Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của NH phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Phú Thọ (Trang 20 - 26)

trọng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nếu thời gian và chi phí thẩm định càng lớn thì Ngân hàng sẽ mất đi nhiều cơ hội cho vay và lợi nhuận cũng giảm đi. Khác hàng với mong muốn vay được vốn càng nhanh càng tốt sẽ tìm tới những Ngân hàng có thời gian thẩm định ngắn hơn.

Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn không phải là chỉ tiêu phản ánh một cách chính xác hoàn toàn chất lượng thẩm định.

Bản thân ngân hàng thường không dựa quá nhiều vào chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng thẩm định của mình nhưng đối với Ngân hàng Nhà Nước và các nhà đầu tư thì chỉ tiêu này cũng phản ánh phần nào chất lượng tín dụng và là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư dễ dàng thu thập nhất thông qua các bản cáo bạch và báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại. Nợ quá hạn và tỉ lệ nợ quá hạn cao một phần nói lên chất lượng thẩm định tín dụng thấp và ngược lại chất lượng tín dụng cao thể hiện một phần ở tỉ lệ nợ quá hạn và nợ quá hạn thấp.

Ngoài ra các chỉ tiêu như dư nợ cuối kì, doanh số cho vay trong kỳ cũng phản án một phần chất lượng thẩm định tín dụng.

Tính khách quan trong hoạt động thẩm định: tính khách quan trong hoạt động thẩm định có ảnh hưởng rất nhiều đến tính chính xác của kết quả thẩm định. Một dự án không thể coi là có chất lượng thẩm định tốt nếu nó được phát hiện ra là không khách quan trong quá trình thẩm định.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng của Ngân hàng thương mại

Nhân tố chủ quan

Phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định khoa học giúp ích rất nhiều cho việc thẩm định. Nó không những đảm bảo tính chính xác của công tác thẩm định mà còn giúp giảm thiểu thời gian thẩm định. Thông thường khi thẩm định các cán bộ thường dùng các chỉ tiêu IRR, PP, PI… các chỉ tiêu này không giúp ích được nhiều cho các cán bộ tín dụng có thể dự đoán được rủi ro

do biến động của thị trường. Các cán bộ thẩm định cần áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy để có thể ước lượng được rủi ro một cách chính xác hơn.

Thông tin và việc xử lý thông tin

Việc thu thập thông tin là hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định. Các thông tin thu thập có ảnh hưởng quyết định đến sự chính xác của các chỉ tiêu qua đó quyết định đến sự chính xác của kết quả thẩm định. Không tìm hiểu đầy đủ các thông tin của khách hàng có thể dẫn đến sai lầm trong thẩm định nhưng việc thu thập các thông tin nhưng xử lý các thông tin đó không khoa học cũng không mang lại hiệu quả cao đôi khi lại làm tăng chi phí thẩm định và thời gian thẩm định. Các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm luôn biết tìm các thông tin và xử lý thông tin cần thiết. Do vậy việc thu thập và xử lý thông tin hiệu quả hay không có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thẩm định.

Nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định là những công việc cụ thể trong quá trình thẩm định mà nhân viên thẩm định phải tiến hành. Nội dung thẩm định của từng dự án không hoàn toàn giống nhau mà phụ thuộc vào từng dự án cụ thể như dự án thuộc ngành nào, dự án là ngắn hạn hay dài hạn. Việc quyết định nội dung thẩm định hoàn toàn là do cán bộ thẩm định quyết định. Nội dung thẩm định phải đảm bảo thẩm định được các thông số cơ bản làm cơ sở để đưa đến quyết định cho vay cuối cùng của Ngân hàng. Việc thẩm định thiếu một nội dung nào có thể thay đổi hoàn toàn kết quả thẩm định nhưng ngược lại thẩm định thừa một nội dung không cần thiết sẽ làm tăng thời gian và chi phí thẩm đinh.

Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định (hay chuyên viên thẩm định của ngân hàng)

Mục tiêu sau cùng của thẩm định tín dụng là rút ra kết luận về khả năng thu hồi nợ để quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng và quyết định vay là hai khâu riêng biệt nhưng lại có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng.

Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng phê duyệt quyết định cho vay. Do vậy chất lượng công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay mà nhân tố con người giữ vai trò quyết định trong

công tác thẩm định tín dụng. Thông thường những khoản vay dài hạn hoặc những khoản vay có giá trị lớn đòi hỏi công tác thẩm định phải được thực hiện chi tiết và kĩ lưỡng hơn những khoản vay ngắn hạn hoặc những khoản vay có giá trị nhỏ. Các hợp đồng vay có giá trị và đòi hỏi tính pháplý cao yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm mới có thể đảm bảo được việc thẩm định một cách chính xác. Cũng cần phải lưu ý rằng, khi thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng thường đứng trước thử thách là phải làm việc và đối phó với kế toán trưởng hoặc nhân viên kế toán giỏi của doanh nghiệp. Do đó, trình độ của cán bộ tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong khâu thẩm định. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tiễn và sự dày dạn trong công việc đóng vai trò quyết định đối với sự thành công hay thất bại của công tác thẩm định. Ngoài trình độ của các cán bộ tín dụng thì đạo đức nghề nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nó quyết định đến việc đánh giá, xem xét, thẩm định một cách khách quan của cán bộ tín dụng. Không loại trừ một số trường hợp cán bộ tín dụng vì mục đích riêng hay tư lợi cá nhân mà cố tình chấp nhận một dự án mặc dù trên thực tế nếu được xem xét một cách khách quan bởi các cán bộ tín dụng có trình độ thì dự án đó không được chấp nhận.

Tổ chức điều hành và chiến lược khách hàng của Ngân hàng

Việc tổ chức điều hành trong công tác thẩm định quyết định đến hiệu quả làm việc của từng nhân viên tín dụng nói riêng và của cả phòng tín dụng nói chung. Các cán bộ tín dụng được phân công thẩm định các dự án trong lĩnh vực mà mình đã có kinh nghiệm thẩm định nhiều sẽ thực hiện tốt công việc của mình với thời gian và chi phí thấp hơn các cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Do đó, chất lượng thẩm định của các dự án đó cũng cao hơn. Việc phân công công việc để tạo điều kiện cho các nhân viên chưa có kinh nghiệm được học hỏi kinh nghiệm các cán bộ đã có kinh nghiệm sẽ giúp chất lượng tín dụng chung của toàn Ngân hàng tốt hơn trong tương lai.

Chiến lược khách hàng của Ngân hàng tốt sẽ giúp cho Ngân hàng tạo lập được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều đối tượng khách hàng, hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực. Điều này không

những giúp cho ngân hàng có nhiều cơ hội đầu tư, cho vay kiếm lợi nhuận hơn mà còn là cơ sở để Ngân hàng nắm bắt được tình hình thị trường, là cơ sở để Ngân hàng thu thập được nhiều thông tin giúp ích cho việc thẩm định các dự án. Các Ngân hàng trong mỗi một thời kỳ đều có chiến lược khách hàng riêng, thay đổi theo sự phát triển của thị trường cũng đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải tự trang bị các kiến thức về những ngành nghề, lĩnh vực mà Ngân hàng chú trọng hay ưu tiên đầu tư hoặc ưu đãi cho vay, tự nâng cao năng lực của mình => nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định của Ngân hàng => nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của Ngân hàng.

Nhân tố khách quan

Trình độ và kinh nghiệm của người lập dự án:

Khi thẩm định tín dụng các cán bộ tín dụng cần lưu ý đến các sai sót chủ quan lẫn khách quan của người lập dự án. Các sai sót khách quan có thể do trình độ và kinh nghiệm của người lập dự án còn hạn chế. Sự hạn chế này có thể đưa ra những số liệu và triển vọng không chính xác của dự án. Các sai sót chủ quan thường thấy khi người lập dự án vì quá mong muốn đầu tư hoặc vì áp lực phi kinh tế nào đó đã thổi phồng doanh thu hay dồn ép chi phí để có được kết quả như mong muốn khiến cho hiệu quả tài chính của dự án “quá đẹp” để Ngân hàng dễ dàng chấp nhận cho vay đối với dự án đó. Dù là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan của người lập dự án thì đều làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn khi phải đối phó với những người lập dự án có trình độ hiểu biết chuyên sâu về tài chính và có khả năng “tiêu chuẩn hóa” dự án.

Sự biến động của thị trường:

Đây là một nhân tố bất khả kháng và nằm ngoài sự kiểm soát của cán bộ tín dụng cũng như Ngân hàng. Một dự án kinh doanh được thẩm định là khả thi; có hiệu quả kinh tế cao và được Ngân hàng chấp nhận cho vay vào một thời điểm này song do biến động trên thị trường kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng có thể làm cho doanh thu thực tế của dự án không được cao như kỳ vọng hay do biến động cung cầu làm cho gia tăng giá

cả nguyên vật liệu đầu vào khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ, thậm chí có thể phá sản. Điều này khiến cho các cán bộ tín dụng gặp khó khăn trong quá trình ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng vì đây là những biến động không dễ dự đoán được. Sự biến động của thị trường cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn lãi suất chiết khấu sử dụng khi thẩm định các dự án dài hạn. Việc lựa chọn lãi suất chiết khấu không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến việc xác định dòng tiền của dự án kéo theo ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm kiếm được cơ hội đầu tư cho riêng mình. Việc giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà cũng giúp cho không chỉ Ngân hàng mà các nhà đầu tư rút ngắn được thời gian thực hiện các thủ tục đó và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Một môi trường pháp lý chặt chẽ cũng hạn chế các tiêu cực và quy định nghĩa vụ pháp lý khi các doanh nghiệp, tổ chức tài chính công bố thông tin, làm tăng tính minh bạch, chính xác khi lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính… giúp cho Ngân hàng giảm thiểu được chi phí thẩm định và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Ngược lại, sẽ làm Ngân hàng mất nhiều thời gian và chi phí hơn để thẩm định các thông tin này làm giảm chất lượng thẩm định tín dụng của Ngân hàng.

Trang thiết bị và công nghệ hiện đại

Trang thiết bị và công nghệ hiện đại là nhân tố kích thích, nâng cao hiệu quả làm việc của các cán bộ thẩm định để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng chung của ngân hàng. Ngân hàng được trang bị công nghệ hiện đại sẽ giúp cho cán bộ tín dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin, tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho công tác thẩm định. Trang thiết bị và công nghệ mà Ngân hàng sử dụng cũng là bộ mặt của ngân hàng, các khách hàng khi đến Ngân hàng sẽ thấy tin tưởng hơn vào Ngân hàng và quyết định vay vốn, doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên một phần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

Các chính sách vĩ mô của Chính Phủ:

Các chính sách của Chính Phủ gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng một cách gián tiếp thông qua việc tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Ví dụ như chính phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc hỗ trợ lãi suất cho tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh thì các Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng, đã được Ngân hàng chấp nhận, được Chính Phủ khuyến khích sẽ nhận được nhiều thuận lợi và ưu đãi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các Doanh nghiệp này sẽ thuận lợi hơn trong việc kinh doanh và khả năng trả nợ cũng cao hơn và chất lượng thẩm định đối với các dự án này cũng tốt. Ngược lại, các Doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực mà nhà nước hạn chết sẽ gặp khó khăn hơn trong việc gia tăng lợi nhuận và khả năng trả nợ cũng giảm sút. Nếu xấu hơn có thể không trả được nợ đúng hạn dẫn đến việc gia tăng nợ tồn đọng của Ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc chất lượng thẩm định tín dụng bị giảm sút.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của NH phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Phú Thọ (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w