CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HểA
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SỢI SANG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY DỆT HÀ NAM
3.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2019 1 Kim ngạch xuất khẩu
Công ty Dệt Hà Nam (Hantex) là công ty sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu chuyên về các loại sợi phục vụ cho ngành dệt may. Sản phẩm chính của công ty gồm sợi chải thô (CD), sợi open end (OE), sợi xe đôi. Thị trường nước ngoài chủ yếu của công ty là Trung Quốc, ngoài ra còn xuất khẩu sang Thái Lan và Bangladesh. Hiện nay, công ty đang hợp tác với các nhà máy dệt ở Hàn Quốc với mục đích nâng cao chất lượng sợi và trở thành nhà cung cấp sợi cho các nhà máy này trong tương lai.
Sản lượng và doanh thu xuất khẩu qua 5 năm (2015-2019)
2015 2016 2017 2018 2019
52,135,209.12
77,599,516.97
98,402,140.87
109,546,664.00 109,617,682.35
Doanh thu (USD)
Doanh thu xuất khẩu của công ty 5 năm nhìn chung đều có sự tăng trưởng năm 2017 tăng 21 triệu USD, năm 2018 tăng 11 triệu USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng lại không ổn định. Từ năm 2016 – 2017, doanh thu tăng 27%, trong khi đến năm 2018, doanh thu chỉ tăng 11% so với năm 2017. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm rừ rệt, chỉ bằng một nửa năm trước. Sang đến năm 2019, doanh thu xuất khẩu gần như không tăng thêm bằng với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng ở
Biểu đồ 3.1: Doanh thu xuất khẩu trong 5 năm của công ty (2015 – 2019) Nguồn: Phòng KD-XNK Hantex
những năm gần đây giảm mạnh là do tác động từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung khiến các đối tác ở Trung Quốc ép giá. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018, mức giá trung bình luôn có xu hướng đi lên, cho đến tháng 10, mức giá giảm nhẹ từ 2,78 USD/kg xuống còn 2,68 USD/kg. Sang đến tháng 11, mức giá đột ngột giảm mạnh, chỉ còn 2,45 USD/kg, giảm 8,6% so với tháng trước và không có dấu hiệu đi lên.
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
CD 26,750 26,225 25,373 20,675 17,021
OE 215 311 5,638 11,120 14,507
TFO 5,372 6,620 75,79 8,162 8,712
Tổng cộng 32,337 33,156 38,590 39,958 40,240
Nhìn chung, lượng xuất khẩu của công ty trong 5 năm từ 2015 đến 2019 đều tăng. Lượng xuất khẩu từ năm 2016-2017 tăng mạnh xấp xỉ 5,5 nghìn tấn sợi, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng mới, ngoài ra các loại mặt hàng khác vẫn duy trì ở mức ổn định hoặc tăng ít. Năm 2018-2019, lượng sợi xuất khẩu tuy có tăng nhưng ít hơn so với thời kỳ trước, chỉ tăng 1,4 nghìn tấn năm 2018 và 282 tấn năm 2019.
Tuy nhiên, sự biến động ở từng sản phẩm lại khác nhau. Do là mặt hàng mới xuất khẩu, thị trường còn có nhiều tiềm năng, nên lượng xuất khẩu sợi OE tăng nhanh (tăng 5,5 nghìn tấn năm 2018). Trong khi đó, lượng xuất khẩu sợi CD giảm mạnh (4,7 nghìn tấn), nguyên nhân một phần do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Từ tháng 8/2018, công ty bắt đầu chịu những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh với tình trạng dễ nhận thấy là các đơn đặt hàng giảm mạnh. Các nhà nhập khẩu sợi
Bảng 3.1: Khối lượng xuất khẩu trong 5 năm (2015 -2019) (Đơn vị: nghìn KGS)
Nguồn: Phòng KD-XNK Hantex
của Trung Quốc đa phần là các công ty kinh doanh thương mại lập tức cắt giảm số lượng sợi nhập khẩu để nghe ngóng tình hình thị trường và chỉ nhập khẩu số lượng đủ bán cho các nhà sản xuất và không mua để tích lũy khi chính phủ Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Trong các tháng cuối năm 2018, lượng sợi tồn kho của công ty khá nhiều, các đơn đặt hàng từ các nước khác cũng ít, số lượng trong một đơn đặt hàng cũng nhỏ. Song song với đó, việc đầu tư mở rộng thị trường của công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả để bù đắp lại lượng giảm sút. Số lượng đơn đặt hàng của các đối tác Thái Lan vẫn còn dè chừng, số lượng cũng không quá lớn, chỉ tập trung ở một số đối tác như Thai Inter cotton weaving Co., LTD, Sincharoen Textile Co., LTD, …
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
CD 60,209 59,546 57,508 41,243 38,566
OE 472 573 10,844 23,600 26,212
TF
O 16,193 17,480 23,049 27,703 28,145
Các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty bao gồm:
- Sợi chải thô (CD):
Thành phần: 100 % cotton chải thô
Đặc tính: Hút ẩm tốt, dễ chịu khị tiếp xúc với da người. Được sử dụng cho may mặc dệt vải, dệt thoi, dệt kim, làm chỉ khâu, dùng làm sợi dọc sợi ngang cho dệt vải
Bảng 3.2: Doanh thu xuất khẩu của từng mặt hàng trong 5 năm (Đơn vị: nghìn USD)
Nguồn: Phòng KD-XNK Hantex
- Sợi OE (open end) 100% cotton:
Có độ mảnh nhỏ, sợi thô cứng, cấu trúc sợi không bền như cấu trúc sợi nồi cọc, kéo ra các sợi chi số thấp dùng cho dệt thoi, làm các mặt hàng trang trí không đòi hỏi chất lượng
- Sợi xe đôi (TFO): sợi xe đôi là sợi dùng trong công nghiệp, ngư nghiệp và các yêu cầu kỹ thuật khác, có độ bền cao.
Trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất là sợi CD, với tổng doanh thu 3 năm là 182 triệu USD, chiếm đến 64% doanh thu xuất khẩu của toàn công ty. Mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất (12%) với tổng doanh thu 3 năm là 35 triệu USD là sợi OE, do đây là mặt hàng mới, từ tháng 10/2016 mới bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài loại sợi này nên doanh thu vẫn còn thấp hơn so với các mặt hàng khác. Ngoài ra công ty cũng có xuất khẩu thêm bông phế, nhưng doanh thu chiếm tỷ trọng không đáng kể. Qua bảng thống kê doanh thu từng năm của các mặt hàng, ta có thể thấy doanh thu của sợi CD luôn giữ ở mức ổn định (60-65 triệu USD), trong khi đó, doanh thu của sợi OE và sợi TFO tăng đều qua các năm.
3.2.2. Thị trường xuất khẩu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Trung Quốc 52,13 77,60 97,64 108,09 105.82
Thái Lan - - 0,63 1,20 2,37
Khác - - 0,13 0,25 1,34
Bảng 3.3: Doanh thu theo thị trường (Đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Phòng KD-XNK Hantex
Từ khi bắt đầu xuất khẩu sợi ra nước ngoài, thị trường chính mà công ty hướng tới là thị trường Trung Quốc bởi những đặc điểm của thị trường này. Trung Quốc được coi là công xưởng lớn nhất thế giới không chỉ riêng đối với ngành dệt may mà còn với các ngành công nghiệp khác. Với diện tích rộng lớn, dân số đông, không quá khó để thấy số lượng nhà máy dệt, may tại đất nước này nhiều đến mức nào. Nguyên liệu đầu vào của các nhà máy này chính là sợi. Vì vậy, ngay khi có chiến lược mở rộng tầm hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài, công ty đã lựa chọn Trung Quốc là thị trường đầu tiên để xuất khẩu. Năm 2016, 100% lượng sợi công ty xuất khẩu đều sang thị trường Trung Quốc, doanh thu đạt gần 78 triệu USD, ngoài ra công ty còn xuất khẩu bông phế sang Thái Lan. Năm 2017, với mục tiêu mở rộng thị trường sang các nước khác, công ty đã thâm nhập vào thị trường Thái Lan, doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên đạt 634 nghìn USD, chiếm gần 1%
doanh thu xuất khẩu của công ty. Đến khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, không thể dựa vào thị trường Trung Quốc, công ty càng đẩy mạnh quá trình mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác tại các thị trường khác như Pakistan, Thái Lan, Bangladesh, … Năm 2019, doanh thu xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm so với năm 2018. Đồng thời, doanh thu xuất khẩu sang các thị trường khác tăng. Điều này cho thấy chiến lược kinh doanh mà công ty hướng tới là đúng đắn và đang có những dấu hiệu tốt.
3.2.3. Nguồn lực công ty hiện tại
Hiện nay, công ty Dệt Hà Nam (Hantex) có tổng cộng 950 lao động được phân bổ về các phòng ban, các nhà máy với số lượng cụ thể như sau: Nhà máy sợi: 600 lao động; Xưởng đậu xe: 95 lao động; Xưởng OE: 105 lao động; Khối văn phòng và các bộ phận khác: 150 lao động.
Sau Đại học;
1.05% Đại học; 1.26% Cao đẳng; 2.63%
Trung cấp;
29.05%
PTTH (nghề);
26.53%
THCS; 39.47%
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu lao động
Sau Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp PTTH (nghề) THCS
Phần lớn lao động tại công ty có trình độ THCS và PTTH, chiếm đến gần 70%. Do đặc thù của ngành không cần lao động có trình độ quá cao nên con số này không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ một phần nhỏ lao động tại những phòng ban, cấp quản lý có trình độ cao.
Về máy móc công nghệ hiện tại của nhà máy chỉ tập trung vào sản xuất kéo sợi 100% cotton từ chi số Ne10-Ne32. Hiện nay, toàn bộ các nhà máy có 200.000 cọc sợi, 2000 roto, 3 máy xé, 40 máy chải thô, 10 máy chải kỹ đều thuộc các hãng nổi tiếng về máy móc trong ngành dệt may như Rieter, Schlafhorst, Toyota, Zinser, Niton, Marzoli, Muratec, … Công ty còn không ngừng cải tiến các công nghệ sản xuất, các thiết bị thí nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng sợi. Tuy nhiên, để mở rộng phạm vi sản xuất sang các loại sợi khác hoặc các loại chi số cao hơn cần có một lượng vốn đầu tư lớn về cả nhân lực, công nghệ cho nên để mở rộng thị trường theo chiều sâu hiện là điều công ty chưa thể triển khai.
Với tình hình thị trường hiện tại và nguồn lực của công ty, hướng đi tốt nhất để tháo gỡ khó khăn là mở rộng thị trường theo chiều rộng. Tức là mở rộng về phạm vi, kích thước của thị trường xuất khẩu sợi.
3.3. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu sợi sang Ấn Độ của công ty