CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MHB
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Ngoại MHB- Chi nhỏnh Phú Thọ
Như đã chỉ ra ở trên, thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay trong khi thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó, thẩm định tín dụng, dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên môn đến đâu cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Không ai có thể đảm bảo chắc chắn việc thu hồi nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi. Vì vậy em xin đưa ra một số giải pháp sau:
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các điều kiện như: Trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Để đỏp ứng yờu cầu này, cỏc Ngõn hàng MHB - Chi nhỏnh Phú Thọ cần tập trung vào một số vấn đề như việc tuyển dụng cán bộ; bồi dưỡng cán bộ và chính sách đãi ngộ. Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần trách nhiệm vươn lên, tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Cụ thể, ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp như sau:
- Tuyển chọn một số cán bộ ngành kỹ thuật rồi về đào tạo thêm nghiệp vụ Ngân hàng. Giải pháp này xuất phát từ thực tế là khi thẩm định các dự án, cán bộ thẩm định phải thực hiện vai trò của một cán bộ kĩ thuật mà lĩnh vực ngành nghề phải thẩm định thì vô cùng đa dạng. Do đó, các cán bộ ngành kỹ thuật được đào tạo về Ngân hàng sẽ có thể đưa ra được những đánh giá chính xác, đồng thời là cầu nối giữa Ngân hàng với các chuyên gia trên lĩnh vực đó.
- Kết hợp đào tạo với các trường đại học để có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại trung tâm đào tạo của VCB để nâng cao kinh nghiệm và kiến thức thực tế cho nhân viên mới tuyển dụng. Với chính sách này, cán bộ Ngân hàng đã có kinh nghiệm sẽ là người bổ sung kiến thức thực tế cho sinh viên mới được tuyển dụng, tạo điều kiện cho họ tìm hiểu kiến thức thực tế một cách hiệu quả hơn.
- Đối với đội ngũ cán bộ thẩm định đã làm việc tại Ngân hàng thì điều quan trọng là các cán bộ cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt công việc được giao. Chính vì vậy, Ngân hàng phải có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng phải yêu cầu mỗi cán bộ thẩm định phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý
thức trách nhiệm công việc. Có như vậy, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý.
- Ngoài ra, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác. Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người.
- Nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, tận dụng kinh nghiệm, kiến thức của những người đi trước, Ngõn hàng MHB - Chi nhỏnh Phú Thọ nờn phát động phong trào nghiên cứu khoa học, qua đó tập hợp các đề xuất, ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong toàn hệ thống.
Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch chung, Ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cho công tác thẩm định và có tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm.
3.2.2. Chuyên môn hóa công tác thẩm định theo các lĩnh vực ngành nghề
Hiện nay, trong điều kiện Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO thì các ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Các dự án đầu tư cũng đa dạng về ngành nghề, đối tượng và thành phần tham gia do đó hoạt động cho vay hay tài trợ các dự án đầu tư cũng ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Các cán bộ thẩm định cũng vì thế mà không thể nắm bắt được toàn bộ các dự án thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy giải pháp chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo lĩnh vực hoặc theo một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định là hoàn toàn khả thi và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng. Việc chuyên môn hóa theo lĩnh vực, ngành nghề cụ thể sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể tập trung đi sâu, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến ngành nghề đó và đánh giá được về mặt phương diện kỹ thuật thuận tiện cho việc lượng hóa các chỉ tiêu.
Ngoài ra, song song với việc chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo
các quy trình, các tiêu chuẩn thẩm định để phù hợp với từng loại dự án khác nhau. Mỗi dự án, mỗi hồ sơ xin vay vốn có sự khác biệt về lĩnh vực, ngành nghề công nghệ, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, quy mô cũng như có mức độ rủi ro khác nhau bởi vậy Ngân hàng có thể lập ra các tiêu chuẩn thẩm định tập trung vào một số ngành cho vay truyền thống của Ngân hàng.
3.3.3. Rút ngắn thời gian thẩm định
Giảm thiểu thời gian thẩm định không chỉ giúp cho cán bộ tín dụng nâng cao hiệu quả công việc mà còn giúp cho Ngân hàng thu hút được các khách hàng lớn (thời gian thẩm định ngắn đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư không bị mất đi cơ hội kinh doanh) và làm giảm bớt một phần chi phí thẩm định. Do đó Ngân hàng có thể:
- Lập ra các bảng mẫu tính nhanh các chỉ tiêu phục vụ cho công tác thẩm định như các bảng mẫu tính NPV, IRR, BEP, ROA, ROE… và lập các bảng mẫu tính các chỉ tiêu riêng phục vụ cho công tác thẩm định các ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Giải pháp này giúp cho cán bộ thẩm định giảm thiểu được thời gian tính toán, nhập số liệu để tính toán.
- Các khách hàng khi lập báo cáo thường gửi tài liệu cho Ngân hàng dưới dạng văn bản bằng giấy do vậy khi muốn thẩm định các cán bộ thẩm định thường xuyên phải mất thời gian để nhập các số liệu vào máy tính để tính toán. Để giảm thiểu được khoản thời gian không cần thiết này Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng nộp thêm bản mềm, các văn bản như báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản… sẽ được cung cấp thêm một bản dưới dạng file Excel. Cán bộ tín dụng sẽ có thể trực tiếp kiểm tra, tính toán trên máy và dể dàng điều chỉnh sửa đổi khi được khách hàng cung cấp thêm thông tin.
3.2.4. Sử dụng hợp lý các chỉ tiêu tài chính cũng như phương pháp đánh giá
- Ngân hàng cần phải đảm bảo tính chuẩn mực trong nội dung và quy trình thẩm định. Ví dụ như: các văn bản liên quan được ban hành cần phải có hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ, chi tiết, có hệ thống khoa học và phải không ngừng hoàn thiện, cập nhật thông tin, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn công tác thẩm định cũng như yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế.
- NPV là một chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất mà các cán bộ thẩm định quan tâm khi tiến hành thẩm định. Để đánh giá chính xác được chỉ tiêu NPV cần phải đánh giá chính xác được dòng tiền thực của dự án. Do vậy khi tiến hành tính toán chỉ tiêu NPV cán bộ thẩm định phải chú ý đến việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của dự án (bởi vì chỉ có báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới phản ánh một cách xác thực nhất dòng tiền vào- ra của dự án). Để làm được điều này các cán bộ thẩm định phải tiến hành các bước sau: dự tính luồng tiền của dự án, xem xét toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (xem xét hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai, nghiên cứu xu hướng phát triển của doanh nghiệp, của ngành). Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng thẩm định các chỉ tiêu tài chính thì cán bộ thẩm định nên căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của dự án và xem xét chính sách hoạt động của dự án để xác định mối quan hệ giữa doanh thu và khoản thu, chi phí và khoản chi của từng lĩnh vực, ngành nghề; xác định chính sách cho vay của Ngân hàng (có cho trả chậm hay không, thời gian ân hạn là bao nhiêu năm…). Thẩm định chính xác chỉ tiêu NPV còn giúp cho Ngân hàng tránh được việc cho vay các dự án chỉ khả thi về mặt tài chính trên giấy tờ nhưng khi hoạt động thì lại không mang lại hiệu quả về mặt tài chính, không hoàn trả được vốn vay cho Ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng.
- Ngân hàng cũng nên xem xét đến dòng tiền của chủ đầu tư chứ không chỉ xem xét đến dòng tiền của tổng vốn đầu tư. Việc xác định dòng tiền dựa trờn quan điểm của nhà đầu tư sẽ cho thấy một cỏch rừ ràng hơn hơn hiệu quả tài chính đem lại cho chủ đầu tư khị thực hiện dự án (dòng tiền trên quan điểm của chủ đầu tư khác với dòng tiền trên quan điểm của Ngân hàng: phần vốn vay của Ngân hàng được coi là dòng tiền vào hay khoản thu của dự án còn khoản trả nợ gốc và lãi được coi là dòng tiền ra hay khoản chi của dự án. Với việc xem xét này cán bộ thẩm định có thể tư vấn cho chủ đầu tư về việc sử dụng bao nhiêu phần trăm vốn tài trợ dự án là vốn của chủ và những lợi ích mà chủ đầu tư sử dụng vốn chủ.
- Đối với việc phân tích độ nhạy: trong việc phân tích độ nhạy Ngân hàng nên chú trọng đến việc đưa ra các nhận định cho các kết quả đánh giá về
mức độ rủi ro của dự án để có những biện pháp cần thiết để quản lý các yếu tố tác động đến chỉ tiêu hiệu quả, phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng cũng cần quan tâm đến việc thu thập và xây dựng các cơ sở dữ liệu liên quan đến các dự án, lập hồ sơ theo dừi thường xuyờn, thống kờ, lưu trữ số liệu theo từng lĩnh vực đầu tư.
- Trong quá trình phân tích rủi ro của dự án thì bên cạnh việc phân tích độ nhạy ngân hàng có thể sử dụng thêm các phương pháp phân tích tình huống, phương pháp mô phỏng Monte Carlo…
3.2.5. Sử dụng phương pháp chuyên gia
Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR cán bộ tín dụng phải giả định rằng doanh thu và chi phí của dự án đều được thực thu bằng tiền.
Việc giả định này nhiều khi làm cho chỉ tiêu như NPV, IRR không còn phản ánh chính xác dòng tiền thực của dự án. Để khắc phục điểm hạn chế này Ngân hàng nên sử dụng phương pháp chuyên gia phục vụ cho công tác nghiên cứu và đánh giá thị trường cũng như công nghệ của dự án để có những thông số chính xác (giá thành sản phẩm, công suất của dự án cũng như dự báo nhu cầu của thị trường...) cho việc đánh giá khả năng thu lợi của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này. Ngân hàng chỉ nên sử dụng phương pháp chuyên gia trong trường hợp ngành nghề cho vay thuộc lĩnh vực các ngành “không chuyên” của Ngân hàng, chịu nhiều tác động của khoa học kỹ thuật, thời gian cho vay dài vì chi phí để sử dụng phương pháp này thường là lớn. Đối với các dự án dài hạn mà cán bộ thẩm định không thu thập được các thông tin tin cậy cần thiết và thời gian nhanh thì Ngân hàng có thể lựa chọn các chuyên gia có trình độ, nắm bắt được tình hình thực tế của ngành nghề đó để có được những nhận định xác đáng cho việc thẩm định của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo được tính khách quan cà chính xác hơn cho công tác thẩm định.
3.2.6. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin
Theo xu thế chung các Ngân hàng ngày càng phải tiến hành thẩm định các dự án với quy mô và tính rủi ro cao hơn. Các cán bộ tín dụng cũng phải
giải quyết nhiều công việc nên hiện đại hóa công nghệ thông tin nói chung và chú ý đến hiện đại hóa công nghệ thẩm định nói riêng để thẩm định chính xác hiệu quả tài chính của dự án vừa đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng vừa nâng cao tính cạnh tranh trong việc cấp tín dụng. Ngân hàng cũng nên tập trung vào việc nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm đánh giá hiệu quả tài chính của dự án vào công tác thẩm định để qua giai đoạn áp dụng thử có thể đưa vào áp dụng trong phạm vi rộng rãi.
Bên cạnh việc trang bị thiết bị cho công tác thẩm định thì Ngân hàng cũng cần chú ý tới việc đầu tư công nghệ, trang thiết bị cho các bộ phận khác có liên quan, phục vụ trực tiếp cũng như gián tiếp cho công tác thẩm định chẳng hạn như trang bị các phần mềm quản lý tài sản, phần mềm kế toán kiểm toán cho bộ phận kế toán Ngân hàng và bộ phận quản lý thu chi ngân quỹ...
Ngoài ra thông tin còn là cơ sở rất quan trọng cho công tác thẩm định. Việc thu thập được các thông tin chính xác giúp cho Ngân hàng khắc phục được vấn đề thông tin không cân xứng, điều này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro. Do đó, Ngân hàng cần có biện pháp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin khoa học giúp cho việc đánh giá đúng hiệu quả dự án đầu tư. Cụ thể Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như:
- Ngân hàng nên có một bộ phận chuyên thu thập và xử lý thông tin phục vụ trực tiếp cho quá trình thẩm định cũng như các thông tin thị trường, tham khảo có liên quan giúp cho Ngân hàng có thể thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Bộ phận này không chỉ có nhiệm vụ lưu trữ, thu thập và xử lý mà còn phải thường xuyên cập nhật các thông tin có liên quan như: thông tin về tính năng đặc điểm hoạt động của máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, các thông tin về biến động giá cả, chính sách xuất nhập khẩu và đầu tư của Nhà nước...
- Ngân hàng cũng cần tổ chức lữu trữ thông tin một cách khoa học theo lĩnh vực ngành nghề cụ thể, tăng cường hệ thống thông tin nội bộ để giảm thiểu rủi ro đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ thẩm định.
3.2.7. Cung cấp các dịch vụ “trọn gói” cho khách hàng
Ngân hàng nên cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như thanh toán séc, quản trị tiền mặt, dịch vụ quản lý ngân quỹ… Cung cấp các dịch vụ này ngõn hàng sẽ cú cơ sở để theo dừi dũng tiền vào-ra của khỏch hàng từ đú cú thể dự báo chính xác dòng tiền của khách hàng, đó là cơ sở để cán bộ thẩm định tư vấn cho khách hàng lập dự án phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Dịch vụ kiểm toán cũng nên được chú trọng vì cung cấp dịch vụ này Ngân hàng ngoài việc thu được phí kiểm toán mà còn có các cán bộ có chuyên môn về kiểm toán thường xuyên kiểm tra các hoạt động của khách hàng=> hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng => có được những kết luận chính xác hơn về độ tin cậy của khách hàng. Bên cạnh đó cung cấp các dịch vụ tư vấn cũng rất có lợi cho Ngân hàng trong công tác thẩm định sau này vì cung cấp các dịch vụ tư vấn giúp cho Ngân hàng có được nguồn thông tin không ít từ ngay phía các khách hàng đến tư vấn.
Để đảm bảo tư vấn tốt cho khách hàng, thì Ngân hàng cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về quản trị tài chính doanh nghiệp.
Với dịch vụ tư vấn, Ngân hàng cung cấp cho khách hàng các tư vấn về mặt chuyên môn trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các vấn đề về tài chính doanh nghiệp, tính toán và lập các báo cáo tài chính. Bởi vậy Ngân hàng cần chú trọng phát triển bộ phận tư vấn với các nhân viên tư vấn chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn để có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời giúp họ thấy được tiềm lực của Ngân hàng, đó là cách thu hút khách hàng có chất lượng. Thực hiện tốt điều này Ngân hàng sẽ có cơ hội tiếp cận thêm được các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
3.2.8. Đẩy mạnh hợp tác phát triển trên lĩnh vực thẩm định
Đối với hoạt động cho vay dự án Ngân hàng không phải lúc nào cũng có thể đáp ứng được hết nhu cầu vốn của khách hàng do quy mô của Ngân hàng không đủ cũng như tâm lý ngại rủi ro cao của bản thân các Ngân hàng bởi vậy một biện pháp các Ngân hàng thường sử dụng để “san sẻ rủi ro” là kêu gọi đồng tài trợ, hoạt động sẽ giúp cho việc kết hợp các mặt mạnh cũng như kinh nghiệm, lợi thế của các Ngân hàng. Trong quá trình kết hợp, các cán