CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Một số khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khái niệm cạnh tranh
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1. Môi trường bên ngoài
Kinh tế
Năm 2019 là năm “bứt phá” phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật.
Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%.
Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.
Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011 - 2017.
Mức tăng trưởng GDP năm nay vượt mục tiêu 6,8% đặt ra là kết quả điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm qua. Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ thị trường đóng vai trò động lực phát triển kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người lao động tăng lên.
Đặc biệt, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì mức tăng trưởng cao với 8,86%.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ 1,29%
sau 3 năm giảm liên tục nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô. Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ 9,1%. Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, trong đó tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ thị trường đạt 8,41%, cao hơn tốc độ tăng 7,02% của GDP.
Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng đồng nghĩa với mức sống, thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao kéo theo nhu cầu và yêu cầu của họ ngày càng cao, các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để thỏa mãn đòi hỏi đó.
Trong khi đó, nền kinh tế mở cửa đang là xu hướng tất yếu, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đổ bộ vào nước ta ngày càng nhiều. Đây là cơ hội đê các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm nhiều hơn, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Nhìn chung, hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 tăng cao 11,8% so với năm trước, mức tăng cao nhất giai đoạn 2016 - 2019 .
Chính trị- pháp luật
Tình chính trị của Việt Nam khá ổn định, là vùng đất đầy tiềm năng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nma không ngừng mở rộng giao lưu quốc tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tìm kiếm khách hàng và phát triển sản phẩm mới. Sau khi gia nhập WTO thì các hạn ngạch cũng như rào cản thương mại dần được gỡ bỏ. Các chính sách hỗ trợ, đầu tư, phát triển được chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển.
Tuy nhiên khi mở cửa nền kinh tế thì các áp lực về sự đổ bộ ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài, cạnh tranh tại thị trường nội địa ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phỉa không ngừng nỗ lực thay đổi, cải tiến công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần và lợi nhuận.
Hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên vừa mang lại cơ hội song cũng đem đến cho các doanh nghiệp không ít do khăn do đây là yếu tố biến đổi không ngừng và con người không thể kiểm soát được chúng.
Hiện nay vấn đề về môi trường được rất nhiều người quan tâm, hầu hết các sản phẩm thân thiện với môi trường thì đều được khách hàng quan tâm và thu hút được vốn đầu tư. Các nguyên liệu và cách thức xử lí nước thải đều phải phù hợp với qui chuẩn và qui định của nhà nước. Để làm được điều này đòi hỏi các công ty phải đầu tư cho hệ thống xử lí nước thải, nếu làm được điều này thì hình ảnh và thương hiệu sẽ tốt đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các yếu tố về thời tiết là yếu tố đáng lưu tâm bởi nước ta nằm trong khu vưc nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên đối với các doanh nghiệp sản xuất nông sản hay các doanh nghiệp có đầu vào nguyên liệu là giấy, mực in.. cần chú ý khâu bảo quản bởi chúng rất dễ bị hỏng.
Khoa học – công nghệ
Trong điều kiện phát triển, máy móc đang dần thay thế con người thì khoa học- công nghệ là yếu tố mà các doanh nghiệp cần lưu tâm đặc biệt do nó vừa mang lại cơ hội song nguy cơ về chi phí đầu tư, quản lí, vận hành tăng lên nếu không có phương pháp quản lí hợp lí, hiệu quả thì dù có mang lại doanh thu cao song khi trừ đi chi phí có nguy cơ bị lỗ, suy cho cùng kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được là lợi nhuận chứ không phải là doanh thu.
Hiện nay nhà nước đang có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhằm giúp các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ toàn cầu từ đó mở rộng sản xuất, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, nhập khẩu máy móc không phải là điều dễ dàng vì các doanh nghiệp nước ta chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, chi phí đầu tư máy móc lại quá cao, hầu hết họ thường nhập khẩu máy móc cũ, lạc hậu, hiệu quả mang lại không cao trong khi chi phí đầu tư cao.
1.3.2. Môi trường bên trong
Khách hàng
Khách hàng chính là người đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty, là người đưa ra quyết định cuối cùng có tiêu dùng sản phẩm hay không. Bên cạnh đó do mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu mà họ muốn được đáp ứng ngày càng
tăng. Việc mà các doanh nghiệp phải làm là nghiên cứu, tìm hiểu để đáp ứng đến mức tốt nhất nhu cầu của họ.
Là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp khẳng định rằng “Thứ quý giá nhất của công ty chúng tôi là KHÁCH HÀNG”. Cũng dễ hiểu thôi hàng hóa sản phẩm sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng cua khách hàng (người tiêu thụ). Nếu nhu không có khách hàng thì sản phẩm sẽ bị ứ đọng không tiêu thụ được. hậu quả là doanh nghiệp bị phá sản.
Trên thực tế, 1 sản phẩm – dịch vụ không chỉ có 1 nhà cung cấp mà còn có rất nhiều mặt hàng thay thế đa dạng.
Chính vì điều này đã đem lại quyền lựa chọn cho khách hàng. Doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm tốt, có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ được khách hàng lựa chọn.
Nếu như khách hàng không hài lòng với sản phẩm – dịch vụ của một doanh nghiệp họ sẵn sàng tìm đến sản phẩm dịch vụ khác mà có thể thay thế hoàn hảo. Một doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm sẽ không được chấp nhận trên thị trường.
Như vậy, doanh nghiệp tồn tại trên thị trường nhờ vào việc cung cấp sản phẩm và họ không có lựa chọn nào khác ngoài cạnh tranh khách hàng. Sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào điều đó.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức trong nước hay ngoài nước chuyên cung cấp vật tư thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…để một doanh nghiệp có thể hoạt động. Việc nhà cung cấp đẩy mức giá lên cao sẽ đẩy giá sản phẩm tăng lên làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Để có thể quan hệ với nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng và đặc biệt là hợp tác và phối hợp với nhà cung ứng thì các DN phân phối bán lẻ cần phải có những chiến lược quản trị phù hợp. Thời gian vừa qua, trong quá trình phát triển và duy trì quan hệ với nhà cung ứng của các DN phân phối bán lẻ còn chưa thực sự được quan tâm, nghiờn cứu một cỏch rừ ràng và nghiờm tỳc. Do đú, việc cỏc DN phõn phối bỏn lẻ quan tâm đến quản trị quan hệ với các nhà cung ứng của mình là nhu cầu rất cần thiết và rất quan trọng bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của nó.
Sản phẩm cạnh tranh
Sản phẩm cạnh tranh là những sản phẩm cùng loại, có cùng tính năng tác dụng của các đối thủ cạnh tranh và cùng được tiêu thụ trên một thị trường. Nếu trên thị trường có càng nhiều sản phẩm cạnh tranh và các sản phẩm có sức cạnh tranh thực sự thì càng gây sức ép cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Sản phẩm có thể cạnh tranh bằng giá hoặc bằng các yếu tố như chất lượng, mẫu mã, thương hiệu… Mà hiện nay khi đời sống ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranh bằng các yếu tố chất lượng, mẫu mã, thương hiệu càng mạnh mẽ hơn so với cạnh tranh bằng giá. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ.
Đối thủ hiện tại và tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp đang ở trong ngành, cùng sản xuất một loại sản phẩm và đang tham gia hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Họ đã sở hữu thị phần trong ngành và một lượng khách hàng nhất định, họ là người đe dọa trực tiếp đến khả năng phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Đối thủ tiềm ẩn là sự cạnh tranh thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có khi xuất hiện các rào cản xâm nhập ngành. Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ này phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập ngành thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có. Khi có đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hiện đang trong ngành từ đó làm giảm lợi nhuận của của doanh nghiệp do họ dựa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được một phần thị phần. Do đó, để bảo vệ cho vị trí cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp thường quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn sự xâm nhập từ bên ngoài.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH