D: Loại rất yếu kém
3.3. Một số kiến nghị đề xuất đối với các cơ quan
Trong thời gian qua, Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Đồng Hỷ, bằng chính động lực và sự phấn đấu của mình đã có những cố gắng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng và đạt được những thành công nhất định. Trong thời gian tới, để đảm bảo cho các giải pháp đưa ra thực sự có hiệu quả và mang tính khả thi thì cần phải có sự tác động của môi trường vĩ mô tới hoạt động của Ngân hàng. Là một đơn vị trực thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, đồng thời chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ vì vậy các giải pháp đưa ra với Chi nhánh sẽ không phát huy tác dụng nếu như NHNo & PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ không hỗ trợ và tạo được môi trường thuận lợi, ổn định.
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ
- Tạo điều kiện để đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thông tin tín dụng:
Như đã đề cập, thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, thông tin vẫn chưa được các NHTM Việt Nam khai thác triệt để phục vụ cho các giai đoạn của quy trình tín dụng. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan từ phía các Ngân hàng thì nguyên nhân khách quan là do Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn là một nước lạc hậu về thông tin, nguồn cung cấp thông tin còn nghèo nàn, việc truyền tải thông tin kém hiệu quả và không bình đẳng. Do thiếu Thẩm định thông tin nên nhiều NHTM còn ngần ngại trong việc tài trợ cho doanh nghiệp để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài vì không thể Thẩm định hợp đồng của đối tác. Trong thời gian tới, Chính phủ cần tạo điều kiện để phát triển thông tin, cụ thể là:
- Chính phủ cần tạo điều kiện để các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam mở nhiều Chi nhánh ở những thị trường được đánh giá là có tiềm năng lớn. Đồng thời tăng cường hỗ trợ về tài chính, trang bị thêm các phương tiện cho các cán bộ ngoại giao để mở rộng giao tiếp, tạo mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ và doanh nghiệp các nước sở tại, có như vậy các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam mới có thể lấy được những thông tin đắt giá và đồng hành cùng doanh nghiệp, giúp Ngân hàng Thẩm định thông tin về đối tác, tính khả thi của các dự án xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Song song với việc ban hành cỏc văn bản quy định rừ ràng những thụng tin nào được phổ biến, những thông tin nào không được phổ biến, Chính phủ nên sớm thành lập tổ chức chuyên cung cấp thông tin, chuyển tải luật lệ, quy định đến các Ngân hàng nói riêng và dân cư nói chung. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, xử lý thích đáng tổ chức tín dụng không báo cáo thông tin theo đúng quy định, báo cáo không đầy đủ, không kịp thời và thiếu chính xác cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
- Hoàn thiện các chính sách, chế tài về bảo đảm tiền vay:
Đối với các NHTM, tài sản bảo đảm có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên hiện nay, các chính sách về đảm bảo tiền vay vẫn còn nhiều bất cập như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, các đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng tài sản còn chậm và thủ tục còn rắc rối làm mất cơ hội kinh doanh của nhà đầu tư cũng như cơ hội đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần có những cải cách, các chế tài cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng và khách hàng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách nhằm tạo lập hành lang pháp lý ổn định đối với hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung. Ổn định Kinh tế- Chính trị, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Trao thêm quyền tự chủ cho các Ngân hàng thươngmại...
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước
- Tăng cường quản lý các Ngân hàng thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc, kiểm tra trình độ định kỳ cũng như tằng cường thanh tra và hỗ trợ các Ngân hàng nhận biết các rủi ro tiềm ẩn thông qua công tác đã thanh tra của các Ngân hàng, từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro.
- Tăng cường quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc cập phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các Ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc các NHTM không tuân thủ các quy định này. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ
- Nâng cao vai trò cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông
tin, coi đây là tiền đề để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin phải được đảm bảo thực hiện không chỉ giữa các NHTM với Ngân hàng Nhà nước, giữa các NHTM với nhau hay trong nội bộ NHTM mà còn giữa NHTM với các nhà đầu từ, với công luận.
3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam
•Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành:
- Một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Hội đồng quản trị, các Ủy ban, Ban lãnh đạo Ngân hàng
- Cơ chế báo cáo độc lập với cơ cấu tổ chức kinh doanh
- Các chính sách, quy trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp Ngõn hàng xỏc định, đo lường, theo dừi và kiểm soỏt rủi ro tớn dụng phỏt sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin quản trị rủi ro để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro của toàn hệ thống
- Xỏc định rừ trỏch nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cỏ nhõn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng đối với toàn hệ thống
•Xây dựng chiến lược phát triển tín dụng tùy thuộc vào mục tiêu, khả năng và thế mạnh. Từ đó, xây dụng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng của toàn hệ thống theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro.
•Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ hoạt động tín dụng như phát triển công nghệ thông tin; phát triển và nâng cao nguồn nhân lực; tăng cường công tác marketing và chăm sóc khách hàng, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Trong toàn hệ thống cho tất cả các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng.
3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT Tỉnh Thái Nguyên:
- Cần tăng cường hoạt động của công tác thanh tra, kiểm soát tới trụ sỏ chính và các phòng giao dich để giám sát, đôn đốc kịp thời những biểu hiện sai phạm, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt về kỹ năng Thẩm định khách hàng và phát hiện những rủi ro tiềm ẩn để có những biện pháp xủ lý kip thời. Bên cạnh đó cũng phải quan tâm nâng cao ý thức trách nhiệm của CBTD, bảo đảm các khoản vay đúng quy định và an toàn.
- Thiết lập một cơ sở dữ liệu về khách hàng, các dự án đầu tư, các ngành kinh tế, các dự án đặc thù, các loại rủi ro nhất là các rủi ro có tính chất chuyên dụng làm căn cứ định giá thống nhất cho toàn hệ thống NHNo
- Đầu tư thích đáng vào công tác tuyển dụng nhân sự nhằm thu hút được nguồn nhân sự có năng lực, lành mạnh hóa công tác tuyển dụng.