Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 41)

2.2.1. Khái quát về hoạt động tín dung taiChi Nhánh NHNo & PTNT Huyện Đồng Hỷ

Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Đồng Hỷ là chi nhánh cấp II trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Vì vậy việc tổ chức và hoạt động của Chi nhánh nói chung và công tác hạn chế rủi ro tín dụng nói riêng được thực hiện trên cơ sở đường lối và chính sách của NHNo & PTNT Việt Nam .

-Tổ chức hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT được xây dựng theo mô hình quản trị phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung. Trong đó, Ban tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa và toàn bộ các chính sách và quy tắc quản trị chung cho công tác quản trị tín dụng tại Ngân hàng. Đồng thời, các Ban nghiệp vụ tín dụng dựa trên những chính sách và nguyên tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Mô hình quản lý tín dụng này hướng tới:

- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp

- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học - Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng

- Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt

Sơ đồ 1.8.: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng Tại trung tâm điều hành

- Tại Chi nhánh các cấp:

Hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập

Ban Thẩm

định

dựán

Ban Quan hệ

quốc tế Ban

Quản lý Dự án UTĐT

Ban Tín dụng

Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi

ro Phó Tổng Giám đốc

phụ trách tín dụng

Công ty quản lý nợ và khai thác

tài sản

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập

Phòng (Tổ) Tín dụng

Phòng (Tổ) thẩm định Giám đốc

Chi nhánh Chi nhánh

- Như vậy với cơ cấu tổ chức trên, mỗi bộ phận đều thực hiện một chức năng và chịu trách nhiệm riêng biệt, đồng thời hỗ trợ nhau trong công tác kiểm soát rủi ro. Đặc biệt là vai trò của bộ phận Kiểm tra giám sát tín dụng được tổ chức hoàn toàn độc lập với các Ban Tín dụng nhằm đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng một cách khách quan. Cụ thể, nhiệm vụ của bộ phận này tại trung tâm điều hành là:

- Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại trung tâm điều hành

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định và chính sách của NHNo

& PTNT Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng, phát hiện những sai phạm, từ đó đề ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục có hiệu quả

- Định kỳ tiến hành các cuộc kiểm tra về hoạt động tín dụng của các chi nhánh …

Ngoài ra, Agribank còn thành lập riêng một trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro. Nhiệm vụ của trung tâm này là tổ chức xây dựng các chiến lược phòng ngừa và xử lý rủi ro. Đồng thời dự thảo các văn bản quy định của NHNo & PTNT về thụng tin phũng ngừa và xử lý rủi ro. Tổng hợp, phõn tớch, theo dừi thụng tin rủi ro, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Về quy trình tín dụng:

Trên cơ sở một quy trình tín dụng cơ bản, Agribank đã xây dựng một quy trình tín dụng hướng tới hai mục tiêu là an toàn và hiệu quả. Toàn bộ quy trình được liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường thông qua các mối liên lạc với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, phê duyệt và soạn thảo hồ sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt khoản vay.

Quy trình tín dụng của Agribank được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của

khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay.

Quy trình được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước: (1) Thẩm định trước khi cho vay; (2) Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay, (3) Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu lãi tín dụng và thu hồi nợ.

Đối với mỗi quy trình, Agribank đều có những văn bản hướng dẫn cụ thể, những mẫu quy định sẵn trong đó tổng hợp tất cả các thông tin trợ giúp cho các cán bộ tín dụng trong quá trình đánh giá và phân tích tín dụng. Ví dụ đối với khâu thẩm định tín dụng, có các văn bản như:

- Văn bản hướng dẫn phân tích tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Văn bản hướng dẫn kiểm tra tính chính xác của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh

- Văn bản hướng dẫn phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính

- Danh mục điều tra đánh giá kế hoạch kinh doanh - ...

Các văn bản này chủ yếu được xây dựng dưới dạng các bảng câu hỏi có chức năng cung cấp thông tin giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất về khách hàng, mức độ rủi ro của khoản tín dụng.

Đồng thời còn giúp Ngân hàng nhanh chóng phát hiện ra được những dấu hiệu về một khoản tín dụng có vấn đề để từ đó có những biện pháp can thiệp và chấn chỉnh kịp thời.

Về chính sách tín dụng:

Theo quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống AGRIBANK được ban hành kèm theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của Hội đồng quản trị, các sản phẩm và dịch vụ tín dụng AGRIBANK đang cung cấp bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu

tư, Phương thức cho vay trả góp, Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ pháp hành và sử dụng thẻ tín dụng, phương thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ).

Đối với mỗi phương thức cho vay, Agribank có những quy định cụ thể về đối tượng được vay vốn, thời hạn vay, mức vay, lãi suất cho vay, thời gian ân hạn và định kỳ trả nợ...

Về lãi suất cho vay được Agribank xây dựng dựa trên các thông số về mức sinh lời kỳ vọng của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Lãi suất cho vay được giám sát chặt chẽ để bảo đảm bù đủ các loại chi phí như chi phí vốn, chi phí rủi ro tín dụng...và các khoản sinh lời cần thiết để hoạt động ngân hàng có lãi và tăng trưởng

Lãi suất cho vay = Chi phí huy động vốn + Chi phí dự phòng rủi ro + Chi phí thanh khoản + Chi phí hoạt động

Trong đó chi phí dự phòng rủi ro được xác định căn cứ vào kết quả thẩm định rủi ro của khách hàng và dự án/phương án vay vốn, mức trích dự phòng rủi ro tương ứng với từng bậc điểm tín dụng của khách hàng. Phương pháp này giúp cho Ngân hàng xây dựng được mức lãi suất tương quan với mức rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phân chia lãi suất cho vay thành hai loại là lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất cho vay quá hạn, trong đó lãi suất cho vay quá hạn thường cao hơn lãi suất cho vay trong hạn nhưng không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.

Về hạn mức cho vay, Ban tín dụng sẽ quyết định thiết lập các hạn mức xác định độ tập trung trong cơ cấu danh mục tín dụng dựa trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của toàn hệ thống Ngân hàng, tính toán cân đối nguồn vốn và đánh giá thị trường. Việc đặt ra các hạn mức này sẽ giúp cho Ngân hàng tránh được sự cho vay tập trung quá mức vào một lĩnh vực, ngành nghề, nhóm khách hàng hoặc địa bàn nào đó, và đảm bảo rằng không có tài sản (hoặc một nhóm) tài sản nào hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh cuối cùng của toàn hệ thống.

Về nguyên tắc xác định hạn mức, thì hàng năm, NHNo & PTNT Việt Nam sẽ thiết lập hạn mức tập trung tín dụng theo các yếu tố rủi ro như: khách hàng,

ngành hàng, bảo đảm tiền vay, thời hạn vay, sản phẩm...Các hạn mức tập trung tín dụng lập theo các yếu tố rủi ro nói trên phải bảo đảm phù hợp tương xứng với phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, địa bàn hoạt động và năng lực quản lý của từng chi nhánh...Các hạn mức tập trung tín dụng này được tính bằng tỷ trọng của danh mục tín dụng của Ngân hàng.

Hiện nay, mức tín dụng tối đa với một khách hàng được xác định theo nguyên tắc: đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời đảm bảo độ lớn của hạn mức tương xứng với điểm tín nhiệm của khách hàng (nghĩa là phù hợp với quy mô, năng lực tài chính,...của từng khách hàng)

Ngoài ra, để hạn chế rủi ro tín dụng, bên cạnh những đối tượng được vay và giới hạn mức cho vay, NHNo & PTNT Việt Nam cũng quy định rừ những đối tượng và nhu cầu vay vốn không được cho vay, đối tượng bị hạn chế cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Về chấm điểm và xếp hạng tín dụng:

Hiện nay, quy trình chấm điểm và phân loại khách hàng trong hệ thống AGRIBANK đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1406/NHNo- TD ngày 23/5/2007. Theo đó, căn cứ vào tính chất khác nhau giữa các nhóm khách hàng vay vốn, AGRIBANK đã phân chia khách hàng vay thành hai nhóm:

Doanh nghiệp và cá nhân ( bao gồm cá nhân và hộ gia đình)

Mô hình phân loại đang được áp dụng tại AGRIBANK tương đối đơn giản, đối với doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản, trong đó có 4 chỉ tiêu định lượng, phản ánh tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, mức độ uy tín trong quan hệ với khách hàng: Chỉ tiêu lợi nhuận, Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Chỉ tiêu nợ xấu tại AGRIBANK. Chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

AGRIBANK xếp hạng khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, DDD, DD, D.

Đối với khách hàng cá nhân, AGRIBANK cũng xếp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao là: Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, Ddd, Dd, d.

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

AAA: Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất danh cho các khách hàng có chất lượng tín dung tốt nhất

- Tình hình tài chính mạnh - Năng lực cao trong quản trị - Hoạt động đạt hiệu quả cao - Triển vọng phát triển lâu dài - Rất vững vàng trước những tác

động của môi trường kinh doanh - Đạo đức tín dụng cao

Thấp nhất

AA: Loại ưu - Khả năng sinh lời tốt

- Hoạt động hiệu quả và ổn định - Quản tri tốt

- Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt

Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng AA +

A: Loại tốt - Tình hình tài chính ổn định nhưng có hạn chế nhất định.

- Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA - Quản tri tốt

- Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt

Thấp

BBB: Loại khá - Hoạt động hiệu quả và có triển vọng ngắn hạn

- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.

Trung bình

BB: Loại trung bình khá

- Tiềm lực tài chính trung bình, có nguy cơ tiềm ẩn

- Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép nền kinh tế nói chung.

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng loại BB+

B: Loại trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w