Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần in và văn hóa phẩm ninh bình (Trang 53 - 58)

Doanh thu( triệu đồng)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NĂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CễNG TY CỔ PHẦN IN VÀ VĂN HểA PHẨM NINH

3.3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

3.3.1. Giải pháp về nhân sự

Trong thời đại chuyển giao công nghệ nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau có cùng một loại công nghệ, máy móc hiện đại thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp nào có đội ngũ nhân viên, lao động quản lý giỏi, có kỹ năng.

Những đòi hỏi của môi trường kinh doanh hiện nay đối với quản trị nguồn nhân lực là phải đào tạo và huấn luyện người lao động tạo ra sự đồng lòng, nhất trí của toàn thể người lao động trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, nâng cao năng suất lao động, do vậy cần quan tâm đến cơ chế cho người lao động để tạo động lực cho người lao động.

- Nâng cao năng lực của đội ngũ lao động đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo thông qua các hình thức đào tạo như đào tạo tại chỗ và tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề, thông qua các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế, thông qua các buổi thảo luận chuyên đề, các buổi giao lưu mang tính chất cởi mở… qua đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp các kiến thức nghiệp vụ cần thiết, tối thiểu cho người lao động và các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng. Đặc biệt đầu tư đào tạo cho các cán bộ trẻ, cán bộ mới, cán bộ có tâm huyết với ngành nhằm thiết lập đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cho tương lai có trình độ đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

- Tổ chức lao động hợp lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các cấp quản lý, lĩnh vực kinh doanh chủ

chốt. Cần tuyển dụng đúng người, bố trí lao động phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu đồi hỏi của công việc.

- Công tác tuyển dụng cần căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển kinh doanh. Phải xây dựng chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng trong các lĩnh vực kinh doanh, quản lý, sản xuất,.…

- Cần thường xuyên cải thiện môi trường làm việc, khuyến khích người lao động chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đề xuất các ý kiến đóng góp để cải tiến các quy trình, quy định nghiệp vụ, các sáng kiến thúc đẩy công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng, kiểm tra, kiểm soát…

- Hoàn thiện cơ chế phân phối thu nhập, xây dựng đơn giá tiền lương và cơ chế cho người lao động để tạo động lực nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, thu hút nguồn lao động có chất lượng cao. Thực hiện chế độ đãi ngộ tương xứng với công sức mà người lao động đã bỏ ra, tạo cơ hội thăng tiến, khuyến khích cải tiến phương pháp làm việc, thường xuyên giáo dục, động viên người lao động thông qua các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên. Có chế độ khen thưởng kịp thời, chế độ phạt nghiờm minh rừ ràng minh bạch để khuyến khớch những người lao động cú trỏch nhiệm, tận tâm với công việc. Hiệu quả giải pháp: Chất lượng nguồn nhân lực sẽ là lợi thế cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực tốt đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. Giải quyết tốt nguồn nhân lực sẽ làm tăng năng suất lao động và có thể dẫn tới việc giảm giá thành sản phẩm. Góp phần nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra công ty cần xây dựng một chế độ đãi ngộ thỏa đáng làm động lực để nhân viên làm việc hiệu quả và thu hút thêm nhân lực chất lượng đến với công ty.

Công ty tăng mức lương thấp nhất từ 5.000.000 đồng/tháng lên 6.500.000 đồng/tháng.

Đóng bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên. Bổ sung một vài khoản phụ cấp như phụ cấp đi lại,... Việc đánh giá nhân viên cũng cần sát sao, khách quan, kịp thời khen thưởng nhân viên có thành tích tốt, kiểm điểm những nhân viên ý thức chưa tốt nhằm tạo sự đồng nhất về chất lượng khi cung cấp dịch vụ cho các khách hàng khác nhau.

3.3.2. Giải pháp về marketing

Hoàn thiện chính sách sản phẩm

Phải luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, cam kết với khách hàng không ngừng cải tiến liên tục sản phẩm. Điều này sẽ cho khách hàng một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp. Đồng thời, hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua phiếu khảo sát, phỏng vấn cần được đẩy mạnh và thực hiện 2 lần/1tháng nhằm nắm bắt nhu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng.

Dù chất lượng hiện tại của doanh nghiệp được khách hàng đánh giá tốt nhưng sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa chất lượng của mình. Nhằm nâng cao chất lượng, doanh nghiệp cần kết hợp giữa chất lượng nguồn nhân lực cao, đầu tư cơ sở vật chất và công tác chăm sóc khách hàng.

Nguồn nhân lực cần được nâng cao kiến thức qua các khóa luận định kỳ 1 buổi/1 tháng, hoàn thiện kỹ năng, trau dồi kinh nghiệm.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ luôn được nâng cấp và đổi mới 1lần/2 năm. Đặc biệt về công tác chăm sóc khách hàng cần đẩy mạnh hơn nữa, thường xuyên gọi điện thăm dò ý kiến khách hàng.

Không nên chỉ tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn mà đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm cũng là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận sâu hơn với từng tập khách hàng.

Hoàn thiện chính sách giá

Một là, tạo mối quan hệ thân thiết và uy tín đối với các nhà cung cấp, để được hưởng ưu đãi cũng như những chính sách giảm giá của nhà cung cấp. Bên cạnh đó cũng đảm bảo được rằng các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho mình các sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý, từ đó sẽ làm giảm giá thành sản phẩm đi kèm với việc chất lượng không hề giảm sút.

Hai là, phải luôn tìm hiểu chính sách giá các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó cho ra chính sách giá vừa phù hợp với thị trường, vừa dễ cho khách hàng lựa chọn nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho công ty.

Ba là, công ty nên áp dụng chính sách ổn định và không quá thấp đối với các đối thủ cạnh tranh nhưng đi kèm theo là các chiêu thức khuyến mãi, chất lượng đạt tiêu chuẩn vì tính hấp dẫn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố giá mà còn phụ thuộc các yếu tố

khác, việc thỏa mãn nhu cầu, hài lòng với chất lượng sẽ dễ để lại ấn tượng trong lòng khách hàng.

Xây dựng, củng cố, phát triển thương hiệu

Quảng cáo là hình thức đưa thương hiệu của bạn đến gần với mọi người nhất.

Bạn sẽ hoàn toàn thất bại nếu tạo dựng một thương hiệu mà không một ai biết đến.

Hãy để việc quảng cáo giúp bạn lan truyền đến mọi người, và một điều thực tế là sẽ không có ai giúp bạn quảng cáo thương hiệu của bạn tốt và nhiệt huyết bằng bạn. Vì thế hãy luôn sáng tạo, tìm kiếm những nguồn năng lượng mới để quảng bá, tiếp thị sản phẩm của bạn được tốt hơn.

Giống như là một cửa hàng riêng của bạn, bạn thỏa sức trưng bày sản phẩm và cung cấp lượng thông tin quảng cáo lớn đến cho người xem mà không tốn nhiều thời gian, chi phí. Ngoài ra việc bán hàng cũng như chốt đơn hàng mỗi ngày sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Vì thế rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách này để tạo cho mình một thương hiệu bộ mặt riêng trên thị trường kinh doanh trực tuyến.

Mối quan hệ sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường chinh phục thành công. Tạo dựng mối quan hệ rộng còn gọi là một hình thức marketing truyền miệng, và từ xưa cho tới bây giờ cách marketing này vẫn luôn mang lại hiệu quả cao cho nhiều doanh nghiệp. Sức mạnh của sự lan truyền thông tin từ khách hàng này đến khách hàng khách sẽ tạo cho bạn được sự quan tâm của người. Họ sẽ có thói quen là tìm đến những nơi tin cậy, được giới thiệu từ người quen hơn là tự tìm kiếm nơi uy tín.

Giải pháp về vốn

Trong điều kiện hiện nay, khả năng tăng vốn và thu hút vốn một cách nhanh chóng là một việc khó cho công ty, vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cách phù hợp nhất cho công ty thông qua một số giải pháp:

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chính bằng cách lựa chọn đúng đắn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. Các phương án kinh doanh, phương án sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường để quyết định quy mô, chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá bán sản phẩm.

- Bên cạnh đó, thu hút và huy động vốn đầu tư có hiệu quả là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các nguồn huy động bổ sung vốn trong nền kinh tế thị trường bao gồm rất nhiều nguồn: nguồn vốn doanh nghiệp tự

bổ sung, vay ngân hàng, vay các đối tượng khác, liên doanh liên kết... Việc lựa chọn nguồn vốn nào rất quan trọng và cần phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Đối với những doanh nghiệp thừa vốn thì tuỳ từng điều kiện cụ thể có thể lựa chọ khả năng sử dụng. Nếu đưa đi liên doanh liên kết hoặc cho các doanh nghiệp khác vay thì cần phải thận trọng, thẩm tra kỹ các dự án liên doanh, kiểm tra tư cách khách hàng nhằm đảm bảo liên doanh có hiệu quả kinh tế, cho vay không bị chiếm dụng vốn do quá hạn chưa trả, hoặc mất vốn do khách hàng không có khả năng thanh toán.

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

- Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất máy móc, thiết bị , sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm.

- Xử lý nhanh những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh.

- Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản cố định, giảm tối đa thời gian nghỉ việc.

- Thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định, thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của công tác bảo toàn và phát triển vốn.

Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Các biện pháp chủ yếu thường được áp dụng trong quản lý vốn lưu động như sau:

- Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất, kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung.

- Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém phẩm chất gây ứ đọng vốn lưu động.

- Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trong giá thành sản phẩm.

- Tổ chức hợp lý quá trình lao động, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật chất và tinh thần cho người lao động.

- Tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thương trường. Tổ chức tốt quá trình thanh toán tránh và giảm các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được.

- Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần in và văn hóa phẩm ninh bình (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w