. Hệ thống xử lý ở một số công ty cơ khí:
TT Tên công ty Loại nước thải Hệ thống xử lý 1 Công cụ cơ khí
xuất khẩu
Nước thải mạ, Cu, Ni, Cr, Zn
Có hệ thống xử lý nước thải, nước thải ra không đạt yêu cầu về Cu và Ni 2 Cơ khí Hà Nội Không có nước thải
mạ
Không cần xử lý nước thải công nghiệp
3 Cơ khí Quang Trung
Không có nước thải mạ
4 Công ty Cơ khí chính xác số i
Không có nước thải mạ
5 Thiết bị Đo lường và Dụng cụ Cắt gọt
Nước thải mạ, Cr, Ni Xử lý trung hoà, không đạt tiêu chuẩn
6 Liên doanh chế tạo Biến thế ABB
Không có nước thải công nghiệp
7 Động Cơ Sông Công
Nước thải mạ, Cu, Ni, Cr, Zn
Có hệ thống xử lý nước thải Liên Xô nhưng không xử dụng
8 Phụ tùng Cơ khí số I
Nước thải mạ, Cr. Xử lý trung hoà 9 Cơ khí Hồng Gai Nước thải từ rửa xe Không được xử lý 10 Bơm Hải Dương Không có nước thải
thường xuyên 11 Đá Mài Hải
Dương
Nước thải acid H2SO4 Bể lắng 12 Máy và Thiết bị
Hoá chất
Không có nước thải công nghiệp
13 Thiết bị dệt Thủ Đức
Nước thải mạ, Cr, Ni, Zn, Cu, Ag, Au
Không có hệ thống xử lý
14 Thiết bị Điện tử Nước thải acid H2SO4 Nước thải được xử lý
theo dịch vụ 15 VINAPRO Không có nước thải
công nghiệp 16 Dây Cáp điện Việt
Nam
Không có nước thải công nghiệp
17 Chế tạo Thanh Luân
Nước thải mạ, Ni, Cu, Cr, Zn
Lắng tự nhiên, không đạt tiêu chuẩn cho phép 18 VINASTAR Nước thải sơn Hệ thống xử lý bùn hoạt
tính hoạt động tốt 19 Máy kéo và Máy
Nông nghiệp
Nước thải mạ, Cu, Ni, Cr, Zn.
Lắng và trung hoà, không đạt tiêu chuẩn 20 Trung tâm quân
khí
Nước thải mạ, Cu, Cr, Ni, Au
Lắng và trung hoà, không đạt tiêu chuẩn 21 Phụ tùng tiêu
chuẩn Từ Sơn
Nước thải mạ, Zn, Ni, Cr
Lắng và trung hoà Không đạt tiêu chuẩn 22 Thanh bình Nước thải mạ, Zn, Cu,
Ni, Cr.
Không xử lý 23 Liên doanh sản
xuất
sản phẩm mạ kẽm- Đồng Nai
Nước thải mạ chứa NH4, Cl-, Zn, Fe, BOD, COD
Không xử lý
24 Công ty TNHH YNG HUA Việt Nam
Nước thải chứa BOD, COD, Cr 6+ (mạ), SS, Dầu mỡ, E. Coli
Không xử lý
Nguồn: Bộ Công Nghiệp
Từ các bảng trên có thể thấy hầu hết các cở cơ khí liệt kê trên đây có đặc điểm chung là chưa xử lý triệt để vấn đề nước thải, các cơ sở này hoặc không xử lý nước thải, hoặc có xử lý nhưng chỉ là lắng sơ bộ. Về cơ bản biện pháp này không giải quyết được lượng lớn chất ô nhiễm có trong nước thải.
Do đo vấn đề chưa được giải quyết triệt để
c. Hiện trạng chất thải rắn
Theo số liệu thống kê của 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm 15%- 26% tổng chất thải rắn thành phố. Trong chất thải rắn công nghiệp có khoảng 35%- 14% mang tính nguy hại, trong đó cơ khí chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong ngành công nghiệp.
Chất thải rắn phát sinh từ quá trình gia công cơ khí, từ công đoạn đánh bóng, từ công đoạn mạ, tẩy gỉ, từ quá trình xử lý nước thải và từ sinh hoạt.
Các chất thải độc hại từ các hoạt động cơ khí gần nh không được xử lý trước khi xả ra bãi chôn lấp. Cặn bùn từ các trạm xử lý nước thải hoặc từ hệ thống cống thoát nước của các xí nghiệp cơ khí chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng, chất độc trong quá trình sản xuất như chì, axit, các chất thải chứa dầu và các chất vô cơ độc hại cũng không được xử lý theo các phương thức hợp lí.
II.Những mặt ưu việt của việc sử dụng ISO 14000 trong các doanh