Thực trạng sự quan tâm đến vấn đề sử dụng năng lượng trong thiết kế nhà ở tại Hà Nội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ Ở DÙNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ TÁI TẠO TẠI HÀ NỘI (Trang 25 - 28)

1.3.3 Sự phát triển nhà ở sử dụng năng lượng tái tạo trong nhà ở thấp tầng tại Hà Nội

1.3.3.1 Thực trạng sự quan tâm đến vấn đề sử dụng năng lượng trong thiết kế nhà ở tại Hà Nội

Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn trong 30 năm trở lại đây luôn tồn tại hai xu hướng trái ngược nhau, một bên là xu hướng kiến trúc gắn bó với khí hậu, hiệu quả về mặt năng lượng, ngược lại một bên nghiên cứu kiến trúc hiện đại thế giới xong lại thiếu sự cân nhắc chọn lựa cho thích hợp với điều kiện Việt Nam.

Xu hướng kiến trúc gắn bó với khí hậu, hiệu quả về mặt năng lượng

Hình 1-14. Biểu đồ thống kê nhà ở

Trước hết phải kể đến nhà khoa học về vật lý xây dựng, kĩ thuật môi trường và vệ sinh lao động. Tất cả các bài toán kĩ thuật trong điều hòa khí hậu trong phòng cho đến tính toán thích nghi cảm giác nhiệt của con người...đã được nghiên cứu khá kĩ lưỡng song là vấn đề khoa học nên áp dụng vào giải quyết vấn đề cụ thể. Các bài toán trong lĩnh vực này rất phức tạp. Làm chủ được vấn đề học thuật nói trên đối với các KTS sáng tác không phải dễ dàng nên có lúc họ đã bỏ qua. Nhằm đơn giản hóa những vấn đề học thuật nói trên và đưa chúng áp dụng vào thực tế kiến trúc đã rất nhiều đề tài nghiên cứu, luận án nghiên cứu sâu các đề tài về khí hậu và kiến trúc. Tuy nhiên các kết quả này chưa trở thành tài sản chung của các kiến trúc sư thông qua giáo trình chính thống, giảng dạy trong các trường kiến trúc xây dựng, cũng như chưa phổ biến trong các cơ quan nghiên cứu, thiết kế về kiến trúc xây dựng. Cho nên các thành tựu nghiên cứu của thế giới và trong nước về lĩnh vực này chưa được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cũng đã có một số công trình giải quyết tốt mối quan hệ giữa khí hậu và kiến trúc. Khảo sát vấn đề này trên cả nước cho thấy kiến trỳc gắn với khớ hậu ở miền Nam rừ nột hơn, cụ thể mỏi nhà làm hai lớp có tầng không khí đối lưu ở giữa thuận lợi cho thoát nước mưa, chống thấm và đặc biệt là cách nhiệt. Để đảm bảo che nắng, thông gió, người ta đã sử dụng các loại kết cấu che nắng ngang, che nắng đứng, che nắng hỗn hợp, các loại chớp lớn nhỏ, các loại hoa một cách hợp lý phong phú vừa đảm bảo yêu cầu sử dụng vừa đảm bảo mỹ quan công trình. Các loại cửa thì thoáng rộng, sử dụng nhiều loại chớp thích hợp để tận dụng gió mát vào nhà về mùa hè đảm bảo hệ số thoáng cao tạo nên môi trường kiến trúc tốt cho mọi người.

Nhưng do chưa nắm vững một cách có hệ thống cơ sở khoa học trong mối quan hệ giữa kiến trúc và khí hậu, kiến trúc hiệu quả năng lượng nên nhiều giải pháp kiến trúc chưa đạt được các yêu cầu cụ thể, giải quyết thấu đáo để

đem lại hiệu quả cao trong việc tận dụng tối đa các mặt tích cực của khí hậu và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực vào công trình kiến trúc.

Xu hướng kiến trúc tách rời khí hậu không hoặc ít có hiệu quả về mặt năng lượng

Trong những năm gần đây xuất phát từ sự ngộ nhận rằng khoa học công nghệ hiện đại phát triển làm cho kiến trúc không lệ thuộc vào thiên nhiên. Có thể sáng tạo kiến trúc với bất kì hình thù nào mà không cần điếm xỉa đến thiên nhiên, sự du nhập ồ ạt các kiểu kiến trúc thế giới vào Việt Nam đã để lại hậu quả tiêu cực với các vấn đề đang tồn tại như:

- Tường nhà phần lớn rất dày theo mô hình nhà đóng kín để sưởi ấm ở Châu Âu khi áp dụng vào Việt Nam trở thành hầm chứa nhiệt vào mùa hè, lại phải dùng điều hòa suốt ngày đêm rất tốn năng lượng.

- Điều quan tâm là khuynh hướng thiết kế công trình kiến trúc lạm dụng mảng kính lớn đang thịnh hành tại các đô thị. Đây là trào lưu chạy theo kiến trúc hiện đại Châu Âu mà bỏ qua những nghiên cứu, giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và khí hậu Việt Nam. Những bất hợp lý trong các giải thiết kế công trình, đặc biệt là phần vỏ bao che cách nhiệt kém và lắp đặt thiết bị không hợp lý đã làm thất thoát nguồn nặng lượng sử dụng trong công trình xây dựng từ 20-30% không tận dụng được việc tổ chức thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.

- Vấn đề cách nhiệt như sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách nhiệt cho mái, tường ngoài, cửa sổ, cửa đi, tường ngăn...chưa được quan tâm từ khâu thiết kế đến đầu tư xây dựng. Các tiêu chuẩn thiết kế TCVN và TCXD đều chưa có các điều khoản cụ thể quy định về sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo trong nhà ở thấp tầng. [20]

1.3.3.2 Rào cản và tính ưu việt của thiết kế kiến trúc sử dụng năng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ Ở DÙNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ TÁI TẠO TẠI HÀ NỘI (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w