2.2.1. Khái quát về hoạt động cho vay tại ngân hàng 2.2.1.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay
a) Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả như đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
b) Điều kiện cho vay
- Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay thao quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNo&PTNT huyện.
c) Mức cho vay
Căn cứ vào các yếu tố:
- Vốn tự có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phải chứng minh bằng giấy tờ có xác nhận của cơ quan Nhà nước rằng người vay vốn có tài sản đảm bảo nợ hoặc được bảo lãnh.
- Tổng nhu cầu xin vay, nếu vượt quá khả năng hoàn trả và giá trị tài sản đảm bảo thì cán bộ tín dụng cần xem xét tỉ mỉ cẩn thận để tránh rủi ro.
- Nguồn vốn hiện có của ngân hàng.
Mức cho vay theo quy định sau:
- Nếu cho vay không có tài sản đảm bảo thì: NH sẽ cho vay theo mức.
Mức tiền cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác - Nếu có tài sản đảm bảo thì:
+ Đối với tài sản thế chấp được vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản.
+ Tài sản cầm cố do ngân hàng giữ thì được vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản.
d) Lãi suất cho vay
Mức lãi suất tại NHNo&PTNT huyện Lý Nhân áp dụng theo lãi suất do ngân hàng nông nghiệp công bố theo từng thời kỳ.
2.2.1.2. Phương thức cho vay.
NHNo&PTNT huyện Lý Nhân áp dụng phương pháp cho vay trực tiếp và cho vay thông qua các tổ chức, tổ nhóm… đa dạng để đáp ứng nhu cầu vốn phong phú của khách hàng.
2.2.1.2.1. Cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất tại trụ sở ngân hàng a) Hồ sơ vay vốn
- Hồ sơ pháp lý: Các tài liệu chứng minh cho ngân hàng biết năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Hồ sơ vay vốn:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Phương án sản xuất kinh doanh.
+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định.
b) Quy trình cho vay
- CBTD tiến hành kiểm tra, thẩm định điều kiện vay vốn theo quy định.
Nếu được thì phát hồ sơ vay và có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ
sơ vay vốn.CBTD kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ rồi nộp lên trưởng phòng phê duyệt.
- Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập. Tiến hành xem xét, tái thẩm nếu cần thiết và trình giám đốc duyệt.
- Giám đốc kiểm tra lại hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình và quyết định cho vay hoặc không cho vay. Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết. Nếu cho vay thì khách hàng cầm toàn bộ hồ sơ đi công chứng ở chính quyền địa phương một lần nữa ( đối với cho vay có đảm bảo tài sản)
- Sau khi hoàn tất các khâu trên, nếu khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay thì bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán và giải ngân cho khách hàng.Cỏn bộ tớn dụng vào sổ theo dừi cho vay thu nợ.
- Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay, nhằm giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết cho đến khi thu hồi hết nợ.
- Quá trình thu nợ, thu lãi:
Trả lãi : Hàng tháng, hàng quý ( theo thoả thuận trong hộp đồng) khách hàng đem trực tiếp tới ngân hàng nộp.
Trả nợ : Phân kỳ hoặc cuối kỳ tuỳ thuộc vào quy định của ngân hàng.
- Xử lý kỷ luật tín dụng:
+ Đến kỳ trả nợ gốc và lãi mà khách hàng không trả được thì ngân hàng tiến hành chuyển toàn bộ số nợ gốc đó sang nợ quá hạn với kãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất vay.
+ Trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, bị chấm dứt cho vay… ngân hàng tiến hành thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.
c) Ưu điểm của phương pháp này.
- Ngân hàng kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ vay vốn, nắm được thực trạng của các hộ trước khi cho vay do đó quyết
định mức vốn cho vay phù hợp với năng lực quản lý và khả nảng tài chính của khách hàng.
- Có thể áp dụng được với tất cả các hộ vay vốn có mức vốn vay khác nhau.
- Kiểm tra chặt chẽ các món cho vay lớn do đó độ an toàn cao hơn.
d) Nhược điểm của phương pháp này.
- Do phải kiểm tra trực tiếp đến hộ vay vốn do đó nếu đến thời vụ, số hộ vay đông thì cán bộ ngân hàng không thể phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Dễ dẫn đến quá tải đối với CBTD do khối lượng công việc nhiều, dẫn đến chất lượng công việc không cao, dẫn đến nợ quá hạn tăng.
2.2.1.2.2. Cho vay trực tiếp thông qua tổ nhóm vay vốn.
a) Tổ vay vốn: do các thành viên là hộ gia đình, cá nhân tự nguyện thành lập có cùng mục đích kinh doanh cùng cư trú tại thôn xóm.
b) Trình tự thành lập tổ vay vốn:
- Thống nhất danh sách tổ viên, bầu trưởng nhóm.
- Đề ra quy ước hoạt động.
- Trình UBND xã xác nhận cho phép hoạt động.
c) Trách nhiệm và quyền hạn của của trưởng nhóm vay vốn.
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
- Lập danh sách tổ viên đề nghị ngân hàng cho vay.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn.
- Được ngân hàng chi trả hoa hồng căn cứ vào kết quả công việc hoàn thành.
d) Trách nhiệm của ngân hàng:
- Hướng dẫn khách hàng lập thủ tục vay và trả nợ.
- Thẩm định hồ sơ vay vốn.
- Thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi đến từng tổ viên.
- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của từng tổ viên.
e) Thủ tục vay:
- Tổ viên phải gửi cho tổ trưởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác theo quy định.
- Tổ trưởng nhận hồ sơ của tổ viên tổ chức bình xét nhu cầu vay vốn, sau đó tổng hợp danh sách tổ viên có đủ điều kiện vay vốn, đề nghị ngân hàng xét dưyệt cho vay.
- Từng tổ viên ký hợp đồng tín dụng trực tiếp với ngân hàng.
f) Quy trình cho vay:
- Cán bộ tín dụng nhận đơn xin vay và phương án vay vốn của các tổ viên, tiến hành thẩm định toàn bộ. Sau khi thống nhất với tổ trưởng số tiền xin vay của từng tổ viên, cán bộ tín dụng phát hồ sơ vay vốn cho các tổ viên và cùng tổ trưởng tiến hành hướng dẫn cho các tổ viên lập hồ sơ vay vốn.
- Hồ sơ được lập xong có đầy đủ chữ ký của người vay, người thừa kế và xác nhận của chính quyền địa phương, cán bộ tín dụng xét duyệt và trình trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng phê duyệt xong hồ sơ lại chuyển lên giám đốc phê duyệt. Được sự nhất trí của giám đốc hồ sơ được chuyển sang phòng kế toán.
- Ngân hàng và tổ nhóm thống nhất lịch giải ngân và thông báo cho tổ viên. Ngân hàng trực tiếp phát tiền vay đến từng tổ viên qua tổ lưu động gồm 3 cán bộ: một kế toán, một tín dụng và một thủ quỹ tại UBND xã.
- Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng cùng tổ trưởng tổ vay vốn tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ trả lãi đúng hạn.
- Thu nợ và thu lãi:
Ngân hàng và tổ vay vốn thống nhất lịch và địa điểm thu nợ, thu lãi.
Ngân hàng cử tổ lưu động trực tiếp xuống UBND xã để thu nợ. Nếu tổ viên trả nợ, trả lãi không đúng lịch phải trực tiếp đến ngân hàng để trả.
- Xử lý vi phạm:
Nếu đến hạn một thành viên nào đó chưa trả được nợ thì cả tổ nhóm có trách nhiệm bằng mọi biện pháp tương trợ để trả nợ ngân hàng.
Nếu tổ nhóm không giúp được thì buộc ngân hàng phải chuyển toàn bộ số nợ gốc sang nợ quá hạn, chịu mức lãi suất 150% lãi vay.
g) Ưu nhược điểm của cho vay qua tổ nhóm.
- Tạo điều kiện để ngân hàng phục vụ kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng yêu cầu vốn có tính thời vụ, thời điểm của khách hàng vì cùng một thời gian ngắn có thể phục vụ được nhiều khách hàng.
- Tăng sự giám sát, quản lý vốn trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng vì vừa chịu sự giám sát, kiểm tra của cán bộ tín dụng và vừa chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên của tổ trưởng tổ vay vốn. Giúp ngân hàng nắm bắt được nhiều thông tin của khách hàng do đó quản lý vốn an toàn vốn an toàn hơn.
- Giảm bớt sự quá tải cho cán bộ tín dụng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn đỡ phải mất công đi lại, chờ lâu khi làm thủ tục vay vốn, trả lãi và trả nợ.
- Tăng sự gắn bó với cộng đồng, trách nhiệm giữa các hội viên với tổ chức đoàn thể.
h) Nhược điểm cuả cho vay qua tổ nhóm.
- Chỉ phù hợp với những món vay nhỏ, các nhu cầu phá sinh cùng một lúc mang tính chất mùa vụ như vay chi phí cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chăn nuôi.
- Nếu quản lý không tốt sẽ xảy ra tình trạng tỏ trưởng thu nợ, lãi của các tổ viên sử dụng vào mục đích cá nhân mà không nộp vào ngân hàng gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình thu hồi vốn.
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Lý Nhân
2.2.2.1. Doanh số cho vay, thu nợ hộ sản xuất
Qua bảng số liệu 4 của doanh số cho vay của ngân hàng và tăng đều trong ba năm gần đây, thể hiện sự có cố gắng của ngân hàng trong việc mở rộng cho vay hộ sản xuất và vai trò của cho vay hộ sản xuất trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Bảng 4: Doanh số cho vay, thu nợ của Hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Lý Nhân năm 2011- 2013
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ
tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số
Tỷ trọ ng (%)
Doanh số
Tỷ trọ ng (%)
So với năm 2011
Doanh số
Tỷ trọ ng (%)
So với năm 2012
Mức tăng
Tốc độ tăng (%)
Mức tăng
Tốc độ tăn g (%) Tổng
DSC V
1.769,3 100 1.425,8 100 (343,5) (19,4) 1.858,1 100 432,3 30,3
DS CV HSX
1.576,5 89,1 1.221,9 85,7 (354,6) (22,5) 1.603,5 86,3 381,6 31,2 Tổng
DS thu nợ
1.703,8 100 1.291,4 100 (412,4) (24,2) 1.720,5 100 429,1 33,2
DS thu nợ HSX
1.518,1 89,1 1.101,5 85,3 (416,6) (27,4) 1.480 86,0 378,5 34,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011- 2013)
Năm 2012, doanh số cho vay hộ 1.221,9 tỷ đồng chiếm 85,7% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, giảm 354,6 tỷ so với năm 2011, mức giảm là 22,5%. Đến năm 2013, doanh số cho vay hộ tăng lên đạt 1.603,5 tỷ, chiếm 86,3% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, tăng 381,6tỷ so với năm 2012, tốc độ tăng là 31,2%.
Năm 2012 doanh số cho vay HSX giảm do ảnh hưởng của thiên tai,hạn hán,dịch bệnh khiến cho các hộ sản xuất bị thua lỗ,không trả nợ NH đúng hạn nên doanh số cho vay giảm.Đến năm 2013 do Chính phủ, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mới nhằm hỗ trợ sự phát triển của các hộ sản xuất và
cũng phải kể đến một phần đóng góp đáng kể của chính sách, chiến lược đúng đắn của ngân hàng, luôn lấy thị trường nông nghiệp nông thôn là trung tâm của chiến lược cho vay, không ngừng mở rộng và đa dạng hoá hình thức tiếp cận đối tượng vay. Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch ở Chợ Cầu, xã Bắc Lý thuộc huyện Lý Nhân để phát triển mạng lưới cho vay đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các xã ở xa không có điều kiện về Hội sở chính.
Cùng với việc phát triển mạng lưới, ngân hàng cũng quan tâm đến phương thức đưa nguồn vốn đến cho các hộ làm sao cho thuận tiện, kịp thời đáp ứng nhu cầu: cho vay trực tiếp hộ sản xuất, cho vay thông qua các tổ nhóm. Tốc độ tăng doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm, phản ánh sự hiệu quả trong công tác đầu tư vốn của ngân hàng cũng như sự phát triển về sản xuất của các hộ trên địa bàn. Việc hướng vào hộ sản xuất là đối tượng chủ yếu trong việc tăng doanh số cho vay và việc tất yếu bởi vì hoạt động chính của người dân ở đây vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, việc thực hiện nghiêm túc phương pháp khoán doanh số vay đến từng cán bộ tín dụng đã phát huy được hiệu quả tích cực, làm tăng năng suất và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng trong việc đẩy mạnh doanh số cho vay qua các năm.
Trong thời gian tới mục tiêu của ngân hàng là tiếp tục đẩy mạnh doanh số cho vay, thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới, giữ ổn định thị phần khách hàng truyền thống đi kèm với chất lượng tăng trên cơ sở nâng cao công tác thẩm định, chọn lọc, lựa chọn những phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả thực tiễn cao. Thực hiện tốt phương châm tăng trưởng đi kèm với chất lượng tín dụng, đó là điều kiện để NHNo&PTNT huyện Lý Nhân có thể tồn tại và phát triển.
Có hoạt động cho vay tất yếu phải có hoạt động thu nợ. Cho vay và thu nợ là hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh tiền tệ của ngân hàng.Nếu hoạt động thu nợ được thực hiện tốt sẽ làm tổng dư nợ giảm, khi đó vòng
quay vốn tín dụng tăng, tức là 1 đồng vốn tín dụng sẽ cho vay được nhiều lần hơn, số lần cho vay trên 1 đồng vốn tín dụng tăng thì lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tăng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng.
Cùng với sự tăng trưởng trong doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng biến động tăng qua 3 năm gần đây. Đạt được kết quả đó là nhờ sự tích cực, sáng tạo trong công tác thu nợ của CBTD, không ngại khó tiếp cận đến từng đối tượng để thu hồi nợ, giám sát tốt quá trình sử dụng vốn vay. Đây là kết quả khả quan, doanh số thu nợ tăng thì sẽ hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu góp phần lành mạnh hoá hơn hoạt động cho vay của ngân hàng. Năm 2012 doanh số thu nợ cuả HSX là 1.101,5 tỷ chiếm 85,3% trong tổng thu hồi nợ của ngân hàng, giảm 416,6 tỷ so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 27,4%. Năm 2013 trong khi doanh số cho vay hộ 1.603,5 tỷ thì doanh số thu nợ là 1.480 tỷ, tăng 34,4% so với năm 2012. Đây là thành công nhưng cũng đặt ra vấn đề cho ngân hàng trong việc tăng dư nợ trong các năm tiếp theo.
Một số hộ có ý thức trả nợ cao khi hoạt động sản xuất mang lại lợi nhuận họ lập tức mang tiền trả ngân hàng, nhờ đó góp phần tăng doanh số thu nợ.Nhưng cũng phải xem xét đến trường hợp khi những hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ,họ không có đủ điều kiện để trả nợ làm cho dư nợ tăng lên,tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc thu hồi vốn.Vỡ vậy cần phải giỏm sỏt, theo dừi và tổ chức thu hồi nợ và sự phân phối nhịp nhàng làm việc có trách nhiệm, không ngừng cải tiến thu hồi nợ của CBTD để làm giảm tỷ lệ nợ xấu so với trước đây.
Nói tóm lại sự gia tăng về doanh số thu nợ một mặt phản ánh sự nỗ lực trong công tác giảm nợ xấu nâng cao chất lượng cho vay của Ban Giám đốc và các CBTD, mặt khác thể hiện khả năng sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ của các hộ vay vốn. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt thì chi nhánh phải làm tốt công tác thẩm định trong quá trình cho vay, kiểm tra giám sát quá trình sử