THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
2.1. Giới thiệu tổng quan về Nhà xuất bản Văn học
2.1.6. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản
a. Những thuận lợi của Nhà xuất bản
-Trải qua hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, Nhà xuất bản Văn học đã xây dựng cho mình tên tuổi và thương hiệu. Khi muốn mua một cuốn sách văn học bạn đọc sẽ tìm ngay đến sách của nhà xuất bản Văn học. Thương hiệu Nhà xuất bản Văn học đã gây được niềm tin trong lòng người đọc. Đó là một cơ sở thuận lợi để phát triển thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhà xuất bản có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng và chất lượng. 100% cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học và trên đại học, có kỹ năng làm việc theo nhóm, am hiểu nhiều ngoại ngữ có khả năng dịch sách văn học tốt. Nhiều biên tập viên là những nhà văn trẻ, có tên tuổi trên văn đàn.
Vì thế nhà xuất bản có khả năng thu hút, tìm kiếm được các bản thảo hay và chất lượng.
- Qua nhiều năm phát triển, Nhà xuất bản đã xây dựng cho mình được mạng lưới phát hành sách rộng rãi bao gồm cả thị trường phía bắc và thị trường phía nam, ngoài ra còn có ở các tỉnh lân cận như: Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… Không chỉ cung cấp sách cho các trung tâm phát hành sách, bộ phận phát hành còn xây dựng được mối quan hệ với thư viện các địa phương, các trường học. Đây là những thuận lợi hết sức cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Số lượng đầu sách hằng năm không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Nếu năm 2010, công ty cho xuất bản khoảng 250 đầu sách thì đến năm
2011, con số đã lên đến 300 đầu sách. Doanh thu không ngừng tăng lên theo các năm. Đời sống công nhân viên không ngừng được cải thiện. Mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty là 5 triệu/người. Nhà xuất bản đã phát huy những điểm mạnh của mình, vượt qua mọi khó khăn trong giai kinh tế khủng hoảng này để hoàn thành tốt nhiệm của mình trên mặt trận văn hóa tư tưởng đồng thời phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cao, thu được nhiều lợi nhuận.
b. Những khó khăn của Nhà xuất bản:
- Nguồn vốn của công ty còn ít. Trong khi đó, giá phải trả cho tác quyền cao nên lợi nhuận ít. Các khoản nợ xấu khó đòi làm thất thu nguồn vốn. Sách tồn kho vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, có cuốn lên đến 30% tổng số sách được in ra làm vốn bị tồn đọng, khả năng quay vòng ít.
- Môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay cả nước có hơn 60 nhà xuất bản. Hàng năm có hàng vạn cuốn sách ra đời. Thị trường sách hết sức phong phú đa dạng, phong phú cả về đề tài và chủng loại không chỉ có sách văn học mà còn có sách đời sống, sách khoa học, kinh tế, kỹ năng sống… Theo đúng chức năng và nhiệm vụ mà cơ quan chủ quản quy định, Nhà xuất bản Văn học chỉ được phép xuất bản thể loại sách văn học. Trong khi đó có tới 40 nhà xuất bản trong cả nước được phép xuất bản sách văn học. Điều này đã tạo ra một thị trường sách văn học đa dạng và phong phú, nguồn cung dồi dào. Khó khăn đặt ra cho Nhà xuất bản là phải có chiến lược phát triển, phải tạo ra đặc thù khác biệt cho sản phẩm của mình để cạnh tranh trên thị trường.
- Nạn sách lậu đang phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Tình hình in lậu sách đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Khung hình hình phạt dành cho cá nhân hay các tổ chức in lậu còn thấp mới, phần lớn mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Trong khi đó, nận in lậu đã làm thất thoát ngân sách nhà nước, khiến cho doanh nghiệp rơi vào doanh nghiệp rơi vào tình
trạng làm ăn khó khăn. Một số đầu sách hay, mới đều bị đầu nậu tổ chức in lậu, bán ra với chiết khấu cao, giá thành rẻ bởi chi phí bỏ ra thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí để làm một cuốn sách thật. Hiện nay có hơn 30% đầu sách của Nhà xuất bản hàng năm bị in lậu. Điều này dẫn đến hậu quả sách thật của Nhà xuất bản không đủ sức cạnh tranh với sách giả, bị tồn kho, ế đọng hàng gây khó khăn trong vấn đề thu hồi vốn, giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ chế quản lý trong công ty vẫn còn thiếu sự đồng bộ thống nhất. Ban giám đốc phần lớn đã gần đến tuổi về hưu, nên thiếu sự tinh nhạy, mạnh dạn trong kinh doanh. Tư duy quản lý còn cũ, chưa có nhiều đổi mới, sự thích nghi với những biến đổi của môi trường kinh doanh còn chậm. Do xuất phát điểm là một đơn vị sự nghiệp hành chính hưởng lương từ ngân sách, nên cung cách làm việc vẫn mang nặng ảnh hưởng của cơ chế bao cấp. Đây là một hạn chế gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công ty.
- Nguồn nhân lực trong công ty dồi dào và phong phú. Nhưng có một nhược điểm lớn là nguồn lao động đang bị già đi. Trong khi đó nguồn lao động trẻ lại quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Công ty thiếu đi nguồn nhân lực kế cận trong khi chỉ một, hai năm nữa ban Giám đốc nghỉ hưu. Đặc điểm này của nguồn nhân lực cũng hạn chê sự phát triển của công ty.
- Khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân. Lượng sách bán ra tương đối chậm. Cùng với nó là sự khủng hoảng của nền văn hóa đọc, do sự phát triển của Internet và nhiều phương tiện truyền thông khác. Giờ đây con người có nhiều sự lựa chọn hơn cho những giờ phút thư giãn ngắn ngủi của mình. Nếu ngày xưa, vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, sách như những người bạn thân thiết được nhiều người gối đầu giường, nâng niu quý trọng như những báu vật, thì giờ đây rất ít người còn quan tâm như vậy với sách. Đó là một nguyên nhân sâu sa khiến cho sách của Nhà xuất bản Văn học nằm trong tình trạng ế ẩm, tiêu thụ chậm, công tác phát hành rơi vào
tình trạng hết sức khó khăn, trong khi đó nguồn thu chủ yếu của Nhà xuất bản chủ yếu dựa vào công tác phát hành.
Những thuận lợi và khó khăn trên đây đặt doanh nghiệp vừa là thách thức vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm ra hướng đi phát triển, đứng vững trong cơ chế thị trường.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản Văn học trong