3.1.1.1. Nguyên tắc thiết kế:
+ Giải quyết tốt thông gió tự nhiên trong quy hoạch nhóm nhà ở thấp tầng bao gồm các nguyên tắc sau:
- Cần nghiên cứu quỹ đạo mặt trời để định hướng công trình để giảm thiểu bức xạ mặt trời lên công trình vào mùa hè.
- Xác định khoảng cách giữa các công trình hợp lý để vừa thỏa mãn yêu cầu kinh tế, vừa thỏa mãn yêu cầu sử dụng, đảm bảo về mặt thông gió.
- Nên tổ chức mặt bằng các công trình theo kiểu cài răng lược song song với góc độ gió thổi, với cách bố trí này việc thông gió sẽ đạt hiệu quả cao.
- Lợi dụng mạng lưới giao thông làm đường thông gió.
- Bố trí ao, hồ đầu hướng gió để tạo gió mát.
- Khai thác các kinh nghiệm truyền thống trong tổ chức sân trong, ao trong mỗi căn hộ để tạo vi khí hậu tốt nhất.
- Tận dụng đặc điểm vị trí xây dựng tổ chức các không gian đều có thể đón gió mát (sapodila house)
-Thiết kế hướng và vị trí công trình kết hợp với đặc điểm khu đất tạo hiệu quả thông gió.
- Bố trí cây xanh trong quy hoạch nhà ở thấp tầng nên dựa trên các cơ sở như: che nắng cho công trình, giảm bức xạ có hại, tọa bóng mát, giảm nhiệt độ cho công trình, không cản gió mát vào mùa hè và chắn gió lạnh vào mùa đông [23]
- Những mặt có hướng gió mát như nam, đông nam nên trồng cây có tán lá cao hớn để không cản gió và ngược lại với phía bắc và đông bắc.
3.1.1.2. Giải pháp quy hoạch:
Nếu như có giải pháp thiết kế quy hoạch, cây xanh khoảng trống tốt sẽ:
- Giảm năng lượng tiêu thụ để làm lạnh vào mùa hè và làm sưởi ấm vào mùa đông.
- Giảm thiểu tác động của gió lạnh mùa đông và nắng mùa hè - Kiểm soát được tiếng ồn và ô nhiễm không khí
Các giải pháp thiết kế quy hoạch, không gian và khoảng trống:
• Giải pháp bố cục hợp khối và tổ chức không gian:
Bố cục các công trình quan trọng trong sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ngược lại. Bằng vị trí của mình, công trình gây ra vận tốc và cấu trúc chuyển động khí đặc trưng khi chúng đi lệch xung quanh nó. Không gian giữa các tòa nhà tác động lên luồng không khí di chuyển dọc theo mặt đất thành những dải hẹp. do đó những công trình nối tiếp nhau không nhận được gió đáng kể. vậy giải pháp bố cục hợp khối tốt nhất là :
- Tổ hợp hình khối công trình để không tạo cản trở gió lưu thông khu vực và gây hiệu ứng gió quẩn, hạn chế tối thiểu bức xạ nhiệt thu nhiệt và đón gió tối đa về mùa hè. Giảm tối đa gió lạnh làm thất thoát nhiệt về mùa hè.
- Sử dụng sân vườn cho mỗi công trình phía nam hoặc đông nam có hướng gió vào mùa hè tốt.
Hình 3-1. Giải pháp bố cục xen kẽ sân trong trong nhà ở ghép hộ. [23]
- Hướng công trình là nam hoặc đông nam để giảm thiểu bức xạ nhiệt nhưng chiếu sáng tự nhiên tốt nhất để giảm tiêu thụ năng lượng chiếu sáng ban ngày. [23]
- Giải pháp bố cục , hướng mặt tiền công trình đón gió đông nam hoặc nam -Giải pháp bố cục kiểu cài răng lược
-Giải pháp bố cục xem kẽ sân trong nhà ghép hộ
• Giải pháp sử dụng các yếu tố cây xanh mặt nước:
- Sử dụng yếu tố cây xanh:
o Sử dụng cây xanh để tạo bóng đổ ngoài nhà nhưng cần cho ánh nắng mặt trời xuyên qua vào mùa đông.
o Lựa chon cây xanh thích hợp để đáp ứng mục đích cải thiện vi khí hậu.
- Giảm sự phản xạ nhiệt và nhiệt độ trên mặt đất.
o Sử dụng bề mặt phản xa nhiệt thấp như thảm cỏ, cây bụi…
Hình 3-2. Tạo không gian sân trong và trồng cây xanh cho công trình
o Tránh bố trí sân rộng trong quy hoạch khu nhà, đặc biệt là phía cửa sổ hướng nam và đông nam.
o Kết hợp mặt nước và cây xanh, để làm mát, tạo sự chênh lệch áp suất không khí, tạo luồng gió mát vào nhà, giảm phản xạ nhiệt.
o Sử dụng bóng mát của cây.
a) Cây có tán cao rông; b) cây có tán hình trụ tròn;
c) phối hợp giữa cây thấp và cây cao - Điều khiển gió.
o Bố trí cản gió lạnh tốt nhất khi vuông góc với hướng gió.
o Bố trí cây xanh trong tổng thể hợp lý để ngăn gió lạnh vào mùa đông và tăng cường gió mát vào mùa hè.
Hình 3-3. Cách bố trí cây trước nhà
o Bố trí hàng rào cạnh nhà có thể tạo bóng đổ cách nhiệt cho tường.