CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIÊN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THẨM ĐỊNH
2.2. Thực trạng hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Tư vấn và Thẩm định Việt Nam
2.2.1. Nhận diện tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp Theo như kết quả phỏng vấn giám đốc ông Dương Anh Tài thì công ty đã có hoạch định chiến lược phát triển thị trường cho dòng sản phầm, dịch vụ thẩm định giá của công ty.
- Tầm nhìn “Trở thành công ty lớn mạnh hàng đầu trong dịch vụ thẩm định, phát triển bền vững, mở rộng thị trường hoạt động và các lĩnh vực liên quan”.
- Sứ mạng kinh doanh của công ty:
+ Đối với khách hàng: Cung cấp dịch vụ, sản phẩm chất lượng, chính xác, nhanh chóng, tạo niềm tin và tin cậy đối với khách hàng.
+ Đối với nhân viên: Công ty mong muốn mang đến môi trường làm việc lành mạnh, gắn kết các thành viên bằng việc tạo điều kiện để mỗi nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực bản thân và sự nghiệp.
+ Đối với đối tác: VCA hoạt động minh bạch, an toàn và hiệu quả nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và đối tác.
Khi điều tra trắc nghiệm 20 nhân viên của công ty thì 70% nhân viên trong công ty khụng biết rừ tầm nhỡn và sứ mạng kinh doanh. Khi được hỏi mọi người đều cho rằng nếu có tuyên bố tầm nhìn sẽ tập trung vào thị trường và khách hàng. Lãnh đạo công ty không phổ biến với nhân viên, do đó sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng tới thực hiện chiến lược, hình ảnh của công ty trong kinh doanh.
Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh đã được ban lãnh đạo đưa ra tương đối sát với tình hình của công ty và có tính chọn lọc, nhưng cần cụ thể, phổ biến tới nhân viên trong cụng ty để nắm rừ.
- Mục tiêu hiện tại của công ty
Theo kết quả phỏng vấn Ông Dương Anh Tài - Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Thẩm định Việt Nam của doanh nghiệp cho biết hiện nay công ty có một số mục tiêu chiến lược từ giờ đến năm 2025 có nội dung như sau đây:
+ Về kết quả kinh doanh: Doanh thu và lợi nhuận trong các năm tới đảm bảo tăng trưởng bình quân hàng năm ít nhất tăng 20%.
+ Về công tác thị trường: Thị phần công ty hằng năm tăng ít nhất 20%. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, để nắm rừ hơn về thị hiếu khỏch hàng, phỏt triển những dịch vụ mới để đỏp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
+ Phát triển mạng lưới bán hàng: Phát triển các chi nhánh, văn phòng đại diện khu vực miền Bắc.
+ Nâng cao năng lực nhân viên: 100% nhân viên trình độ đại học cao đẳng, đào tạo nâng cao chuyên môn.
+ Về cơ sở vật chất: Công ty sẽ đầu tư thêm trang thiết bị như điều hòa, máy chiếu, bàn ghế mới phục vụ cho hội họp, cũng như không gian làm việc. Thay thế các thiết bị cũ hỏng như máy in, máy tính … để không bị gián đoạn trong việc làm cho nhân viên.
+ Về nhân sự: Công ty đảm bảo công việc đều đặn hàng tháng, có thu nhập ổn định, chế độ khen thưởng đói ngộ rừ ràng. Tạo cơ hụi thăng tiến cho toàn bộ nhõn viờn trong công ty, và tiếp tục tuyển dụng thêm nhân viên mới.
Từ các mục tiêu có thể nhận thấy các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp trong thời gian tới khá là đa dạng và Ông Dương Anh Tài cũng nhấn mạnh mục tiêu phát triển mạng lưới phân phối, tuyên truyền sản phẩm và mở rộng quy mô nhân sự là các mục tiêu được doanh nghiệp chú trọng nhất. Bởi vì hiện tại công ty đang có xu hướng mở rộng thêm các địa điểm chi nhánh của công ty mới đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều khách hàng hơn và các mục tiêu đó là vấn đề đầu tiên doanh nghiệp phải quan tâm.
Khi điều tra trắc nghiệm nhân viên của công ty thì đa số nhân viên trong công ty nắm rừ mục tiờu của cụng ty. Khi được hỏi mọi người đều bảo rằng mục tiờu của cụng ty được phân bổ, giao phó từ trên xuống từ các cấp xuống nhân viên, chia nhỏ mục
tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ. Lãnh đạo công ty phổ biến với nhân viên các cấp, mỗi thành viên được phân công một hoặc nhiều nhiệm vụ, đảm bảo rằng các thành viên có cảm giác sở hữu các mục tiêu. Phân công nhiệm vụ cũng thể hiện mỗi một người đều phải có trách nhiệm. Tất cả các thành viên nên nắm bắt được những lợi ích và kĩ năng phân công nhiệm vụ thích hợp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các bộ phận vẫn còn chưa đồng nhất thực hiện các mục tiêu, sự phân bổ nhiệm vụ còn chưa đồng đều còn dựa trên nhiều kinh nghiệm của ban lãnh đạo về năng lực của từng cá nhân. Các mục tiêu chỉ mới đưa ra nội dung còn chưa có hình thức thưởng phạt đối với nhân viên trong quá trình thực hiện hoàn thành nội dung mục tiêu đề ra.
Công ty đã thực hiện hoạch định các mục tiêu trong các năm sắp tới trong công tác phát triển thị trường theo chiều rộng, tập trung mở rộng thị trường. Để thực hiện mục tiêu đề ra công ty cần có định hướng, phân bổ nguồn lực hợp lý, sử dụng các công cụ để phân bổ mục tiêu từ đó nâng cao hiệu quả, năng xuất đạt được các mục tiêu đề ra, tác động đến hoạt động kinh doanh tích cực.
2.2.2. Thực trạng phân tích tình thế môi trường chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Tư vấn và Thẩm định Việt Nam
2.2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô
Nhóm nhân tố chính trị - pháp luật: Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định và an toàn, là tiền đề cho sự phát triển thành công của các công ty.
Bước vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Việt Nam đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt, công ty là công ty dịch vụ thẩm định giá luôn cấp nhật các tài liệu pháp luật liên quan trong ngành nghề để đưa ra những ứng dụng áp dụng vào quy trình. Chính vì thế, công ty đang có lợi thế rất lớn trong việc hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển thị trường.
Tuy nhiên, hiện nay chính phủ đang xiết chặt đang kí kinh doanh của trong lĩnh vực thẩm định giá. Theo Bộ Tài chính, cả nước có 300 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá. Nắm bắt những yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho Công ty Quý Hạnh khi có thể đưa ra chiến lược phát triển thị trường chính xác trong thời gian tới.
Nhóm nhân tố kinh tế: trong các năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ ổn đinh, kể từ khi ra nhập các tổ chức kinh tế ở khu vực và trên thế giới như: WTO, APEC… thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự tham gia của nhiều đối thủ. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho công ty VCA trong việc phát triển thị trường trong và ngoài nước. Công ty cổ phần VCA cần tập trung huy động nguồn lực để đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao của mình. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường bao gồm: mức lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, quan hệ giao lưu quốc tế...Những năm gần đây, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi và trên đà tăng trưởng. Năm 2016, GDP Việt Nam đạt 6,21%, năm 2017 là 6,81% và năm 2018 tiếp tục tăng lên 7,08%, và 6 tháng đầu năm 2019 ước tính tăng 6,76% (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Điều này tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của VCA phát triển hơn nữa. Ngoài ra, kinh tế Việt Nam có những có những bước tiến tích cực trong những năm gần đây và thời gian sắp tới có những cột mốc đáng nhớ khi đã hoàn tất kí kết, gia nhập các hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đồng thời hiệp định EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tham gia các hiệp định sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới. Bên cạnh những bước tiến quan trọng của nền kinh tế nước nhà đạt được, kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm 2020 cũng đang đối diện tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 với nền kinh tế toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 12/2, khi công bố báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, đã giảm mức dự báo GDP xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II, so với mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm là 6.8%. Ngoài du lịch, các ngành sản xuất như may mặc, da giầy, điện, điện tử,
sản xuất và lắp ráp ô tô… đang chịu áp lực rất lớn vì hầu hết các nguyên nhiên vật liệu, phụ trợ, phụ tùng, hay thiết bị đầu vào cho quá trình sản xuất được nhập từ Trung Quốc, nay do dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch mà Trung Quốc đang triển khai trong đó có kiểm soát biên giới và các dòng lưu chuyển hàng hóa, đang trở nên thiếu hụt. Nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng... Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu. Những diễn biến phức tạp của nền kinh tế tác động tới các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty cổ phần Tư vấn và Thẩm định Việt Nam nói riêng cần có những bước đi củ thể, chính xác trong những công tác hoạch định của mình để thích nghi với điều kiện như hiện nay.
Văn hóa xã hội: Với đặc thù là nước đang phát triển, sự hội nhập của các tiến bộ khoa học trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp vào nước ta ngày càng nhiều và phổ biến. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những ứng dụng rất linh hoạt những tiến bộ đó vào công tác quản trị và quy trình hoạt động của mình, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, xuất thân từ một nước nông nghiệp, Việt Nam vẫn tồn tại một số bộ phận doanh nghiệp vẫn duy trì lối hoạt động sản xuất kinh doanh lạc hậu, chưa ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong công tác quản lý vận hành doanh nghiệp dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh còn trì trệ, thiếu tính linh hoạt, minh bạch, không theo kịp xu hướng phát triển trên thế giới dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, hoạt động quản trị còn nhiều yếu kém. Nguyên nhân dẫn đến điều này phần lớn là do nhận thức và tầm nhìn của nhà quản trị, bên cạnh đó cũng là do các chính sách khuyến khích của chính phủ chưa thực sự tác động được đến doanh nghiệp; hoặc do công tác tư vấn, triển khai của nhà cung cấp chưa sát sao, chưa đánh vào tâm lý của doanh nghiệp.
Công nghệ kỹ thuật: Sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật đã mang đến cho công ty nhiều cơ hội. Đối với là trong lĩnh vực thẩm định, công nghệ phát triển giúp các doanh nghiệp giảm bớt nhân lực và tiết kiệm thời gian, chi phí, chất lượng sản phẩm dịch vụ chính xác. Nhưng mặt khác lại tiềm ẩn rất nhiều khó khăn trong hoạch định chiến lược phát triển thị trường. Như việc chuyển giao công nghệ phần
mềm nếu khụng nắm rừ cỏc quy trỡnh sẽ gặp nhiều khú khăn. Cỏc đối thủ cạnh tranh muốn ăn cắp ý tưởng, bị hacker lấy mất thông tin….
Công nghệ kỹ thuật chính là công cụ đắc lực giúp công tác phát triển thị trường của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Việc thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau giúp cho công ty thuận tiện và nhanh chóng hơn trong công việc phát triển những thị trường tiềm năng. Thuận tiện hơn trong việc truyền đạt thông tin đến mọi thành viên trong công ty từ các cấp, các bộ phận để nắm bắt được các chính sách trong hoạt động kinh doanh của công ty và công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường ngành
A. Khách hàng
Khách hàng của VCA rất đa dạng, từ các cá nhân đến các khối doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, ngân hàng có nhu cầu thẩm định, giám định…
Khách hàng có ảnh hưởng lớn đến doanh số bán và uy tín của công ty. Trong quá trình hoạt động, hoạch định chiến lược phát triển thị trường còn gặp nhiều khó khăn đến từ khách hàng như: khách hàng phàn nàn, khiếu nại về chất lượng sản phẩm (dịch vụ thẩm định chưa đúng tiến độ, độ chính xác…). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cũng đang cung cấp dịch vụ thẩm định như VCA, do vậy khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để thay thế. Chính vì vậy, công ty cần nắm rừ nhu cầu và tõm lý khỏch hàng để cú biện phỏp phỏt triển thị trường củ thể.
B. Các đối thủ cạnh tranh
Các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành dịch vụ thẩm định tại Hà Nội đều có sức mạnh về tài chính, nguồn nhân lực cũng như kinh nghiệm lâu năm như các Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam, Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thể Kỷ, Công ty Cổ Phần Thẩm định giá AVALUE…Điều này làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và buộc doanh nghiệp phải nỗ lực trong việc xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh của mình để giành lấy thị phần và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
C. Văn phòng đại diện – Cộng tác viên:
Với mô hình bán hàng Văn phòng đại diện – Cộng tác viên mang lại nhiều lợi ích về doanh thu, nâng cao uy tín doanh nghiệp và phát triển thị trường, mở rộng được thị
phần. Tuy nhiên, mô hình này cũng có thể ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển thị trường của cụng ty nếu Văn phũng đại diện – Cộng tỏc viờn khụng nắm bắt rừ về tính chất hợp tác, con người và dịch vụ của VCA gây nhầm lẫn cho khách hàng về dịch vụ, chính sách bán hàng và các dịch vụ hỗ trợ.
2.2.2.3. Ảnh hưởng môi trường bên trong
A. Nguồn lực nhân lực
Nhân viên là người tiến hành cung cấp thông tin và phát triển thị trường, cũng là nguồn lực để làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty VCA.
Chính vì thế, trình độ và nhận thức của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường. Nhân sự cũng là nhân tố đem lại lợi thế cạnh tranh cho công ty bởi chất lượng đội ngũ nhân viên được đánh giá cao.
Từ bảng số liệu phân tích thể hiện trong báo cáo thực tập, ta thấy rằng tổng số lượng lao động của Công ty tăng đều với quy mô lao động vừa, nhỏ. Sự gia tăng số lượng lao động là do nhu cầu mở rộng quy mô, định hướng phát triển của Công ty cả về hoạt động kinh doanh, sự phát về bộ máy tổ chức nhân sự của công ty triển theo từng năm. Lực lượng lao động của công ty chủ yếu có trình độ lao động Đại học chiếm trung bình 78% lực lượng của công ty. Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định Việt Nam là công ty về xây dựng nên lực lượng chủ yếu vẫn là lao động chất lượng cao đại học, cao đẳng trong các lĩnh vực như thẩm định giá, kiểm toán, kinh tế… Ta có thể thấy công ty rất chú trọng và quan tâm đến chất lượng lao động, nhằm nâng cao chất lượng lao động cho công ty đảm bảo cho mục tiêu phát triển lâu dài. Vì vậy, công ty nên tích cực bồi dưỡng, đào tạo nhân viên nhằm nâng cao trình độ để hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường đạt hiệu quả cao nhất.
B. Nguồn lực tài chính
Nguồn vốn cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của công ty. Do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế trong nước, khả năng tài chính cũng như khả năng huy động vốn của công ty gặp một số khó khăn khi lãi suất vay ngày càng cao, lạm phát, tỷ giá hối đoái cũng không hề giảm, nó làm cho tài chính của công ty không được tốt và ảnh hưởng đến quá