Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chính sách xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm tem xác thực icheck của công ty cổ phần icheck tại thị trường hà nội (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY KINH DOANH

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chính sách xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh

1.3.1. Các yếu tố nội bộ 1.3.1.1. Nguồn nhân lực

Con người là nhõn tố cốt lừi, cú tỏc động trực tiếp đến sự thành bại của một cụng ty. Nguồn nhân lực được đảm bảo cả về chất lượng và số lượng thì công ty sẽ phát triển mạnh mẽ. Nguồn nhân lực trong một công ty chính là nhà quản trị và đội ngũ cán bộ

công nhân viên. Họ là những người xây dựng và thực hiện phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm của công ty. Nguồn nhân lực có trình độ tốt, được phân bổ đúng vị trí, được hưởng đãi ngộ tốt sẽ thực hiện, đưa ra các chính sách xúc tiến thương mại tuyệt vời, phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty, bắt kịp với thị hiếu khách hàng và thay đổi mạnh mẽ từ thị trường.

Muốn đạt được những kết quả tích cực trong xúc tiến thương mại và hoạt động kinh doanh thì nhà quản trị cần quan tâm, chú ý đến nhân tố con người. Hãy tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, hòa đồng, năng động để đội ngũ nhân lực có thể hoạt động, làm việc với lòng nhiệt huyết, gia tăng hiệu quả công việc. Các chính sách đãi ngộ, lương, thưởng, cơ hội phát triển của nhân viên phải được định hướng, xác định rừ ràng để họ yờn tõm cụng tỏc. Đồng thời tạo sự đồng lũng vỡ lợi ớch chung của công ty, giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.

1.3.1.2. Nguồn lực tài chính

Công ty có nguồn lực tài chính tốt thì ngân sách dành cho chính sách xúc tiến thương mại sẽ dồi dào, đem lại hiệu quả hoạt động cao và tốc độ phát triển lớn mạnh. Và tất nhiên là khi nguồn tài chính của công ty hạn hẹp thì nó ảnh hưởng lớn đến chính sách xúc tiến thương mại khiến cho hoạt động này bị gián đoạn, hiệu quả không cao.

Chính vì thế, công ty cần cân đối ngân sách cho phát triển chính sách xúc tiến thương mại và các hoạt động khác của công ty để đảm bảo hoạt động kinh doanh chung của công ty được vận hành tốt đúng theo kế hoạch, không mất thời gian và lãng phí kinh phí.

1.3.1.3. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất như văn phòng, nội thất văn phòng, máy móc, công nghệ…. là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình thực hiện phát triển chính sách xúc tiến thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Việc thiết lập, trang bị không gian làm việc thoáng đãng, khoa học, máy tính, công nghệ hiện đại… tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài 1.3.2.1. Môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố hết sức đặc biệt và quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ công ty kinh doanh nào. Tất cả yếu tố trong môi trường kinh tế đều có tác động trực tiếp đến sức mua của thị trường. Ta có thế khẳng định rằng hoạt động phát triển chính sách xúc tiến thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ổn định thì nó sẽ tác động tích cực đến các hoạt động kinh doanh của công ty trong đó có việc phát triển chính sách xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì sức cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh trong một ngành sẽ trở nên gay gắt và mạnh mẽ hơn. Từ đó hình thành được sự cạnh tranh, thúc đẩy các công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cung ứng. Chính vì thế mà việc phát triển chính sách xúc tiến thương mại cần được đẩy mạnh để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty, cũng như giúp công ty có hoạt động kinh doanh phát triển và tránh những rủi ro tiềm ẩn.

- Chính trị - Pháp luật

Bao gồm: pháp luật, chính sách và cơ chế hiện hành của nhà nước với giới kinh doanh, sản xuất. Chính trị ổn định và thể chế pháp luật công bằng sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động bền vững, cạnh tranh lành mạnh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển trong nước và hợp tác nước ngoài.

Các công ty cần nắm chắc những luật lệ ở trong pháp luật quy định để có thể chấp hành nghiêm túc, từ đó hoạt động phát triển chính sách xúc tiến thương mại tất yếu sẽ có kết quả tốt.

- Văn hóa – Xã hội

Văn hóa của từng vùng miền, thị trường sẽ có đặc điểm khác nhau. Khi hiểu về văn hóa – xã hội của vùng miền, thị trường hoạt động, nhà quản trị sẽ đưa ra được những quyết định chính xác cho phát triển chính sách xúc tiến thương mại. Từ đó cũng tránh được những vi phạm sai lệch về văn hóa, gây ấn tượng không tốt đối với người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhận thức, thái độ, nhu cầu và hành vi của con người trên từng vùng miền, thị trường sẽ khác nhau. Nhà quản trị và người làm marketing cần phải thực sự hiểu đối tượng nhận tin của mình để có được những quyết định xúc tiến thương mại phù hợp.

- Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ thì luôn phát triển, cải tiến thông minh, hiện đại hơn. Chúng tạo điều kiện, cơ hội cho công ty ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào quá trình thực hiện phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm.

Công ty cần phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt xu hướng công nghệ để công việc và hoạt động phát triển chính sách xúc tiến thương mại được diễn ra trôi chảy, có kết quả cao.

Nhờ vào sự tân tiến, phát triển của công nghệ mà việc phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm của công ty kinh doanh được thực hiện một cách tối ưu nhất. Hình ảnh của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, video quảng cáo, thông tin của sản

phẩm được cung cấp đến khách hàng mục tiêu một cách đầy đủ và nhanh nhất. Các hoạt động trao đổi giữa công ty và khách hàng trở nên dễ dàng, thuận tiện và dễ kiểm soát hơn.

1.3.2.2. Môi trường ngành - Khách hàng

Khách hàng là những người tiêu thụ sản phẩm của công ty, từ đó đem lại doanh thu cho công ty. Khách hàng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm của công ty. Và họ cũng chính là đối tượng nhận tin và là nhân tố tác động đến những quyết định liên quan tới sự phát triển của chính sách xúc tiến thương mại như thông điệp, công cụ xúc tiến thương mại,…Nhà quản trị và người làm marketing cần chú ý nắm được đặc điểm khách hàng để có được hướng đi đúng đắn cho việc phát triển chính sách xúc tiến thương mại.

- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp và đối thủ tiềm năng. Cụng ty cần xỏc định rừ đối thủ cạnh tranh và nắm bắt được những đặc điểm, hoạt động của các loại đối thủ. Bởi họ có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của chính sách xúc tiến thương mại của công ty, cũng như hoạt động kinh doanh chung của công ty.

Công ty cần phân tích, nghiên cứu về việc phát triển chính sách xúc tiến thương mại của các đối thủ cạnh tranh để có những biện pháp, phương án cạnh tranh kịp thời, chính xác nhằm nâng cao cơ hội, khả năng cạnh tranh và tránh những rủi ro kinh doanh.

- Nhà cung ứng

Nhà cung ứng là đối tác cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho việc triển khai phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm của công ty. Bên cung ứng có thể vừa hợp tác với công ty vừa hợp tác cung ứng cho đối thủ của công ty. Công ty cần tạo được mối quan hệ thân thiết, chặt chẽ với các nhà cung ứng để dễ dàng hơn trong việc thương lượng về giá, số lượng sản phẩm, dịch vụ được cung ứng. Từ đó, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm tem xác thực icheck của công ty cổ phần icheck tại thị trường hà nội (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w