CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY SẢN XUẤT Ở NHNo&PTNT HUYỆN LÝ NHÂN
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Một số kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan
Cho vay hộ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cho vay hộ khích thích sản xuất kinh doanh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay hộ sản xuất trong thời gian tới không những cần sự nỗ lực của bản thân ngân hàng mà còn cần sự chỉ đạo, hỗ trợ từ chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp.
- Có thể nói môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật, môi truờng văn hoá xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay hộ sản xuất của các NHTM. Chính vì thế Chính phủ cùng với các cơ quan chức năng có liên quan cần phải có biện pháp cụ thể để tạo ra môi trường kinh tế, chính trị pháp luật, văn hoá xã hội ổn định, trong sạch và lành mạnh làm cơ sở phát triển kinh tế nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư. Việc tạo ra môi trường ổn định cũng sẽ tạo tâm lý an tâm sản xuất kinh doanh cho các hộ.
- Khi người dân vay hộ sản xuất, tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất, nhưng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất không được cấp đầy đủ, do đó khó cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay hộ sản xuất. Vì vậy, UBND huyện , Sở địa chính cần có kế hoạch đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có đủ căn cứ pháp lý thế chấp để có thể vay ngân hàng.
- Chính phủ cần thiết lập mạng lưới thông tin và cung cấp thông tin về chính sách kinh tế, về thị trường trong nước và quốc tế, công nghệ giúp các ngân hàng thu thập và xử lý chính xác kịp thời.
3.4.2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- NHNN nên rà soát các văn bản, xoá bỏ tình trạng các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ không phù hợp với thực tế, làm cho hệ thống văn bản ngành mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hướng dẫn nghiệp vụ như hiện nay.
- NHNN nên quan tâm hơn công tác thanh tra kiểm tra đối với hoạt động ngân hàng, cần bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có thực tiễn, có trình độ lý luận làm công tác này. Việc thanh tra, kiểm tra đối với NHTM phải tiến hành thường xuyên liên tục, nhằm phát hiện ngăn ngừa những trường hợp vi phạm chế độ thể lệ cho vay, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra.
- NHNN cần tăng cường công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp đào tạo kiến thức mới, chuyên sâu cho toàn hệ thống, tạo điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các ngân hàng, mời các chuyên gia giỏi của nước ngoài về giảng dạy để học hỏi kinh nghiệm của những ngân hàng lớn trên thế giới.
3.4.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT huyện Lý Nhân.
- Ngân hàng nên định kỳ mở những khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức hội thảo chuyên đề cho vay để các cán bộ tín dụng học hỏi trao đổi nghiệp vụ toàn hệ thống để rút kinh nghiệm cho bản thân mỗi cán bộ tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cuả ngân hàng.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra đi kiểm tra tình hình, mục đích sử dụng vốn và tình hình trả lãi của khách hàng.
- Ngân hàng cần trang bị thêm các máy móc thiết bị, trang thiết bị tiên tiến để phục vụ cho công tác nghiệp vụ ngân hàng.
3.4.4. Kiến nghị đối với các cấp uỷ, chính quyền địa phương.
- Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh phù hợp với quy mô kinh doanh tài sản đã xử lý, thu hồi với những người
thực hiện đúng ngành nghề hàng hoá kinh doanh. Có như vậy mới buộc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hạn chế rủi ro và đạo đức do khách hàng gây ra.
- Chỉ đạo những ngành khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm thú y, giống cây trồng tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chăn nuôi và các ngành nghề khác. Giúp cho các hộ sản xuất có đủ kiến thức để nhận đồng vốn vay sử dụng đem lại có hiệu quả.
- Chỉ đạo ngành địa chính khẩn trương làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Tạo điều kiện cho các hộ được quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng .
- Chính quyền xã phải xác nhận đúng thực tế, đúng đối tượng, đủ điều kiện củ thể đối với từng hộ xin vay vốn ngân hàng. Tham gia cùng với ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sư dụng vốn của các hộ vay vốn, giám sát và quản lý tài sản thế chấp.
3.4.5. Những kiến nghị đối với hộ sản xuất.
- Các hộ phải có ý thức trong việc chủ động xây dựng dự án, cung cấp đầy đủ đúng các thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của mình để ngân hàng xem xét, tư vấn cho khách hàng và xác định mức vốn đầu tư hợp lý, phù hợp với năng lực quản lý của từng hộ.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định, điều kiện, thể lệ cho vay của ngân hàng .Có ý thức trách nhiệm trong quá trình quản lý và sử dụng vốn vay.
- Phải có ý thức tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của những người xung quanh. Và tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao công nghệ để học tập và tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tư trước khi vay vốn ngân hàng.Có như vậy mới đủ khả năng quản lý, sử dụng vốn vay hiệu quả.