Một số đề suất ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo vào trong nhà lô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ Ở DÙNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ TÁI TẠO TẠI HÀ NỘI (Trang 90 - 99)

Chúng ta thấy rằng việc sử dụng năng lượng tái tạo trong đời sống ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nó nhằm giải quyết rất nhiều vấn đề bức xúc hiện nay như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu chi phí sản xuất điện, đảm bảo một cuộc sống tiện nghi cho mọi người.

Đối với mặt bằng nhà Lô thi không có gì thay đổi nhiều:

+ Thứ nhất là hệ thống kỹ thuật, + Thứ hai là bố trí mặt tiền.

Bố trí hệ thống lưu trữ và hoạt động ngay dưới chân cầu thang làm giảm diện tớch, và khụng ảnh hưởng tới mỹ quan. Điều thay đổi rừ nột nhất là hệ thống kỹ thuật được mở rộng hơn rất nhiều so với hộp kỹ thuật trước.

Hình 3-29. Mặt bằng tầng 1 nhà lô ứng dụng năng lượng tái tạo

Hộp kỹ thuật là nơi chứa hệ thống địa nhiệt và năng lượng mặt trời. Và các đường ống khác.

Ngoài ra dưới chân cầu thang chúng ta có thể bố trí các thiết bị công nghệ, và cũng là nơi tích trữ năng lượng do các công nghệ cung cấp.

Hộp kỹ thuật

Hình 3-30. Mặt bằng tầng 2,3 nhà lô ứng dụng năng lượng tái tạo

Đối với mặt bằng tầng 2 và 3 thì sử dụng lam chắn nắng có sử dụng công nghệ pin năng lượng mặt trời.

Việc này giúp cho ngôi nhà giảm được nắng chiếu trực tiếp vào nhà, và cũng làm cho hình thức mặt đứng phong phú và hiệu quả hơn.

Hộp kỹ thuật Lam chắn năng

lượng mặt trời

Lam chắn năng

lượng mặt trời Hộp kỹ thuật

Hình 3-31. Mặt bằng tầng 4 nhà lô ứng dụng năng lượng tái tạo

Trên mái chúng ta bố trí những giàn pin năng lượng mặt trời, hoặc panel đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, hoặc tuabin điện bằng năng lượng gió sử dụng cho những ngày mưa, tốc độ gió lớn và thiếu ánh sáng mặt trời.

Hình 3-32. Mô hình tuabin gió có thể tạo ra điện trong điều kiện tốc độ gió thấp ( nguồn: internet)

Hộp kỹ thuật

Hình 3-33. Mô hình nhà lô sử dụng năng lượng mặt trời, địa nhiệt, và năng lượng gió.

94

Hình 3-34. Những nhà sử dụng lam chắn nắng tạo cho mặt đứng một độc đáo riêng,và tạo khá nhiều ấn tượng.(hình ảnh sưu tầm)

PHẦN B: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Đề tài nêu ra những vấn đề chính sau:

• Áp dụng năng lượng tự nhiên và năng lượng tái tạo mang tính chiến lược toàn cầu trong việc sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

• Các yếu tố tiêu thụ năng lượng cần quan tâm trong kiến trúc nhà ở thấp tầng. Các vấn đề ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm:

năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, biogas.

• Từ phân tích, đánh giá trên đồng thời dựa trên những kinh nghiệm truyền thống và Quốc tế để chỉ ra rằng: việc thiết kế sử dụng vận hành ngôi nhà một cách hợp lý, khoa học và tiện nghi là rất quan trọng, cần phải được nghiêm túc quan tâm.

• Căn cứ các nghiên cứu trên, đề tài đưa ra quan niệm về nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tự nhiên và năng lượng tái tạo.

• Đáp ứng các tiêu chí của thiết kế thụ động, hướng tới nhà ở tiêu thụ năng lượng thấp (Low energy building) , lấy giải pháp thiết kế truyền thống làm tiền đề.

• Sự kết hợp hài hòa giữa thiết kế thụ động và chủ động trong đó thiết kế thụ động là thế mạnh, chỉ thực sự sử dụng thiết kế chủ động khi cần thiết.

Đề tài đưa ra các giải pháp chung thiết kế kiến trúc hiệu quả năng lượng dựa trên hai mức độ:

- Những nguyên tắc thiết kế được phát triển dựa trên những nguyên tắc thiết kế truyền thống

- Sử dụng công nghệ sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch cho hoạt động của căn nhà (trang thiết bị).

Căn cứ vào các giải pháp chung đề tài đưa ra các giải pháp chi tiết thiết kế thụ động, chủ động. Các giải pháp kiến trúc đề tài nhằm tìm những cách đơn giản nhất tối ưu hóa hiệu suất sử dụng năng lượng mà không nhất thiết phải cần đến những công nghệ quá cao để giảm bớt năng lượng tiêu thụ trong nhà ở thấp tầng, trong đó chú trọng những giải pháp thiết kế thụ động hiệu quả ít tốn kém.

• Bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến một vấn đề hết sức nhạy cảm hiện nay, đó là nguồn năng lượng tự nhiên sẵn có. Chúng ta có thể ứng dụng những công nghệ từ đơn giản đến phức tạp để tạo nên một cuộc sống tiện nghi, phù hợp với từng đối tượng sử dụng.

KIẾN NGHỊ

• Cần sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn cụ thể về kiến trúc sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo trong nhà ở thấp tầng trong giai đoạn phát triển hiện nay cũng như trong tương lai, theo định hướng phát triển chung của quốc gia đối với kiến trúc bền vững nói chung và kiến trúc sử dụng năng lượng tự nhiên và năng lượng tái tạo nói riêng.

• Đưa việc thiết kế kiến trúc nhà ở sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo trở thành một phần trong nội dung giáo trình giảng dạy và nghiên cứu.

• Cần nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn nhà ở mẫu, cũng như các thiết bị kỹ thuật vì lợi ích giảm tiêu thụ năng lượng được tạo bởi năng lượng truyền thống, không ảnh hưởng đến môi trường địa điểm xây dựng, giảm chi phí xây dựng, linh hoạt, khả năng thay thế, tái sử dụng cao.

• Cần có những chính sách hỗ trợ cho việc ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo, nhằm kích thích sự quan tâm cũng như nhận thức về tâm quan trọng của năng lượng tự nhiên và tái tạo trong tương lai.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ Ở DÙNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ TÁI TẠO TẠI HÀ NỘI (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w