Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Nhà xuất bản Văn học 1. Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh sách ở Nhà xuất bản Văn học (Trang 40 - 44)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH SÁCH CỦA NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Nhà xuất bản Văn học 1. Những kết quả đã đạt được

Với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh sách, Nhà xuất bản Văn học có thị trường tiêu thụ sách ổn định.

* Công ty có doanh thu bán hàng tăng đều qua các năm. Năm 2009 tổng doanh thu của công ty là 2.134.368 nghìn đồng, thì đến năm 2010, doanh thu tăng 1.118 nghìn đồng. Đến năm 2012, doanh thu tăng 1.057 nghìn đồng so với năm 2010.

* Tình hình phát triển mạng lưới phát hành sách: Công ty đã xây dựng được cho mình mạng lưới phát hành rộng rãi. Với hơn 5 trang web bán hàng trên mạng, có mối quan hệ trao đổi sách với hơn 20 công ty phát hành sách trên địa bàn Hà Nội, và mối quan hệ mật thiết với hơn 25 các công ty phát hành sách ở các tỉnh thành địa phương. Kết qua trên đã cho ta thấy công ty có một thị trường tiêu thụ sách rộng rãi, khách hàng ngày một gia tăng.

* Công ty thường xuyên đầu tư cho lĩnh vực khai thác tác quyền. Phòng tác quyền của công ty hoạt động khá mạnh, với đầu sách mua tác quyền ngày càng một tăng lên. Doanh thu từ lượng sách mua tác quyền chiếm một tỉ lệ cao. Nhà xuất bản đã biết tận dụng uy tín thương hiệu của một Nhà xuất bản quốc gia để

tiến hành việc mua tác quyền được thuận lợi, tạo sự đồng cảm tốt cho tác gỉa để có thể mua được với giá thấp nhất.

*Các hoạt động nghiên cứu thị trường, yểm trợ xúc tiến bán hàng liên tục được đẩy mạnh. Công ty thường xuyên có mặt trong các đợt triển lãm, hội trợ sách trong nước và quốc tế. Cử các nhân viên nghiên cứu thị trường tìm tòi khảo sát thông tin về nhu cầu thị trường... Tất cả các hoạt động trên đã đem lại một kết quả kinh doanh khả quan cho Công ty.

* Sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Công ty, đặc biệt là ban Giám đốc cùng với tinh thần làm việc miệt mài cùng tất cả đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty.

2.4.2. Những tồn tại của Nhà xuất bản

Bên cạnh những ưu điểm trên Công ty vẫn còn những hạn chế mà Công ty cần có những giải pháp thích hợp để hạn chế tối đa những yếu kém, tồn tại chưa đạt được. Cụ thể:

- Số lượng sách nhiều nhưng vẫn còn nhiều đầu sách chưa thực sự hay. Dẫn đến tình trạng tiêu thụ chậm, lượng sách tồn kho vẫn còn nhiều.

- Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt, đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường còn thiếu trong khi đó năng lực chuyên môn bị hạn chế không có phương pháp nghiên cứu thị trường một cách khoa học và chính xác.

- Chất lượng lao động trong Công ty chưa cao, trình độ chưa đồng đều.

Trong khi đó sản phẩm của công ty phải vừa mang tính giáo dục, tính nghệ thuật, mang tầm tư tưởng,phẩm để kinh doanh. Rất khó để có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng vừa mang tớnh giáo dục, tớnh nghệ thuật, mang tầm tư tưởng, một lúc nên yêu cầu đối với trình độ của lực lượng lao động rất cao. Lực lượng lao động trong công ty chưa thực sự sáng tạo để đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại.

- Công tác quản lý phát hành chưa hiệu quả. Do mạng lưới phát hành rộng

nhưng số lượng đội ngũ nhân viên phát hành còn mỏng, mới chỉ có 6 người, chiếm 12% tổng số lao động toàn công ty. Do đó rất khó kiểm soát chi tiết mạng lưới. Nợ xấu, nợ khó đòi của phòng phát hành vẫn còn nhiều. Các đầu sách lại không ngừng tăng lên. Phòng phát hành chưa có phương pháp quản lý khoa học nhằm làm giảm lượng sách tồn kho và những khoản nợ khó đòi.

- Sự đầu tư máy móc công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác chế bản, vẽ bìa, ra phim màu cho bìa và tranh ảnh còn hạn chế. Các máy móc đang trong tình trạng lạc hậu không theo kịp với xu thế phát triển công nghệ xuất bản thế giới, vẫn còn thô sơ và lạc hậu, nên đã làm giảm năng suất lao động trong công ty, giảm chất lượng sản phẩm.

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân thuộc môi trường bên ngoài

- Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động. Giá giấy đột ngột tăng cao do sự khan hiếm của yếutố đầu vào.

nhà cung cấp bột giấy đã đẩy giá cung cấp bột giấy tăng mạnh, buộc các nhà sản xuất và phân phối giấy cũng phải tăng giá. Trong khi đó nhu cầu sử dụng giấy trong nước ngày càng tăng cao. Nạn đầu cơ tích trữ, cũng là một nguyên nhân khiến cho giá giấy trong nước tăng cao. Giá giấy tăng cao, cùng với nó là giá mực in và các nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến cho ngành xuất bản gặp nhiều khó khăn.

- Kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ lạm phát cao. Người dân thắt chặt chi tiêu. Sách trở thành hàng hóa xa xỉ trong khi người dân thực hiện biện pháp thắt chặt chi tiêu. Các sách in lậu, sách nhái, sách photo được ưu tiên nhiều hơn. Người tiêu dùng chưa thực sự ý thức được tác hại của sách giả, sách in lậu mà mới chỉ quan tâm đến vấn đề giá thành sao cho rẻ. Điều đó sẽ làm hạn chế sức tiêu thụ đối với sách thật, gây khó khăn cho những người làm chân chính.

- Do chính sách của nhà nước và của ngành Xuất bản vẫn còn nhiều bất cập.

Nghành xuất bản không được nhận bất cứ một hỗ trợ ưu đãi hay một quan tâm nào từ phía Nhà nước. Ngành xuất bản vừa phải phục vụ những nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó, nhưng lại phải vừa tự nuôi sống mình bằng chính hoạt động kinh doanh. Như vậy cùng một lúc Nhà xuất bản phải làm quá nhiều trọng trách, có phần mâu thuẫn với nhau, khó mà thực hiện được.

- Nạn in lậu trong nước vẫn phát triển có xu hướng ngày càng gia tăng.

Trong khi đó các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra cách giải quyết để hạn chế nên gây khó khăn, cản trở sự phát triển của các nhà xuất bản.

- Công ty lại gặp phải sự cạnh tranh của nhiều đối thủ trong ngành xuất bản.

Đặc biệt hiện nay, khi luật xuất bản đã cho phép tư nhân cùng tham gia xuất bản.

Các nhà sách tư nhân có nguồn vốn lớn, năng động nhanh nhạy đang thực sự là đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhà xuất bản. Một thực tế đã chứng minh, các nhà sách tư nhân đã làm ăn thực sự hiệu quả, với cơ chế thông thoáng, cung cách làm ăn hiện đại, tinh nhạy đang chiếm dần thị phần tiêu thụ của các Nhà xuất bản.

- Do các thói quen đọc sách trên mạng của người dân Việt Nam ngày càng phổ biến nên mọi người sẽ hạn chế việc mua bản sách in. Dân số Việt Nam hiện nay là hơn tám mươi triệu dân, trong khi đó mỗi cuốn sách in ra, trung bình chỉ in 2000 cuốn. Trong khi đó ở các nước khác tiêu biểu như Thái Lan trung bình mỗi cuốn sách họ in tới 10.000 cuốn. Điều này cho thấy sức tiêu thụ sách của Việt Nam chậm.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Do sự chỉ huy, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong thời gian qua tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa chủ động và kip thời. Thể hiện ở công tác tổ chức chưa khoa học, việc bố trí lao động chưa đúng người đúng việc, công tác bố trí cán bộ chưa hợp lý, luôn có sự luân chuyển trong thời gian ngắn

- Phòng phát hành của công ty vẫn hoạt động chưa hiệu quả. Nhân viên vẫn

còn thiếu sự năng động nhanh nhạy. Sách là một sản phẩm cũng mang tính thời vụ, vì vậy cần có những phán đoán thích hợp để có thời gian giảm gía thành hợp lý.

- Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa nhịp nhàng ăn khớp. Phòng tác quyền phải có sự phối hợp chặt chẽ với phòng biên tập và phòng phát hành để có thể hợp lý giữa nhu cầu thực tế của khách hàng về sản phẩm và nhu cầu mua tác quyền.

- Các biện pháp khuyến khích người lao động còn chưa nhiều, chưa đầy đủ nên chưa thực sự khơi gợi được hết tiềm năng và nhiệt huyết của người lao động.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến kết quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua.

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh sách ở Nhà xuất bản Văn học (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w