Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế Outbound tại công ty lữ hành

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế outbound của công ty cổ phần đầu tư du lịch hà nội, hà nội (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH

1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế Outbound tại công ty lữ hành

1.3.1. Các yếu tố khách quan

Kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị, pháp luật: Đây là các nhân tố ảnh hưởng to lớn đến các công ty lữ hành, kinh tế càng phát triển, đời sống con người được cải thiện làm tăng nhu cầu đi du lịch của khách du lịch trong nước, từ đó các công ty lữ hành sẽ có nhiều tập khách hàng, cơ hội đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách càng cao, giảm thiểu chi phí và làm tăng doanh thu, lợi nhuận, từ đó giúp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp và ngược lại.

Môi trường văn hóa – xã hội hình thành nên thói quen tiêu dùng của nhóm dân cư ảnh hưởng đến các sản phẩm du lịch của các công ty lữ hành. Các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn đều ảnh hưởng đến tiêu dùng du lịch của khách du lịch, đó là cơ sở để công ty lữ hành xây dựng và đưa ra các sản phẩm du lịch kinh doanh trên thị trường. Nắm bắt được yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, tăng lượng khách hàng tìm tới doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

Bất cứ sự thay đổi nào về chính sách hay chế độ Nhà nước đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty lữ hành. Ngành du lịch là một ngành rất nhạy cảm với các sự kiện: Ổn định chính trị, thể chế chính trị, quan hệ quốc tế đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội, hệ thống pháp luật, đường lối phát triển du lịch…

Các yếu tố này đều có thể làm nâng cao rào cản hoặc hạ thấp rào cản cho thị trường du lịch, từ đó ảnh hưởng đến việc công ty lữ hành có phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của mình được hay không.

Các chính sách Nhà nước về thủ tục xuất nhập cảnh, cấp hộ chiếu, visa, giấy phép hoạt động kinh doanh cho các công ty lữ hành, các chính sách quản lý tại các điểm đến du lịch,… đều ảnh hưởng đến các công ty lữ hành. Nhà nước càng tạo điều kiện về các thủ tục hay nâng cấp cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, đầu tư xây dựng các dịch vụ công,… sẽ càng tạo điều kiện cho các công ty lữ hành phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân tạo, đây là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách du lịch tại điểm đến du lịch, từ đó ảnh hưởng đến loại hình dịch vụ cung ứng của các nhà cung ứng tại điểm đến. Trên cơ sở đó các công ty lữ hành thiết lập các chương trình du lịch khách nhau, tài nguyên du lịch càng phong phú thì hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế càng phát triển.

Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những đơn vị cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để tạo nên sản phẩm dịch vụ du lịch trọn gói.

Chương trình du lịch trọn gói được cấu thành từ các dịch vụ đơn lẻ của các nhà cung ứng, nhà cung ứng uy tín và cung cấp các dịch vụ có chất lượng sẽ góp phần nâng cao uy tín, quảng cáo hình ảnh cho công ty lữ hành, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp. Ngược lại, chất lượng sản phẩm dịch vụ của các nhà cung ứng thấp sẽ nhanh chóng làm giảm uy tín của các công ty lữ hành và có thể gây ra thiệt hại lớn về mặt kinh tế, làm cản trở công ty lữ hành phát triển hoạt động kinh doanh lữ quốc tế của mình.

Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của công ty lữ hành bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh cùng tập khách ở cùng một mức giá dịch vụ, doanh nghiệp kinh doanh cùng một sản phẩm, doanh nghiệp cùng kinh doanh trên một lĩnh vực, doanh nghiệp cùng kinh doanh trong một nhóm hàng nhất định. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty lữ hành, càng nhiều công ty lữ hành kinh doanh trên thị trường thì mức độ cạnh tranh càng dữ dội, hoạt động kinh doanh lữ hành càng bị ảnh hưởng do phải bỏ nhiều chi phí marketing, chia sẻ khách hàng với doanh nghiệp khác,… từ đó làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển hoạt động

kinh doanh lữ hành quốc tế. Công ty lữ hành càng cần tìm ra lợi thế cạnh tranh của riêng mình để tồn tại và phát triển.

Khách hàng: Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thị trường kinh doanh lữ hành nói chung và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng. Nhu cầu du lịch của khách du lịch là cơ sở để doanh nghiệp nghiên cứu xác định tập khách hàng, xây dựng, bán các chương trình du lịch, dựa vào mức độ tiêu thụ của khách du lịch mà công ty lữ hành đưa ra mục tiêu, kế hoạch phát triển, dự báo mức doanh thu, lợi nhuận thu được.

Công ty lữ hành tồn tại, phát triển được nhờ khách du lịch, chính vì thế doanh nghiệp phải bằng mọi cách tối đa hóa nhu cầu của khách du lịch so với đối thủ cạnh tranh bằng các chính sách xúc tiến, giá cả, sản phẩm, phân phối hợp lý. Doanh nghiệp càng thu hút và được càng nhiều khách du lịch quốc tế sử dụng dịch vụ thì hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế càng phát triển.

Tớnh thời vụ: Kinh doanh lữ hành mang tớnh thời vụ rừ nột do nhu cầu của khỏch du lịch có tính thời vụ cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian rảnh rỗi, thu nhập bình quân,.. Tính thời vụ càng cao thì hao phí sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị càng cao, giảm hiệu quả sử dụng vốn, doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành không ổn định, thời điểm chính vụ doanh nghiệp không đáp ứng được hết nhu cầu của khách du lịch, gây lãng phí, thời điểm trái vụ doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành thấp, đồng thời vẫn bỏ ra chi phí để quản lý, duy trì hoạt động kinh doanh lữ hành dẫn đến giảm doanh thu. Ngược lại, tính thời vụ thấp, doanh nghiệp có doanh thu ổn định, đồng thời hiệu quả sử dụng vốn cao hơn do không có hoặc ít những tháng không sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Công ty lữ hành cần có biện pháp khắc phục được tính thời vụ nhằm tối đa hóa doanh thu, từ đó tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Trình độ tổ chức quản lý: Quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thế lên đối tượng quản lý nhằm duy trì hoạt động của các hệ thống, sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng có sẵn, các cơ hội để đưa hệ thống đi đến mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của thị trường. Trình độ tổ chức quản lý của từng công ty lữ hành phụ thuộc vào trình độ nguồn lao động quản trị của doanh nghiệp. Một công ty lữ hành có trình độ tổ chức quản lý tốt sẽ giúp kết nối hoạt động của các nhân viên tốt, giải quyết tốt các tình huống phát sinh, đem lại hiệu quả làm việc cao, các kế hoạch dễ dàng đạt được mục tiêu đặt ra đem lại sự phát triển cho hoạt động kinh doanh lữ hành, đồng thời tạo nên văn hóa doanh nghiệp đặc trưng cho từng doanh nghiệp.

Lao động: Lao động trong kinh doanh lữ hành là một bộ phận lao động xã hội được phân công lao động làm nhiệm vụ sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho

khách du lịch. Trong bất cứ doanh nghiệp nào, yếu tố con người cũng là quan trọng nhất, trong công ty lữ hành cũng vậy, con người là yếu tố đầu vào quan trọng nhất.

Trong công ty lữ hành có 2 loại lao động: lao động quản trị, lao động thừa hành.

Lao động quản trị: giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, trưởng các bộ phận, trưởng phòng các phòng chức năng, trưởng các bộ phận tác nghiệp,… là những người đưa ra những mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp. Lao động thừa hành: nhân viên thị trường, nhân viên điều hành, hướng dẫn viên là những bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, bởi đây là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, quyết định chất lượng dịch vụ và thỏa mãn nhu cầu du lịch cho khách du lịch, mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp, chính vì vậy đội ngũ này phải có khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc độc lập và khả năng giải quyết tình huống linh hoạt, ngoài ra còn nhân viên kế toán, bảo vệ,…

Tùy vào quy mô của từng công ty lữ hành mà cần xác định số lượng, chất lượng lao động phù hợp để bố trí sử dụng cho hợp lý đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp, tránh thất thoát lãng phí.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống cơ sở vật chất bao gồm tất cả các phương tiện vật chất và tư liệu lao động sản xuất ra sản phẩm cho khách du lịch. Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi quyết định mua sản phẩm, đồng thời còn giúp ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và năng suất lao động tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành.

Vốn kinh doanh: Sức mạnh tài chính trong doanh nghiệp có thể là được hiểu chung là nguồn vốn của công ty. Vốn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Đối với các công ty lữ hành, vốn đủ mạnh giúp trang trải chi phí thiết kế chương trình du lịch, marketing, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, trả lương nhân viên,… Một công ty lữ hành có sức mạnh tài chính lớn sẽ có điều kiện cung cấp các sản phẩm du lịch có chất lượng và duy trì được chất lượng đó lâu dài. Mỗi công ty lữ hành phải có chính sách quản lý nguồn vốn tốt nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, quay vòng vốn một cách hợp lý nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường, phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành cho doanh nghiệp.

Uy tín, vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp: Tiềm lực vô hình của công ty lữ hành bao gồm thương hiệu, hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Một thương hiệu tốt, hình ảnh tốt trong mắt khách du lịch và đối tác tạo nên sức mạnh vô hình thúc đẩy quá trình lựa chọn, quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Uy tín và mối quan hệ lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động giao dịch, ký kết giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, thể hiện quyền mặc cả của công ty lữ hành từ đó thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế outbound của công ty cổ phần đầu tư du lịch hà nội, hà nội (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w