IV. THI CÔNG DẦM – SÀN DỰ ỨNG LỰC VÀ CẦU THANG BỘ
4. Công tác đổ bê tông dầm – sàn – cầu thang bộ
Sau khi đã lắp dựng hoàn tất cốt thép và ván khuôn dầm – sàn – cầu thang thì phải dọn dẹp mặt bằng, thép, coffa dư được tập kết lại rồi vận chuyển xuống bằng cẩu tháp, làm vệ sinh cốt thép, ván khuôn rồi nghiệm thu để đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông dầm – sàn thì các cột phải được che phủ bằng vải bạc để bê tông không dính vào cốt thép cột.
DỌN DẸP MẶT BẰNG
VỆ SINH CỐT THÉP, VÁN KHUÔN DẦM – SÀN
CÁN BỘ KỸ THUẬT NGHIỆM THU CAO ĐỘ COFFA DẦM – SÀN
SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 160 MSSV: 0901059
CỐT THÉP CỘT ĐƯỢC BAO CHE BẰNG TẤM BẠC
Đổ bê tông dầm – sàn – cầu thang bộ :
• Đổ bê tông dầm cao < 80cm, tiến hành đổ bê tông dầm đồng thời với sàn
• Dầm cao ≥ 80cm, đổ dầm riêng cho đến độ cao cách đáy bê tông sàn 3 ÷ 5cm thì tạm ngừng lại 1 ÷ 2 giờ. Với loại dầm này ta đổ từng lớp một theo kiểu bật thang
• Bê tông sàn chỉ đổ 1 lớp, đổ theo hướng giật lùi (từ xa về gần)
• Khi đổ bê tông toàn khối dầm sàn liên kết với cột hoặc tường phải theo quy định:
Đổ kết cấu cao theo phương thẳng đứng (cột, tường) tới vị trí 3 ÷ 5 cm cách đáy dầm tạm ngừng lại 1 ÷ 2 giờ rồi mới đổ kết cấu nằm trên
Khi đổ bê tông những công trình dài, rộng để tránh bị nứt nẻ do co ngót khi đông kết, ta chia thành những phân đoạn dài 7 ÷ 10m. Sau 7 ÷ 14 ngày ta tiến hành lắp kín khe hở bằng vữa và đầm thật kỹ.
• Bê tông được đổ đến đâu thì phải kết hợp với đầm dùi đến đó. Bê tông được đổ từ xa đến gần, từ góc chân cột, dầm ra sàn.
• Bê tông cầu thang bộ được đổ từ bậc trên cùng xuống theo từng bậc và liền khối với dầm – sàn.
Lưu ý:
• Đổ bê tông phải được thực hiện cẩn thận tránh không làm hư hỏng ống gen đường cáp do công tác đầm gây ra.
• Đầm bê tông tại đầu neo sống và đầu neo chết phải được thực hiện cẩn thận để hạn chế lỗ rỗng trong bê tông.
• Trong quá trình di chuyển vòi bơm bê tông tránh làm hư hỏng vòi bơm vữa, ống gen và cao độ đường cáp.
XE CHỞ BÊ TÔNG
SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 162 MSSV: 0901059
XE BƠM BÊ TÔNG
SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 164 MSSV: 0901059
LẮP DỰNG ỐNG BƠM BÊ TÔNG
SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 166 MSSV: 0901059
BÊ TÔNG ĐƯỢC ĐỔ BẰNG BƠM NGANG KẾT HỢP VỚI ĐẦM DÙI 5.Bảo dưỡng bê tông :
• Bảo dưỡng bê tông bằng nước tưới trực tiếp hoặc bằng các bao tời ngâm nước nhằm giữ độ ẩm trong suốt quá trình cố kết.
• Với loại cấu kiện sàn dùng gạch để xây bao chung quanh, khi mặt sàn đông kết thì cho nước vào.
• Các cấu kiện thành cột sử dụng vật liệu giữ ẩm phủ lên bề mặt và thường xuyên tưới nước. Với bể bê tông bơm nước vào.
• Trong quá trình ninh kết không gây chấn động mạnh vào cấu kiện hoặc rút tỉa bớt cây chống cho đến khi bê tông đạt 75% cường độ.
• Khi theo dừi quỏ trỡnh cố kết của cỏc cấu kiện BTCT nếu phỏt hiện những vết nứt, mặt rỗ, … thì cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời.
Quy trỡnh bảo d ỡng bê tông :
• Thời gian bảo dỡng bê tông mùa hè 14 ngày, mùa đông là 7 ngày.
• Để đảm bảo quá trình đông kết bê tông không bị nứt cần tiến hành bảo dỡng bê tông ngay sau khi đổ 2h .
• Có thể tiến hành bảo dỡng bê tông cho các cấu kiện theo các cách sau:
• Khi bê tông mới đổ xong: Dùng bao tải gai tới nớc phủ lên bề mặt cấu kiện nh:
dầm, sàn vách. Cứ sau 4-5h lại tới nớc 1 lần.
• Khi bê tông đã đổ đợc 1 ngày: Dùng máy bơm, phun nớc trực tiếp vào các kết cấu. Một ngày bơm nớc từ 3 đến 4 lần.
SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 168 MSSV: 0901059
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG DẦM – SÀN 6. Tháo dỡ :
a. Tháo dỡ coffa :
• Việc tháo dỡ ván khuôn được tiến hành sau khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế tương ứng.
• Với bê tông khối lớn, tránh xảy ra khe nứt thì phải căn cứ vào nhiệt độ chênh lệch trong và ngoài khối bê tông .
• Với ván khuôn chịu tải trọng của khối bê tông đã đổ thì thời hạn tháo dỡ ván khuôn phải dựa vào kết qủa thí nghiệm.
• Thời gian tháo dỡ coffa phải dựa vào thời gian ninh kết của bê tông và nhiệt độ của khí trời, lọai kết cấu của công trình và tính chất chịu lực của coffa thành hay coffa đáy.
• Khi vữa bê tông bắt đầu đông kết thì áp lực của nó lên coffa thành giảm dần đến khi triệt tiêu hẳn. Vậy có thể đỡ cốt pha thành khi bê tông đạt độ cứng mà mặt và mép của cấu kiện không bị hư hỏng hay sứt mẻ khi bốc dỡ coffa, có nghĩa là bê tông đã đạt 25% cường độ thiết kế .
• Bốc dỡ coffa đáy (coffa chịu lực) khi bê tông bên trên của nó đủ khả năng chịu lực.
• Trong trình tự tháo dỡ ván khuôn, nói chung cấu kiện lắp trước thì tháo sau, và cấu kiện lắp sau thì tháo trước.
Trình tự thao dỡ cốt pha nhà khung bê tông cốt thép có dầm sườn như sau:
• Dỡ tấm riểu, thanh chống nẹp, nẹp đỡ giá vòm và thanh giá vòm.
• Dỡ càc tấm coffa sàn , bắt đầu từ tám ngòai cùng sát với ván dầm
• Dỡ thành của dầm.
• Thu dọn các thanh chống, dỡ coffa đáy dầm.
• Tháo giáo chống công cụ.
b. Yêu cầu kỹ thuật khi tháo dỡ coffa :
• Khi tháo dỡ coffa phải có biện pháp tháo dỡ tránh va chạm hoặc gay chấn động mạnh làm hư hỏng mặt ngoài, sứt mẽ góc cạch.
SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 170 MSSV: 0901059
• Khi tháo dỡ ngững bộ phận tạm thời trong bê tông để tạo ngững lổ hổng như chốt gỗ, ống tre … phải có biện pháp chống dính trước khi đổ bê tông hoặc xoay vài lần trước khi bê tông đông cứng.
• Trước khi dỡ đà giáo ván khuôn chịu lực thì phải tháo ván khuôn ở mặt bên và kiểm tra chất lượng của bê tông, nếu chất lượng của bê tông quá xấu như : nứt nẻ, nhiều lỗ rỗng thì chỉ được tháo dỡ bê tông khi bê tông đã được xử lý và củng cố vững chắc.
• Khi tháo dỡ các loại ván khuôn phức tạp cần phải tiến hành theo các quy định như sau:
o Phải tháo dỡ từ trên xuống, từ các bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu.
oTrước khi dỡ cột chống phải tháo nêm, hộp cát chân cột.
oTrình tự tháo dỡ các cột chống, mức độ hạ thấp các nêm và hộp cát phải được hướng dẫn trong thiết kế thi công.
o Tháo dỡ các cột chống ván khuôn sàn phải tiến hành theo các quy định sau:
o Không cho phép tháo dỡ cột chống của ván khuôn sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.
o Các cột chống của ván khuôn sàn nằm dưới cách sàn mới đổ một trung gian khác, thì chỉ được tháo dỡ từng bộ phận, cụ thể với dầm l ≥ 4m thì phải để lại các cột chống an toàn cách nhau không quá 3m.
o Cột chống ở ván khuôn sàn nằm dưới nữa có thể tháo dỡ hoàn toàn khi bê tông đạt đủ cường độ thiết kế.
o Muốn tháo dỡ các cột chống sớm thì phải thí nghiệm cường độ bê tông tại thời điểm tháo dỡ và tính toán tải trọng thực tế, nếu đảm bảo các điều kiện kỹ thuật thì có thể tháo dỡ được.
o Những kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn phải đợi cho đến khi bê tông đạt đủ cường độ thiết kế mới cho phép chịu toàn bộ tải trọng.
o Ván khuôn, dàn giáo, cột chống đã tháo dỡ xong thì phải cạo rửa sạch vữa bê tông bám, nhà sạch đinh, sửa chữa phân loại, sắp xềp vào kho gọn gàng và bảo quản mối một tốt.
THÁO DỠ CÂY CHỐNG DẦM – SÀN
SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 172 MSSV: 0901059
VÁN KHUÔN ĐÁY SAU KHI THÁO ĐƯỢC TẬP KẾT LẠI VẬN CHUYỄN LÊN LẮP DỰNG TẦNG TIẾP THEO BẰNG VẬN THĂNG