Công tác kéo căng cáp DUL

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯC TẬP KỸ THUẬT VIÊN XÂY DỰNG (Trang 173 - 190)

V. CÔNG TÁC KÉO CĂNG CÁP DUL VÀ BƠM VỮA

1. Công tác kéo căng cáp DUL

a. Chuẩn bị kéo căng:

• Sau khi đổ bê tông được 24h, ta bắt đầu tháo ván khuôn thành sau đó tháo ván khuôn neo.

• Làm sạch các vết xi măng dính trên bề mặt của đế neo do quá trình đổ bê tông.

• Kiểm tra các sợi cáp có bị khuyết tật hay không? Nếu có khuyết tật phải báo cáo kịp thời để có biện pháp xử lý thích hợp.

• Kiểm tra xem bê tông xung quanh đầu neo kéo có bị lỗ rỗng, bị nứt hoặc bị khuyết tật khác không? Nếu có khuyết tật xung quanh vị trí đầu neo kéo, phải báo cáo ngay để xử lý vị trí bê tông tại đầu neo kéo.

• Lắp khóa neo vào đế neo và gắn chặt nêm cho từng sợi cáp.

• Đánh tên cho mỗi đường cáp theo bản vẽ thi công bằng sơn.

SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 174 MSSV: 0901059

KHểA NấM ĐẦU NấM

• Kiểm tra chứng chỉ kiểm định kích thủy lực, đồng hồ đo áp trước khi sử dụng.

Nếu quá 12 tháng, kích thủy lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định lại trước khi đem ra công trường để kéo căng. Kích thủy lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định định kì 12 tháng 1 lần.

• Kiểm tra vận hành thử máy bơm thủy lực, kích kéo căng, đồng hồ đo áp, nguồn điện, ống nối thủy lực để đảm bảo toàn bộ hệ thống trong tình trạng làm việc bình thường.

• Chỉ được kéo căng cáp khi bê tông đạt được cường độ yêu cầu theo bản vẽ thiết kế là ≥70% cường độ bê tông và có văn bản đồng ý cho phép kéo căng của nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát.

• Lực kéo và trình tự kéo phải tuân thủ theo đúng chỉ định trong biện pháp thi công.

b.Các bước kéo căng các đường cáp:

• Kéo căng cáp được thực hiện từng sợi một tại mỗi đường cáp.

• Kích được luồn qua sợi cáp, ép sát vào mặt khóa neo rồi tiến hành kéo căng.

Các bước kéo căng:

• Kéo khử chùng với áp lực kéo: 5Mpa. Xịt sơn cho từng sợi cáp.

• Tiến hành kéo 50% lực thiết kế cho đường cáp đó không phân biệt dãi cột hay dãi nhịp.

• Sau đó tiến hành kéo 100% lực thiết kế trên cùng 1 bó cáp cho tất cả các đường cáp không phân biệt dãi nhịp hay dãi cột.

• Hồi kích về bằng cách giảm áp lực xuống bằng 0 và tháo kích thủy lực ra khỏi sợi cáp vừa kéo.

• Lặp lại các bước trên cho các đường cáp tiếp theo.

• Ghi lại tên, lực kéo căng và độ giãn dài của đường cáp vào báo cáo kéo căng tại hiện trường và trình cho tư vấn giám sát phê duyệt.

• Cáp thừa ngoài đầu neo sẽ không được cắt cho đến khi có sự đồng ý của tư vấn giám sát. Sau khi cắt đầu cáp thừa thì lỗ rỗng sẽ được trám 1 lớp vữa xi măng mác cao để bảo vệ đầu neo cáp khỏi ảnh hưởng của môi trường và tạo điều kiện để thi công hoàn thiện sau này.

SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 176 MSSV: 0901059

MÁY BƠM DẦU KÍCH KÉO CĂNG

Trình tự kéo căng các sợi cáp trong bó cáp:

Trình tự kéo căng từ 5Mpa (hoặc 50bar) đến lực yêu cầu của các sợi cáp như sau:

3 – 1(5) – 5(1) – 2(4) – 4(2): có nghĩa là thứ nhất kéo sợi cáp số 3m thứ 2 kéo sợi cáp số 1 (hoặc số 5), thứ 3 kéo sợi cáp số 5 (hoặc số 1), thứ tư kéo sợi cáp số 2 (hoặc số 4), cuối cùng kéo sợi cáp số 4 (hoặc số 2).

SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 178 MSSV: 0901059

KÉO CĂNG CÁP

CÁP SAU KHI ĐÃ KÉO CĂNG 2. Công tác bơm vữa:

a. Chuẩn bị bơm vữa:

• Dựa trên kết quả kéo căng và biên bản cắt cáp được tư vấn giám sát duyệt thì tiến hành cắt các đoạn cáp thừa ra bên ngoài khóa neo. Đoạn cáp thừa còn lại sau khi cắt ≥20mm hoặc 2 lần đường kính cáp kể từ khóa neo tùy vào giá trị nào nhỏ hơn.

• Tiến hành bịt những lỗ do khuôn neo tạo ra bằng hỗn hợp vữa cát và xi măng (tỷ lệ 1:1) chậm nhất 12h trước khi bơm vữa nhằm bảo vệ đầu neo sống và tránh vữa bơm tràn ra ngoài.

• Công tác bơm vữa được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi kéo căng cáp.

Cấp phối mẻ trộn:

o Xi măng (kg) : 100 kg

o Tỷ lệ nược (lít) : 38 lít

o Sika NN (lít) : 1 lít

o Intraplazt Z : 0.6 kg

o Độ chảy: 12 – 28 s

o Cường độ nén: ≥ 27 N/mm2 sau 28 ngày

o Thời gian trộn: tối thiểu 4 phút

• Vữa phải được thử nghiệm trước khi bơm để xác định tỷ lệ thích hợp.

• Xi măng, phụ gia, nước phải được tập kết đầy đủ trước khi bơm vữa.

• Nguồn điện phải được đảm bảo ổn định trong suốt quá trình bơm vữa.

• Kiểm tra nhân công, đồ bảo hộ, kẽm buộc, các thiết bị đo cấp phối trước khi bơm vữa, nếu cần thiết phải có thùng chứa nước. Vận hành thử máy bơm vữa, máy trộn vữa hoạt động bình thường không.

SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 180 MSSV: 0901059

• Trước khi bơm vữa, các đường cáp phải được kiểm tra có thông hay không bằng cách thử nước.

Ghi chú: Trước khi đưa vào thi công phải tiến hành trộn vữa theo cấp phối trên sau đó tiến hành lấy mẫu thử để kiểm tra cường độ chịu nén:

Khuôn lấy mẫu có kích thước 50x50x50(mm). Sau khi đổ đầy vữa, đậy khuôn lại bằng tấm kim loại. Sau 18 – 24h tháo mẫu ra khỏi khuôn và bảo quản mẫu trong nước.

Cường độ nén tối thiểu của mẫu là 27 N/mm2 sau 28 ngày. Mỗi lần thử gồm 3 mẫu. Vữa có thể được nén lúc thời gian đúc mẫu ≥7 ngày, nếu kết quả nén mẫu đạt yêu cầu thiết kế cho phép sử dụng kết quả mẫu nén đó cho 28 ngày.

Ngoài ra còn phải thử độ sệt của vữa là kiểm tra thời gian chảy của vữa từ phễu hình nón. Thời gian chảy được đo bằng đồng hồ bấm giờ. Thời gian được tính từ lúc vữa bắt đầu chảy ra khỏi phễu cho tới lúc hết vữa, dung tích vữa thử là 1725ml. Thời gian chảy của vữa đạt yêu cầu là 12÷28 s.

Việc thử độ sệt được thực hiện trực tiếp và trong khoảng thời gian 15p sau khi trộn vữa.

Nếu bị lỗi nghĩa là thời gian chảy của vữa sớm hơn 12s thì tăng thời gian trộn hoặc thêm xi măng cho mẻ trộn, nếu thời gian chảy của vữa lâu hơn 28s thì cho thêm phụ gia vào.

SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 182 MSSV: 0901059

LẤY MẪU VỮA THỬ

THỬ ĐỘ SỆT CỦA VỮA b. Quy trình trộn vữa:

• Trộn vữa bằng máy bơm vữa.

• Cho nước vào máy trộn tới mực yêu cầu.

• Khởi động máy bơm vữa và cho phụ gia Intraplazt Z theo lượng đã định sẵn.

• Sau đó cho xi măng vào từng bao 1 theo lượng định sẵn và trộn trong khoảng 4 phút.

• Nếu cần có thể dùn lưới lọc để loại bỏ xi măng cục chưa tan có trong vữa.

• Cho phụ gia Sika NN đã định sẵn vào và trộn 4 phút nữa cho tới khi hỗn hợp vữa đều, màu sắc đồng nhất.

SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 184 MSSV: 0901059

MÁY TRỘN VỮA

SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 186 MSSV: 0901059

BƠM VỮA c. Quy trình bơm vữa:

• Vữa được bơm vào ống gen qua van bơm vữa tại đầu neo chết hoặc neo sống (gọi là miệng bơm).

• Phải kiểm tra vữa trào ra các van bơm vữa trên đường cáp cho đến khi vữa không còn bọt khí trước khi đóng van bơm vữa lại.

• Tất cả các vòi bơm vữa được cắt ra bằng mặt bê tông dầm sàn sau khi kết thúc bơm vữa được 24h.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MỘT SỐ SỰ CỐ KHI THI CÔNG CÁP:

Công tác lắp đặt cáp:

• Khi ống gen chứa cáp hoặc các vật liệu khác bị khuyết tật phát hiện trước quá trình đổ bê tông mà có thể ảnh hưởng tới quá trình kéo căng hoặc bơm vữa thì phải xử lý trước khi đổ bê tông.

Công tác kéo căng cáp:

• Trước khi bắt đầu kéo căng nếu phát hiện có các vị trí mà bê tông bị lỗ rỗng hoặc nứt tại vị trí đầu neo sống, đầu neo chết hoặc dọc theo đường cáp thì không được kéo căng mà báo ngay cho Nhà thầu chính, TVGS để có biện pháp xử lý. Nhà thầu chính phải tiến hành xử lý các vị trí mà bê tông bị lỗ rỗng hoặc nứt tại vị trí đầu neo sống, đầu neo chết hoặc dọc theo phương đường cáp trước khi nhà thầu tiến hành kéo căng.

• Khi kéo căng mà đầu neo bị vỡ do những lỗ rỗng của vùng bê tông xung quanh lỗ neo gây ra. Ngừng việc kéo căng của đường cáp này, báo cáo cho TVGS. Biện pháp xử lý là nhà thầu chính sẽ đục phần bê tông của đế neo. Sau khi nhà thầu thay đế neo mới, nhà thầu chính sẽ tiến hành đổ vữa sika grout vào, khi vữa sika grout đạt cường độ thì tiến hành kéo căng cho đường cáp này.

• Đối với những đường cáp hai đầu neo kéo. Nếu bị tuột nêm do bê tông bị vỡ, trường hợp bất khả kháng không thay thế được một trong hai đầu neo kéo đó. Nhà thầu sẽ chuyển một trong hai đầu neo kéo bị sự cố thành đầu neo chết. Sau đó tiến hành đổ vữa sika grout vào, khi vữa sika grout đạt cường độ thì tiến hành kéo căng cho đường cáp này giống như đường cáp có 1 đầu neo kéo.

• Trong quá trình kéo căng bị đứt cáp. Báo cáo TVGS, nếu cáp bị đứt ngoài nêm thì biện pháp xử lý là tăng lực kéo cho các sợi cáp tại bó cáp đó và cáp của các đường cáp lân cận. Nếu cáp bị đứt trong nêm thì biện pháp xử lý, tiến hành kiểm tra và thay đường cáp bị đứt bằng cách đục bỏ bê tông tại đầu neo chết (ở vị trí cáp bị đứt). Sau đó tiến hành rút sợi cáp bị đứt ra và đồng thời lắp đặt sợi cáp mới vào, đánh đầu rối, vệ sinh sạch sẽ trước khi đổ Sika grout vào vùng đầu neo chết. Sau đó tiến hành kéo căng lại đường cáp bị đứt đó khi Sika grout đạt cường độ bê tông thiết kế. Trong quá trình sử lý sự cố sàn bị đứt cáp không ảnh hưởng gì đến việc đổ bê tông sàn tầng trên.

• Đôi khi trong thi công kéo căng sẽ có những sợi cáp bị đứt, nếu như số sợi cáp bị đứt nhở hơn 0.5% tổng số sợi cáp trên dầm (hoặc sàn) và sau khi tiến hành kéo bù như đối với sợi cáp đứt ngoài nêm thì nhà thầu sẽ không tiến hành thay sợi cáp bị đứt đó.

• Trong trường hợp bất khả kháng không thế thay đường cáp được thì sẽ trình lên tư vấn thiết kế để kiểm tra và tính toán lại và cho phương án xử lý cuối cùng.

• Trường hợp đứt cáp không quá 1% số sợi cáp theo mỗi phương cho phép không cần thay sợi cáp bị đứt.

• Phải kéo căng lại các đường cáp có kết quả âm nằm ngoài dung sai. Hiện tượng này xảy ra thường là do hao lực kéo cáp do ma sát quá lớn. Do vậy phải kéo căng lại các đường cáp có kết quả âm nằm ngoài dung sai là 82% lực kéo đứt. Sau khi

SVTH: ĐẶNG NGỌC SƠN - LỚP 10CX1 Trang 188 MSSV: 0901059

kéo bù xong các đường cáp có dung sai âm thì tiến hành nghiệm thu kéo căng và cho phép cắt cáp thừa bịt đầu neo kéo để tiến hành bơm vữa.

• Trong trường hợp độ giãn dài dương vượt quá giới hạn cho phép (thường gặp ở các đường cáp ngắn) thì cũng tiến hành kéo lại các đường cáp với 82% lực kéo đứt.

Nếu cáp ra không quá 50mm thì cho phép tiến hành cắt cáp.

• Trong trường hợp cáp tiếp tục ra nhiều thêm nữa, thường xảy ra đối với trường hợp tuột đầu neo chết. Lúc đó sẽ tiến hành đục bê tông tại vị trí đầu neo chết, vệ sinh sạch sẽ lại các sợi cáp, đánh rối lại các tao cáp sau đó tiến hành đổ Sika grout vào vị trí đầu neo chết, Sau khi Sika grout đạt cường độ tiến hành kéo căng lại đường cáp đó. Trường hợp tuột đầu neo do bê tông bị rỗ tại đầu neo chết thì nhà thầu chỉnh phải chịu trách nhiệm đục tỉa coffa và đổ sika.

Ghi chú: Trong quá trình kéo bù, xử lý sự cố đứt cáp, tuột đầu neo chết, vỡ bê tông khu vực kéo…không ảnh hưởng đến công tác đổ bê tông sàn tầng trên, tháo coffa hay giàn giáo sàn dưới.

Công tác bơm vữa cho cáp:

• Nếu trong quá trình thử nước cho đường ống hoặc bơm vữa mà một trong các vòi bơm vữa bị tắc không ra vữa thì sẽ tiến hành khoan các lỗ đường kính từ 10 đến 16mm gần vị trí vòi bơm vữa bị tắc cho đến khi vữa ra thông suốt đường ống.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯC TẬP KỸ THUẬT VIÊN XÂY DỰNG (Trang 173 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(207 trang)
w